Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về cdt và hold-queue trong cấu hình WFQ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về cdt và hold-queue trong cấu hình WFQ

    Dear all!

    Mình vẫn chưa rõ về 2 parameter đó là cdt và hold-queue, như mình được hiểu 2 parameter này để định nghĩa số packets max cho phép trong mỗi hàng đợi. Có ai hiểu rõ hơn về 2 parameter này thì vào chỉ rùm mình với.
    Ngoài ra mình hỏi chút về một số trường hợp ngoài lệ, ví dụ như số packets vượt quá giá trị cdt nhưng chưa vượt quá giá trị hold-queue thì những packets đó vẫn được xếp vào queue trong trường hợp có một queue đang empty. Ai hiểu rõ những trường hợp này thì cũng giải thích rùm mình nhé.

    Thanks mọi người đã quan tâm và giúp đỡ !
    Nhiệt tình + Không biết >> Phá hoại

  • #2
    Chào bạn

    Về hold-queue: nó có nghĩa là tổng số packet trong tất cả các hàng đợi không được vượt quá ngưỡng nào đó do bạn quy định, mặc định là 1000. Nếu vượt quá 1000 thì các packet đến sau sẽ bị drop.

    Về cdt đó là message tối đa trên một hàng đợi, khi message tối đa này bị vượt quá thì nó sẽ bắt đầu bật WFQ lên chẳng hạn.

    Có thể thấy hai thứ trên bằng cách show queue serial 0/0 là một ví dụ.
    Phạm Minh Tuấn

    Email : phamminhtuan@vnpro.org
    Yahoo : phamminhtuan_vnpro
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel : (08) 35124257 (5 lines)
    Fax: (08) 35124314

    Home page: http://www.vnpro.vn
    Support Forum: http://www.vnpro.org
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Network channel: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog

    Comment


    • #3
      Originally posted by logmeinvietnam View Post
      Chào bạn

      Về hold-queue: nó có nghĩa là tổng số packet trong tất cả các hàng đợi không được vượt quá ngưỡng nào đó do bạn quy định, mặc định là 1000. Nếu vượt quá 1000 thì các packet đến sau sẽ bị drop.

      Về cdt đó là message tối đa trên một hàng đợi, khi message tối đa này bị vượt quá thì nó sẽ bắt đầu bật WFQ lên chẳng hạn.

      Có thể thấy hai thứ trên bằng cách show queue serial 0/0 là một ví dụ.
      Hi Anh.
      Khi đọc qua phần WFQ và CBWFQ thì em rất hay bị lẫn 2 khái niệm này:

      WFQ: hold-queue max-limit out

      Specifies the maximum number of packets that can be in all output queues on the interface at any time.
      The default value for WFQ is 1.000.

      CBWFQ:
      queue-limit {queue-limit}
      Sets the maximum number of packets that this queue can hold.
      The default maximum is 64.
      anh có thể nói rõ hơn sự khác nhau của 2 thằng này được ko?:)

      Comment


      • #4
        Chào bạn Conan1412v

        WFQ hold-queue default là 1000.
        Có thể giả sử rằng bạn có 10 hàng đợi, khi mà số tổng số packet trong 10 hàng đợi này tới 1000 thì những gói từ 1001 trở đi cứ tới sẽ bị drop thẳng, không lưu vào hàng đợi nữa (những packet đến sau sẽ bị drop, giống tail-drop)


        CDT, có trong kĩ thuật hàng đợi WFQ, ví dụ như default là 64 gói cho mỗi hàng đợi, khi một trong 10 hàng đợi bên trên có gói thứ 65 tới thì những gói có SN (sequence number) thấp sẽ bị Drop. (không nhất thiết là gói thứ 65 này bị drop vì có thể sau quá trình tính toán, những gói cũ trong những Queue khác có thể có SN không tốt bằng gói thứ 65)
        Vì vậy khi gói thứ 65 đến thì một trong những gói ở những hàng đợi khác có thể bị Drop nếu có SN xấu nhất (thường là những gói dung lượng lớn và priority thấp sẽ có SN cao => bị Drop). Cái này gọi là Drop trước khi nghẽn.

