Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Công nghệ IPv6

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Công nghệ IPv6

    Sinh viên thực hiện: Lê Trung Trực
    CHƯƠNG 1.SỰ HẠN CHẾ CỦA IPv4 VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA IPV6

    1.1 Những hạn chế của IPv4

    • IPv4 hỗ trợ trường địa chỉ 32 bit, IPv4 ngày nay hầu như không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mạng Internet, cụ thể là vấn đề thiếu hụt địa chỉ trong tương lai gần
    • Cấu trúc định tuyến không hiệu quả: Địa chỉ IPv4 có cấu trúc định tuyến vừa phân cấp, vừa không phân cấp.Mỗi bộ định tuyến (router) phải duy trì bảng thông tin định tuyến lớn, đòi hỏi router phải có dung lượng bộ nhớ lớn. IPv4 cũng yêu cầu router phải can thiệp xử lý nhiều đối với gói tin IPv4, ví dụ thực hiện phân mảnh, điều này tiêu tốn CPU của router và ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý (gây trễ, hỏng gói tin).
    • Hạn chế về tính bảo mật và kết nối đầu cuối – đầu cuối: Trong cấu trúc thiết kế của IPv4 không có cách thức bảo mật nào đi kèm.IPv4 không cung cấp phương tiện hỗ trợ mã hóa dữ liệu. Kết quả là hiện nay, bảo mật ở mức ứng dụng được sử dụng phổ biến, không bảo mật lưu lượng truyền tải giữa các máy. Nếu áp dụng IPSec (Internet Protocol Security) là một phương thức bảo mật phổ biến tại tầng IP, mô hình bảo mật chủ yếu là bảo mật lưu lượng giữa các mạng, việc bảo mật lưu lượng đầu cuối – đầu cuối được sử dụng rất hạn chế.

    1.2 So sánh IPv4 và IPv6




    1.3 Sự ra đời của IPv6

    Như chúng ta đã biết, hệ thống địa chỉ IPv4 hiện nay không có sự thay đổi về cơ bản kể từ khi được cấp phát vào năm 1981. Qua thời gian sử dụng đến nay , dưới sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ về công nghệ thông tin, mạng máy tính và internet cũng phát
    triển mạnh mẽ đã dẫn đến sự cạn kiệt của địa chỉ IPv4. Bên cạnh nhu cầu về dung lượng thuê bao tăng lên, thì còn có nhu cầu về:
    • Phương thức cấu hình đơn giản
    • Nhu cầu bảo mật tốt hơn.
    • Nhu cầu hỗ trợ về truyền dữ liệu thời gian thực hay ta còn gọi là chất lượng dịch vụ(Qos).


    Hình 1.1: Dạng IPv4


    Do các nhu cầu kể trên được đòi hỏi dẫn đến sự ra đời của IPv6 với các đặc điểm đáp ứng yêu cầu đề ra như là:
    • Cung cấp không gian địa chỉ cực kì lớn
    • Phương thức cấu hình đơn giản và hoàn toàn tự động không cần có DHCP server
    • Có sẵn thành phần bảo mật (built-in security)
    • Cung cấp giải pháp định tuyến (routing) và định vị địa chỉ(addressing) hiệu quả hơn
    • Hỗ trợ giải pháp chuyển giao ưu tiên (prioritized delivery) trong routing
    • Có khả năng mở rộng dễ dàng thông qua việc cho phép tạo thêm header ngay sau IPv6 packet header


    Hình 1.2: Dạng IPv6


    Với những ưu điểm trên của IPv6 cho chúng ta thấy được lí do tại sao IPv6 sẽ được đưa vào áp dụng trong hệ thống mạng của chúng ta. Để hiểu rõ thêm về loại địa chỉ mới này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc của IPv6 ở phần tiếp theo.

    Lâm Văn Tú
    Email :
    cntt08520610@gmail.com
    Viet Professionals Co. Ltd. (VnPro)
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel: (08) 35124257 (5 lines)
    Fax (08) 35124314
    Tập tành bước đi....



  • #2
    bài viết khá chi tiết

    Comment

    Working...
    X