Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Quy tắc chuyển đổi giữa IPv4 và IPv6: Dual Stack

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Quy tắc chuyển đổi giữa IPv4 và IPv6: Dual Stack

    Chuyển đổi sử dụng từ mạng IPv4 sang mạng IPv6 không phải là một công việc dễ dàng hay có thể thực hiện ngay được. Trong trường hợp thủ tục IPv6 đã được chuẩn hóa, hoàn thiện và hoạt động tốt, việc chuyển đổi có thể được thúc đẩy thực hiện trong một thời gian nhất định đối với một mạng nhỏ, mạng của một tổ chức. Tuy nhiên khó có thể thực hiện ngay được với một mạng lớn. Đối với INTERNET toàn cầu, việc chuyển đổi ngay lập tức từ IPv4 sang IPv6 là một điều không thể.

    Hình 1: Sự chuyển đổi giữa mạng IPv4 và IPv6

    Địa chỉ IPv6 được phát triển khi IPv4 đã được sử dụng rộng rãi, mạng lưới IPv4 Internet đã hoàn thiện và hoạt động ổn định. Trong quá trình triển khai thế hệ địa chỉ IPv6 trên mạng Internet, không thể có một thời điểm nhất định nào đó mà địa chỉ IPv4 bị hủy bỏ, IPv6 và IPv4 sẽ phải cùng tồn tại trong một thời gian rất dài. Trong quá trình phát triển của mình, các kết nối IPv6 sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4.
    Do vậy cần có những công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6. Phần này sẽ giới thiệu ba công nghệ chuyển đổi được sử dụng phổ biến hiện nay là :
    • Dual Stack : Cho phép IPv4 và IPv6 cùng hoạt động trong một thiết bị mạng.
    • Tunnelling : Công nghệ đường hầm, sử dụng cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để
    truyền tải gói tin IPv6, phục vụ cho kết nối IPv6.
    • NAT-PT : Thực chất là một dạng thức công nghệ NAT, cho phép thiết bị chỉ hỗ
    trợ IPv6 có thể giao tiếp với thiết bị chỉ hỗ trợ IPv4.

    2. Dual stack
    Dual-stack là hình thức thực thi TCP/IP bao gồm cả tầng IP của IPv4 và IP của IPv6. Thiết bị hỗ trợ cả 2 giao thức IPv4 và IPv6, cho phép hệ điều hành hay ứng dụng lựa chọn một trong hai giao thức cho từng phiên liên lạc (Theo tiêu chuẩn mặc định là ưu tiên cho IPv6 ở nơi có thể sử dụng IPv6).

    Hình 2: Mô hình Dual – stack

    Rất nhiều ứng dụng và thiết bị hiện nay hoạt động dual-stack, ví dụ : hệ điều hành Windows, Linux, hệ điều hành trên các thiết bị định tuyến Cisco, Juniper…
    • Dual-stack trong hệ điều hành Windows :
    Thực tế, thủ tục IPv6 trong hệ điều hành Windows chưa phải là dual-stack đúng nghĩa.Driver của thủ tục IPv6 (tcpip6.sys) chứa hai thực thi tách biệt của TCP/UDP.
    Hình 3: Dual-stack trong Windows

    • Dual-stack trong Cisco:
    Trên router Cisco, nếu đồng thời được cấu hình cả hai dạng địa chỉ IPv4 và IPv6 trong cùng một interface thì nó sẽ hoạt động dual-stack.

    Hình 4: Dual-stack trong Cisco

    Nguyễn Đình Việt – VnPro
    Phạm Thanh Đông Khê
    Email: dongkhe@vnpro.org
    Hãy share hoặc like nếu thông tin hữu ích!
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
    Tel: (08) 35124257 (5 lines)
    Fax: (08) 35124314

    Home Page: http://www.vnpro.vn
    Forum: http://www.vnpro.org
    Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
    LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Videos: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog
    FB: http://facebook.com/VnPro
Working...
X