        queue-limit, maximum số lượng packet trong một hàng đợi trong CBWFQ.
        Default là 64, tức nếu gói thứ 65 đến trong 1 queue (hay class) đã đầy 64 packet thì packet thứ 65 này sẽ bị Drop (tail drop). Chú ý là cái này không dính dáng gì tới CDT ở trên.
        Last edited by phamminhtuan; 01-07-2009, 11:08 PM.
        Phạm Minh Tuấn

        Email : phamminhtuan@vnpro.org
        Yahoo : phamminhtuan_vnpro
        -----------------------------------------------------------------------------------------------
        Trung Tâm Tin Học VnPro
        149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
        Tel : (08) 35124257 (5 lines)
        Fax: (08) 35124314

        Home page: http://www.vnpro.vn
        Support Forum: http://www.vnpro.org
        - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
        - Phát hành sách chuyên môn
        - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
        - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

        Network channel: http://www.dancisco.com
        Blog: http://www.vnpro.org/blog

        Comment


        • #5
          Originally posted by logmeinvietnam View Post
          Chào bạn

          Về hold-queue: nó có nghĩa là tổng số packet trong tất cả các hàng đợi không được vượt quá ngưỡng nào đó do bạn quy định, mặc định là 1000. Nếu vượt quá 1000 thì các packet đến sau sẽ bị drop.

          Về cdt đó là message tối đa trên một hàng đợi, khi message tối đa này bị vượt quá thì nó sẽ bắt đầu bật WFQ lên chẳng hạn.

          Có thể thấy hai thứ trên bằng cách show queue serial 0/0 là một ví dụ.
          Thanks logmeinvietnam !

          Bạn có thể nói cho mình biết được những trường hợp ngoại lệ không? ví dụ như khi queue đầy nhưng packets sẽ ko bị drop mà nó sẽ được chuyển sang một queue empty khác nếu tồn tại. và trường hợp drop thì nó không quan tâm đến precedence...
          Nhiệt tình + Không biết >> Phá hoại

          Comment


          • #6
            Originally posted by logmeinvietnam View Post

            queue-limit, ví dụ như default là 64 gói cho mỗi hàng đợi, khi một trong 10 hàng đợi bên trên có gói thứ 65 tới thì những gói có SN (sequence number) thấp sẽ bị Drop. (không nhất thiết là gói thứ 65 này bị drop vì có thể sau quá trình tính toán, những gói cũ trong những Queue khác có thể có SN không tốt bằng gói thứ 65)
            Vì vậy khi gói thứ 65 đến thì một trong những gói ở những hàng đợi khác có thể bị Drop nếu có SN xấu nhất (thường là những gói dung lượng lớn và priority thấp sẽ có SN cao => bị Drop). Cái này gọi là Drop trước khi nghẽn.
            Bạn logmeonvietnam muốn nói SN là số thứ tự gói tin hay một giá trị đại diện cho priority của gói tin đó?
            Để tránh tình trạng full queue thì có 2 kỹ thuật để hạn chế tới mức tối đa làm cho queue không đầy, đó là drop random các packets trong queue nếu như số lượng gói tin trong queue nằm trong khoảng từ m-->n (m,n là do mình cấu hình, n là giá trị queue-limit), kỹ thuật này có nhược điểm drop ngẫu nhiên các gói tin trong queue, ko cần biết nó có priority thế nào. Kỹ thuật thứ hai cũng là drop packets trong queue nhưng dựa vào độ ưu tiên đó là Precedence or DSCP.

            Mong mọi người trao đổi tiếp để mình hiểu thêm.

