Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tại sao phải sử dụng firewall?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại sao phải sử dụng firewall?



    1. Tại sao phải sử dụng Firewall?

    Internet ra đời đã đem lại nhiều lợi ích rất lớn cho con người, nó là một trong những nhân tố hàng đầu góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của cả thế giới và có thể nói Internet đã kết nối mọi người tới gần nhau hơn. Chính vì một khả năng kết nối rộng rãi như vậy mà các nguy cơ mất an toàn của mạng máy tính rất lớn. Đó là các nguy cơ bị tấn công của các mạng máy tính, tấn công để lấy dữ liệu, tấn công nhằm mục đích phá hoại làm tê liệt cả một hệ thống máy tính lớn, tấn công thay đổi cơ sở dữ liệu …

    Trước những nguy cơ đó, vấn đề đảm bảo an toàn cho mạng máy tính trở nên rất cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Các nguy cơ bị tấn công ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Đã có nhiều giải pháp bảo mật cho mạng máy tính được đưa ra như dùng các phần mềm, chương trình để bảo vệ tài nguyên, tạo những tài khoản truy xuất mạng đòi hỏi có mật khẩu … nhưng những giải pháp đó chỉ bảo vệ một phần mạng máy tính mà thôi, một khi những kẻ phá hoại mạng máy tính đã thâm nhập sâu hơn vào bên trong mạng thì có rất nhiều cách để phá hoại hệ thống mạng. Vì vậy đã đặt ra một yêu cầu là phải có những công cụ để chống sự xâm nhập mạng bất hợp pháp ngay từ bên ngoài mạng, đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của Firewall (Tường lửa).

    Một Firewall có thể lọc các lưu lượng Internet nguy hiểm như hacker, các loại sâu, và một số loại virus trước khi chúng có thể gây ra trục trặc trên hệ thống. Ngoài ra, Firewall có thể giúp cho máy tính tránh tham gia các cuộc tấn công vào các máy tính khác mà không hay biết. Việc sử dụng một Firewall là cực kỳ quan trọng đối với các máy tính luôn kết nối Internet, như trường hợp có một kết nối băng thông rộng hoặc kết nối DSL/ADSL.

    Một Firewall gồm có ít nhất hai giao diện mạng: Chung và riêng, giao diện chung kết nối với Internet, là phía mà mọi người có thể truy cập, giao diện riêng là phía mà chứa các dữ liệu được bảo vệ. Trên một Firewall có thể có nhiều giao diện riêng tuỳ thuộc vào số đoạn mạng cần được tách rời. Ứng với mỗi giao diện có một bộ quy tắc bảo vệ riêng để xác định kiểu lưu thông có thể qua từ những mạng chung và mạng riêng. Firewall cũng có thể làm được nhiều việc hơn và cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn.

    Thông thường nhà quản trị mạng sử dụng Firewall như một thiết bị đầu nối VPN, máy chủ xác thực hoặc máy chủ DNS. Tuy nhiên như bất kì một thiết bị mạng khác, nhiều dịch vụ hoạt động trên cùng một máy chủ thì các rủi ro càng nhiều. Do đó, một Firewall không nên chạy nhiều dịch vụ.

    2. Mục đích của Firewall

    Với Firewall, người sử dụng có thể yên tâm đang được thực thi quyền giám sát các dữ liệu truyền thông giữa máy tính của họ với các máy tính hay hệ thống khác. Có thể xem Firewall là một người bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra "giấy thông hành" của bất cứ gói dữ liệu nào đi vào máy tính hay đi ra khỏi máy tính của người sử dụng, chỉ cho phép những gói dữ liệu hợp lệ đi qua và loại bỏ tất cả các gói dữ liệu không hợp lệ.

    Các giải pháp Firewall là thực sự cần thiết, xuất phát từ chính cách thức các dữ liệu di chuyển trên Internet. Giả sử gửi cho người thân của mình một bức thư thì để bức thư đó được chuyển qua mạng Internet, trước hết phải được phân chia thành từng gói nhỏ. Các gói dữ liệu này sẽ tìm các con đường tối ưu nhất để tới địa chỉ người nhận thư và sau đó lắp ráp lại (theo thứ tự đã được đánh số trước đó) và khôi phục nguyên dạng như ban đầu.

    Việc phân chia thành gói làm đơn giản hoá việc chuyển dữ liệu trên Internet nhưng có thể dẫn tới một số vấn đề. Nếu một người nào đó với dụng ý không tốt gửi tới một số gói dữ liệu, nhưng lại cài bẫy làm cho máy tính của không biết cần phải xử lý các gói dữ liệu này như thế nào hoặc làm cho các gói dữ liệu lắp ghép theo thứ tự sai, thì có thể nắm quyền kiểm soát từ xa đối với máy tính của và gây nên những vấn đề nghiêm trọng.