            Thân.
            Nhiệt tình + Không biết >> Phá hoại

            Comment


            • #7
              Chào bạn,

              SN ý mình không phải là số thứ tự của gói tin, bạn vào đây xem để dễ hiễu hơn.
              Phạm Minh Tuấn

              Email : phamminhtuan@vnpro.org
              Yahoo : phamminhtuan_vnpro
              -----------------------------------------------------------------------------------------------
              Trung Tâm Tin Học VnPro
              149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
              Tel : (08) 35124257 (5 lines)
              Fax: (08) 35124314

              Home page: http://www.vnpro.vn
              Support Forum: http://www.vnpro.org
              - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
              - Phát hành sách chuyên môn
              - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
              - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

              Network channel: http://www.dancisco.com
              Blog: http://www.vnpro.org/blog

              Comment


              • #8
                Originally posted by hoangtu_congngheIT View Post
                Bạn logmeonvietnam muốn nói SN là số thứ tự gói tin hay một giá trị đại diện cho priority của gói tin đó?
                Để tránh tình trạng full queue thì có 2 kỹ thuật để hạn chế tới mức tối đa làm cho queue không đầy, đó là drop random các packets trong queue nếu như số lượng gói tin trong queue nằm trong khoảng từ m-->n (m,n là do mình cấu hình, n là giá trị queue-limit), kỹ thuật này có nhược điểm drop ngẫu nhiên các gói tin trong queue, ko cần biết nó có priority thế nào. Kỹ thuật thứ hai cũng là drop packets trong queue nhưng dựa vào độ ưu tiên đó là Precedence or DSCP.

                Mong mọi người trao đổi tiếp để mình hiểu thêm.

                Thân.
                SN trong một số tài liệu được biết đến như : Finish Time - FT (thời gian xử lí xong một gói tin) . Nếu FT càng xấu thì gói đó khả năng bị Drop là cao nhất.!:) mong mọi người góp ý!

                Comment


                • #9
                  Originally posted by hoangtu_congngheIT View Post
                  Thanks logmeinvietnam !

                  Bạn có thể nói cho mình biết được những trường hợp ngoại lệ không? ví dụ như khi queue đầy nhưng packets sẽ ko bị drop mà nó sẽ được chuyển sang một queue empty khác nếu tồn tại. và trường hợp drop thì nó không quan tâm đến precedence...
                  Hiểu đơn giản thì có 3 kĩ thuật hàng đợi dùng phổ biến.

                  WFQ: Không có khái niệm hàng đợi đầy (CDT, congestive discard threshold, hay còn gọi là ngưỡng nghẽn), bạn quy định 64 nhưng khi có packet thứ 65 nó vẫn vào được hàng đợi nếu SN của packet mới đến nhỏ hơn một SN của packet trong hàng đợi khác (vì thế cái này gọi là modified tail-drop). Nhưng có hold-queue, nếu tổng các hàng đợi vượt quá hold-queue thì sẽ bị drop thẳng, không quan tâm ưu tiên IPP hay DSCP gì cả (tail-drop).
                  Những packet nhỏ sẽ được ưu tiên đi trước, những packet độ ưu tiên cao (IPP) sẽ đảm bảo băng thông.
                  Phân phối packet theo dòng, các dòng sẽ được phân biệt nhanh chóng bằng cách hash 6 thứ sau:
                  + IP source/destination
                  + ToS (Type of service)
                  + Port source/destination (TCP/UDP)
                  + Protocol

                  CBWFQ: mỗi hàng đợi có giới hạn số packet (queue-limit), vd nếu hàng đợi 1 có 64 packet mà packet thứ 65 đến thì nó sẽ bị Drop không quan tâm ưu tiên IPP hay DSCP gì cả.(tail-drop)
                  Trong mỗi hàng đợi cấu hình được bandwidth (lấy ý tưởng từ custom queuing) và có thể cấu hình lại WRED-drop như bạn trình bày.
                  Thông thường, class-default có thể sử dụng WFQ.

                  LLQ: thực chất là CBWFQ nhưng có thêm các hàng đợi ưu tiên để đảm bảo delay thấp cho các traffic voice chẳng hạn (vì traffic này sẽ chạy liên tục chứ không dùng thuật toán Weighted round robin, tức lấy mỗi thứ một miếng)

                  Tất cả các kỹ thuật hàng đợi trên khi hàng đợi (queue hay class với CBWFQ) đầy thì không chuyển sang hàng đợi khác.
                  Đối với CBWFQ, nếu có hàng đợi nào không dùng trong một khoảng thời gian nào đó thì nó sẽ chia băng thông của hàng đợi này tương ứng theo tỉ lệ bandwidth cho các hàng đợi cần thiết khác.

                  vd:
                  voice có 50% Bw
                  FTP ưu tiên 10%bw
                  HTTP ưu tiên 40% bw
                  Thì khi có nghẽn trong hàng đợi cứng mà voice đang rảnh (không ai nói chuyện), Bw cho voice sẽ được chia cho FTP và HTTP theo tỉ lệ 10/40. Tức lúc voice rảnh thì FTP sẽ có thể có 20%bw, HTTP có 80% bw.
                  Phạm Minh Tuấn

                  Email : phamminhtuan@vnpro.org
                  Yahoo : phamminhtuan_vnpro
                  -----------------------------------------------------------------------------------------------
                  Trung Tâm Tin Học VnPro
                  149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                  Tel : (08) 35124257 (5 lines)
                  Fax: (08) 35124314

                  Home page: http://www.vnpro.vn
                  Support Forum: http://www.vnpro.org
                  - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                  - Phát hành sách chuyên môn
                  - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                  - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                  Network channel: http://www.dancisco.com
                  Blog: http://www.vnpro.org/blog

                  Comment


                  • #10
                    Originally posted by hoangtu_congngheIT View Post
                    Bạn logmeonvietnam muốn nói SN là số thứ tự gói tin hay một giá trị đại diện cho priority của gói tin đó?
                    Để tránh tình trạng full queue thì có 2 kỹ thuật để hạn chế tới mức tối đa làm cho queue không đầy, đó là drop random các packets trong queue nếu như số lượng gói tin trong queue nằm trong khoảng từ m-->n (m,n là do mình cấu hình, n là giá trị queue-limit), kỹ thuật này có nhược điểm drop ngẫu nhiên các gói tin trong queue, ko cần biết nó có priority thế nào. Kỹ thuật thứ hai cũng là drop packets trong queue nhưng dựa vào độ ưu tiên đó là Precedence or DSCP.

                    Mong mọi người trao đổi tiếp để mình hiểu thêm.

                    Thân.

                    Về phần này mình thấy, WRED-drop tuy là drop random nhưng nó cũng có mức độ drop khác nhau.
                    Vd: về DSCP, các giá trị mặc định nếu không cấu hình giới hạn trên và dưới.

                    AFx1, giới hạn dưới: 33, trên: 40
                    AFx2, giới hạn dưới: 28, trên: 40
                    AFx3, giới hạn dưới: 24, trên: 40 => loại này gói dễ bị bỏ nhất, hàng đợi có gói thứ 25 đã bắt đầu bỏ.
                    EF , giới hạn dưới: 37, trên: 40
                    Phạm Minh Tuấn

                    Email : phamminhtuan@vnpro.org
                    Yahoo : phamminhtuan_vnpro
                    -----------------------------------------------------------------------------------------------
                    Trung Tâm Tin Học VnPro
                    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                    Tel : (08) 35124257 (5 lines)
                    Fax: (08) 35124314

                    Home page: http://www.vnpro.vn
                    Support Forum: http://www.vnpro.org
                    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                    - Phát hành sách chuyên môn
                    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                    Network channel: http://www.dancisco.com
                    Blog: http://www.vnpro.org/blog

                    Comment


                    • #11
                      Originally posted by conan1412v View Post
                      SN trong một số tài liệu được biết đến như : Finish Time - FT (thời gian xử lí xong một gói tin) . Nếu FT càng xấu thì gói đó khả năng bị Drop là cao nhất.!:) mong mọi người góp ý!