    Kẻ nắm quyền kiểm soát trái phép sau đó có thể sử dụng kết nối Internet của để phát động các cuộc tấn công khác mà không bị lộ tung tích của mình. Firewall sẽ đảm bảo tất cả các dữ liệu đi vào là hợp lệ, ngăn ngừa những người sử dụng bên ngoài đoạt quyền kiểm soát đối với máy tính của bạn. Chức năng kiểm soát các dữ liệu đi ra của Firewall cũng rất quan trọng vì sẽ ngăn ngừa những kẻ xâm nhập trái phép "cấy" những virus có hại vào máy tính của để phát động các cuộc tấn công cửa sau tới những máy tính khác trên mạng Internet.






    Mô hình cơ bản của 1 Firewall

    Một Firewall gồm có ít nhất hai giao diện mạng: Chung và riêng, giao diện chung kết nối với Internet, là phía mà mọi người có thể truy cập, giao diện riêng là phía mà chứa các dữ liệu được bảo vệ, được thể hiện như hình trên.

    Trên một Firewall có thể có nhiều giao diện riêng tuỳ thuộc vào số đoạn mạng cần được tách rời. Ứng với mỗi giao diện có một bộ quy tắc bảo vệ riêng để xác định kiểu lưu thông có thể qua từ những mạng chung và mạng riêng. Firewall cũng có thể làm được nhiều việc hơn và cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn.

    Thông thường nhà quản trị mạng sử dụng Firewall như một thiết bị đầu nối VPN, máy chủ xác thực hoặc máy chủ DNS. Tuy nhiên như bất kì một thiết bị mạng khác, nhiều dịch vụ hoạt động trên cùng một máy chủ thì các rủi ro càng nhiều .Do đó, một Firewall không nên chạy nhiều dịch vụ.

    Firewall là lớp bảo vệ thứ hai trong hệ thống mạng, lớp thứ nhất là bộ định tuyến ở mức định tuyến sẽ cho phép hoặc bị từ chối các địa chỉ IP nào đó và phát hiện những gói tin bất bình thường. Firewall xem những cổng nào là được phép hay từ chối. Firewall đôi lúc cũng hữu ích cho những đoạn mạng nhỏ hoặc địa chỉ IP riêng lẻ. Bởi vì bộ định tuyến thường làm việc quá tải, nên việc sử dụng bộ định tuyến để lọc ra bộ định tuyến IP đơn, hoặc một lớp địa chỉ nhỏ có thể tạo ra một tải trọng không cần thiết.

    Sức mạnh của Firewall nằm trong khả năng lọc lưu lượng dựa trên một tập hợp các quy tắc bảo vệ, còn gọi là quy tắc bảo vệ do người quản trị đưa vào. Đây cũng có thể là nhược điểm lớn nhất của Firewall, bộ quy tắc xấu hoặc không đầy đủ có thể mở lối cho kẻ tấn công, và mạng có thể không được an toàn. Nhiều quản trị viên không nghĩ rằng Firewall hoạt động như một thiết bị mạng phức tạp. Người ta quan tâm nhiều đến việc giữ lại những lưu lượng không mong muốn đến mạng riêng, ít quan tâm đến việc giữ lại những lưu lượng không mong muốn đến mạng công cộng. Nên quan tâm đến cả hai kiểu của tập các quy luật bảo vệ. Nếu một kẻ tấn công muốn tìm cách xâm nhập vào một máy chủ, chúng không thể sử dụng máy chủ đó để tấn công vào các thiết bị mạng ở xa.

    Nhiều lớp Firewall cũng cho phép các nhà quản trị an toàn mạng kiểm soát tốt hơn những dòng thông tin, đặc biệt là các cơ sở bên trong và bên ngoài công ty phải xử lý các thông tin nhảy cảm. Các hoạt động trao đổi thông tin có thể cho phép trên phần nào đó của mạng thì có thể bị giới hạn trên những vùng nhạy cảm hơn.



    Sử dụng nhiều Firewall tăng khả năng bảo mật
    Văn Công Thắng - VnPro
    Phan Trung Tín
    Email: phantrungtin@vnpro.org
    .
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
    Tel: (028) 35124257 (028) 36222234
    Fax: (028) 35124314

    Home Page: http://www.vnpro.vn
    Forum: http://www.vnpro.org
    Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
    LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Videos: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog
    Facebook: http://facebook.com/VnPro
    Zalo: https://zalo.me/1005309060549762169
    ​​​​​​
Working...
X