                      Hàng đợi theo trọng số (Weighted Fair Queuing - WFQ)

                      WFQ khác với PQ và CQ ở vài điểm. Sự khác biệt lớn nhất là WFQ không cho phép người quản trị can thiệp vào quá trình phân loại lưu lượng. WFQ tự động phân loại các gói tin dựa trên thông tin về dòng lưu lượng, trong đó từng dòng sẽ được đặt trong một hàng đợi riêng lẽ. Một dòng được định nghĩa bao gồm tất cả các gói tin có cùng giá trị như:

                      Địa chỉ IP nguồn.
                      Địa chỉ IP đích.
                      Giao thức lớp transport.
                      Địa chỉ cổng nguồn TCP hay UDP.
                      Địa chỉ cổng đích TCP/UDP
                      Giá trị độ ưu tiên của gói tin IPP (IP Precedence).

                      Bởi vì WFQ phân các gói tin vào các dòng lưu lượng khác nhau và sau đó đưa các dòng này vào trong những hàng đợi khác nhau, router sẽ có số hàng đợi khác nhau. Số hàng đợi này nhiều hơn bất kỳ các công cụ hàng đợi khác (tức là các công cụ hàng đợi không xử lý theo dòng lưu lượng). Cơ chế định thời của WFQ dùng các thuật toán hoàn toàn khác với các thuật toán của các công cụ hàng đợi khác ở điểm nó có thể quản lý một số lượng lớn các hàng đợi. Tuy nhiên, mục đích tổng thể của WFQ là rất dễ hiểu và được tóm tắt như sau:

                      Các dòng có cùng độ ưu tiên IPP của gói tin IP sẽ được cấp cùng một mức băng thông, bất chấp có bao nhiêu byte trong mỗi dòng lưu lượng.
                      Đối với những dòng có những giá trị IPP khác nhau, các dòng có độ ưu tiên IPP cao hơn sẽ được cấp một lượng băng thông cao hơn.
                      Kết quả là WFQ sẽ ưu tiên cho những dòng có dung lượng nhỏ và có độ ưu tiên cao.

                      Giả sử, nếu WFQ đang quản lý mười hàng đợi với các giá trị IPP bằng nhau trên một cổng 128 kbps, mỗi dòng lưu lượng sẽ nhận được khoảng băng thông bình quân 12.8 kbps. Các hàng đợi sẽ làm cho những dòng lưu lượng lớn hơn 12.8 kbps, nghĩa là bị trễ (delay) nhiều hơn. Các dòng có băng thông nhỏ hơn 12.8 kbps sẽ truyền đi nhanh hơn và trong trường hợp các hàng đợi là trống thì WFQ sẽ cấp phần băng thông dư cho những hàng đợi khác. Kết quả là các dòng lưu lượng thấp sẽ đi qua, còn dòng lưu lượng cao sẽ bị ảnh hưởng.

                      Mục đích thứ hai của WFQ là cung cấp đủ băng thông cho các dòng lưu lượng có độ ưu tiên IPP cao. Để làm điều này, các dòng được gán trọng số dựa theo giá trị IPP + 1. Nói cách khác, các dòng có độ ưu tiên IPP bằng 7 sẽ có băng thông nhiều hơn tám lần so với dòng có độ ưu tiên IPP bằng 0, bởi vì (7+1)/(0+1)=8. Một ví dụ khác, nếu so sánh dòng có độ ưu tiên 3 với độ ưu tiên 0, tỉ lệ băng thông được cấp phát là (3+1)/(0+1)=4.

                      Tiến trình định thời WFQ

                      Để đạt được mục đích cấp phát băng thông, WFQ dùng bộ định thời khá đơn giản. Bộ định thời sẽ lấy gói tin có chỉ số tuần tự thấp nhất sequence number SN (còn gọi là thời gian hoàn thành finish time) khi nó cần chuyển gói tin kế tiếp đến hàng đợi phần cứng.

                      Cơ chế WFQ sẽ gán mỗi gói tin một chỉ số tuần tự SN khi gói tin đi vào hàng đợi WFQ. Tiến trình gán chỉ số tuần tự SN cũng là một phần quan trọng trong cơ chế định thời của WFQ. Bộ định thời WFQ sẽ tính toán chỉ số tuần tự SN dựa trên nhiều thông số của dòng lưu lượng, bao gồm cả chiều dài và độ ưu tiên IPP của gói tin.

                      Công thức tính chỉ số tuần tự SN của một gói tin trong một dòng lưu lượng là như sau:
                      SN= chỉ số SN trước đó + (trọng số weight * chiều dài gói tin mới).

                      Trong đó trọng số được tính như sau:
                      Weight = 32384 / (IP_Precedence + 1)

                      Công thức trên có tham chiếu đến chiều dài của gói tin mới, trọng số của dòng lưu lượng và giá trị SN trước đó.

                      Bằng cách xem xét chiều dài gói tin, việc tính toán chỉ số tuần tự SN có thể dẫn đến một chỉ số SN rất cao cho những gói tin có kích thước lớn và chỉ số tuần tự SN thấp hơn cho những gói tin có kích thước nhỏ hơn. Với việc bao gồm luôn chỉ số tuần tự SN của gói tin trước đó trong hàng đợi, công thức này sẽ tính ra chỉ số SN lớn hơn cho những gói tin trong hàng đợi đã có một số lượng lớn gói tin.

                      Bằng cách gán trọng số (IPP+1), các gói tin các độ ưu tiên IPP cao sẽ có kết quả SN thấp hơn.

                      Hình dưới đây sẽ mô tả hai gói tin được gán hai chỉ số tuần tự như thế nào. Tính toán chỉ số tuần tự SN của một gói tin thì dễ dàng. Tuy nhiên gói tin đầu tiên trong một dòng lưu lượng nào đó thì không có chỉ số tuần tự SN của gói tin trước đó để dùng trong công thức tính toán trên. Công thức mô tả rằng chỉ số tuần tự SN của gói tin cuối cùng được đưa vào hàng đợi cứng thì được dùng như là chỉ số tuần tự SN cho dòng mới theo sau.


                      Sau khi các chỉ số tuần tự SN đã được gán, còn lại, công việc chọn gói tin nào để giải phóng của bộ định thời trở nên đơn giản. Nó sẽ lấy gói tin có chỉ số SN thấp nhất giữa tất cả các hàng đợi.

                      Chính sách loại bỏ gói tin của WFQ, số hàng đợi và chiều dài hàng đợi

                      Trong hoạt động của router, mặc dù đã đưa các lưu lượng vào các hàng đợi tương ứng, nhưng nếu lưu lượng đi qua router vẫn tiếp tục tăng cao, bắt buộc router sẽ phải tiến hành việc loại bỏ bớt gói tin để giảm bớt nghẽn. WFQ dùng tiến trình hai bước gọi là loại bỏ cuối hàng có bổ sung (modified tail drop) để chọn lựa khi nào thì loại bỏ gói tin. Theo tên gọi, tiến trình này khác vớI tiến trình loạI bỏ cuốI hàng thông thường.

                      Đầu tiên, WFQ sẽ xem xét giới hạn tuyệt đối của tất cả các gói tin trong hàng đợi giữa tất cả các hàng đợi, giới hạn này gọi là hold-queue limit. Nếu một gói tin đến hàng đợi và giới hạn hold-queue đã tới, gói tin sẽ bị loại bỏ. Quyết định đó không dựa trên một hàng duy nhất nhưng trên toàn hệ thống hàng đợi của WFQ. Nói cách khác, giới hạn hold-queue này là một chỉ số toàn cục, được tính toán tổng thể giữa các hàng đợi WFQ.

                      Thứ hai là WFQ sẽ xem xét chiều dài của một hàng đợi mà trong đó những gói tin sẽ được đưa vào. Trước khi đưa một gói tin vào hàng đợi, mức ngưỡng congestive discard threshold (CDT) sẽ được kiểm tra với chiều dài thực sự của hàng đợi đó. Nếu hàng đợi là dài hơn CDT, một gói tin sẽ bị loại bỏ, nhưng có thể không phải là những gói tin mới đến. Gói tin có chỉ số tuần tự cao nhất trong tất cả các hàng đợi của WFQ sẽ bị loại bỏ. Hình dưới đây mô tả tiến trình loại bỏ của WFQ.


                      Những gói tin vừa đến sẽ đi qua tiến trình này, nhưng trong một nhánh của thuật toán, gói tin mới đến sẽ không bị loại bỏ, thay vào đó, một gói tin khác trong một hàng đợi khác sẽ bị loại bỏ. Một cách cơ bản, nếu gói mới đến cần phải đi vào một hàng đợi đã vượt quá CDT, WFQ sẽ loại bỏ gói tin có chỉ số tuần tự cao nhất từ bất kỳ hàng đợi nào. Giá trị CDT phải gán bằng bội số của 2. IOS sẽ không chấp nhận bất kỳ giá trị nào khác.
                      Phạm Minh Tuấn

                      Email : phamminhtuan@vnpro.org
                      Yahoo : phamminhtuan_vnpro
                      -----------------------------------------------------------------------------------------------
                      Trung Tâm Tin Học VnPro
                      149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                      Tel : (08) 35124257 (5 lines)
                      Fax: (08) 35124314

                      Home page: http://www.vnpro.vn
                      Support Forum: http://www.vnpro.org
                      - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                      - Phát hành sách chuyên môn
                      - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                      - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                      Network channel: http://www.dancisco.com
                      Blog: http://www.vnpro.org/blog

                      Comment


                      • #12
                        Sẵn hỏi về hàng đợi, các bạn làm ơn cho mình biết đặc điểm của hàng đợi SFQ (Stochastic Fair Queue) luôn với.
                        Cám ơn các bạn

                        Comment


                        • #13
                          Chào bạn,

                          Mình thì không thấy loại này trong sản phẩm Cisco, nhưng với link dưới mình đọc thì hiểu
                          - Nó cũng giống như WFQ, mỗi flow nằm trong một hàng đợi riêng biệt.
                          - Khác WFQ: lấy packet ra mỗi hàng đợi theo dạng round-robin (RR). Tức là lấy mỗi hàng đợi một packet, cứ lấy xong 1 packet của hàng đợi này thì lại lấy 1 packet của hàng đợi khác.
                          Còn WFQ thì lấy packet ra hàng đợi theo dạng ai có SN (sequence number cao) thì sẽ được ưu tiên lấy ra đi trước. SN tính dựa trên dộ dài packet và giá trị IPP.

                          SFQ consists of dynamically allocated number of FIFO queues, one queue for one conversation. The discipline runs in round-robin, sending one packet from each FIFO in one turn, and this is why it's called fair. The main advantage of SFQ is that it allows fair sharing the link between several applications and prevent bandwidth take-over by one client. SFQ however cannot determine interactive flows from bulk ones -- one usually needs to do the selection with CBQ before, and then direct the bulk traffic into SFQ.

                          Dịch từ
                          Phạm Minh Tuấn

                          Email : phamminhtuan@vnpro.org
                          Yahoo : phamminhtuan_vnpro
                          -----------------------------------------------------------------------------------------------
                          Trung Tâm Tin Học VnPro
                          149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                          Tel : (08) 35124257 (5 lines)
                          Fax: (08) 35124314

                          Home page: http://www.vnpro.vn
                          Support Forum: http://www.vnpro.org
                          - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                          - Phát hành sách chuyên môn
                          - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                          - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                          Network channel: http://www.dancisco.com
                          Blog: http://www.vnpro.org/blog

                          Comment

                          Working...
                          X