Tác giả: Nam Nguyễn
Doanh nghiệp bạn làm ăn, kinh doanh, phát triển tốt, có nhu cầu mở rộng thị trường, xây dựng thêm trụ sở mới. Với vai trò IT admin, yêu cầu đặt ra lúc này sẽ là làm thế nào để xây dựng 1 hệ thống mới, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn, vận hành trơn tru, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy bạn sẽ xây dựng hệ thống dựa trên các tiêu chí nào?
Để xây dựng một mạng, ta phải dựa trên khá nhiều tiêu chí:
Nào là về tốc độ đường truyền, bạn phải tính toán xem công ty có bao nhiêu user, mỗi user thường sử dụng những phần mềm gì: truy cập web, email, Video call…, thời gian truy cập ra sao, giờ peak thế nào… để có thể quyết định kéo đường truyền tốc độ bao nhiêu. Tương ứng với tốc độ, chắc chắn sẽ là vấn đề chi phí, chi phí đường 20Mbps sẽ khác với đường 30 Mbps, rồi hạ tầng triển khai cáp đồng hay cáp quang…Bên cạnh đó, cũng phải xem xét đến các vấn đề bảo mật thông tin, độ sẵn sàng của mạng, có hoạt động 24/7 hay không, khả năng mở rộng thế nào, độ tin cậy ra sao…
Nhưng khi bạn đã quan tâm đến những vấn đề đã kể trên, nhưng vẫn có hiện tượng user phản ánh: “Anh ơi, kiểm tra đưởng truyền giúp em, em gọi đối tác không được?”, “Sao em họp với HQ chập chờn quá?”, “Em nói chuyện Tele conference mà giật quá không hiểu đối tác nói gì hết?”... Đến lúc đó, các bạn nên xem xét đến việc cải thiện chất lượng của 1 số dịch vụ đặc thù. Và phải quyết định xem ưu tiên phần lưu lượng nào hơn. Khi đó, vai trò và chức năng của QoS thể hiện rõ.
Điều này, giống như khi bạn đi trên cao tốc, nhưng cao tốc bị một tình trạng gì đó dẫn đến kẹt xe. Tất cả phương tiện đều phải di chuyển với tốc độ chậm. Tuy nhiên, vẫn còn một lane dành cho các trường hợp khẩn cấp bên tay phải, dành cho xe cấp cứu, hoặc các xe cứu nạn, cứu hộ di chuyển. Đó chính là ý tưởng về việc dành “đường ưu tiên” cho những phương tiện chuyên dụng.
Đối với mạng số liệu, cũng tương tự như vậy, cũng cần có những cơ chế “ưu tiên”, một số traffic cần được truyền tải tốt hơn, để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngày nay, hoạt động của các doanh nghiệp trở nên khá đa dạng, ngoài nhu cầu sử dụng data truyền thống tại local data center, thì còn có các nhu cầu sử dụng các ứng dụng “trên mây”: như Office 365, Whatapps, Skype…, các data center được chuyển dịch “lên mây”: AWS, Azure…, ngày càng nhiều các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao (voice, video…). Lúc này, việc phân loại và đảm bảo chất lượng dịch vụ trở nên khá khó khăn. QoS cung cấp cho người quản trị các kỹ thuật để quản lý sự tranh giành tài nguyên mạng và từ đó cung cấp các trải nghiệm ứng dụng tốt hơn cho người dùng cuối.
Cisco hỗ trợ 3 mô hình QoS chính: Best-effort (BE), Differentiated Services (DiffServ), và Integrated Service (IntServ).
DiffServ: là mô hình tách lưu lượng ra thành nhiều lớp để có thể đáp ứng các yêu cầu QoS khác nhau. Các packet đã được phân ra có thể được đánh dấu, để phân loại và có các cách xử lý khác nhau. Các packet thuộc diện ưu tiên sẽ được cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn, ít xảy ra mất gói, độ trễ thấp.
IntServ: là mô hình được thiết kế cho các nhu cầu thời gian thực như: video, hội nghị đa phương tiện, thực tế ảo (VR). Nó cung cấp cơ chế QoS end-to-end,cùng với giao thức báo hiệu dọc theo đường dẫn gói tin. Giao thức báo hiệu đảm bảo tài nguyên thõa mãn yêu cầu dịch vụ lại các node cho traffic trước khi nó truyền đi trên mạng.
Nguyên tắc thực hiện QoS:
Nhận diện các traffic và các yêu cầu: nắm rõ các traffic đang có trong mạng, và xác định các yêu cầu QoS cho các traffic này.
Và để có thể giám sát được hệ thống thì các bạn nên có một số công cụ giám sát: Solarwinds NetFlow Traffic Analyzer, hoặc Paessler PRTG. Các công cụ này sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thường gặp phải:
Doanh nghiệp bạn làm ăn, kinh doanh, phát triển tốt, có nhu cầu mở rộng thị trường, xây dựng thêm trụ sở mới. Với vai trò IT admin, yêu cầu đặt ra lúc này sẽ là làm thế nào để xây dựng 1 hệ thống mới, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn, vận hành trơn tru, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy bạn sẽ xây dựng hệ thống dựa trên các tiêu chí nào?
Để xây dựng một mạng, ta phải dựa trên khá nhiều tiêu chí:
- Speed
- Cost
- Security
- Availability
- Scalability
- Reliability
Nào là về tốc độ đường truyền, bạn phải tính toán xem công ty có bao nhiêu user, mỗi user thường sử dụng những phần mềm gì: truy cập web, email, Video call…, thời gian truy cập ra sao, giờ peak thế nào… để có thể quyết định kéo đường truyền tốc độ bao nhiêu. Tương ứng với tốc độ, chắc chắn sẽ là vấn đề chi phí, chi phí đường 20Mbps sẽ khác với đường 30 Mbps, rồi hạ tầng triển khai cáp đồng hay cáp quang…Bên cạnh đó, cũng phải xem xét đến các vấn đề bảo mật thông tin, độ sẵn sàng của mạng, có hoạt động 24/7 hay không, khả năng mở rộng thế nào, độ tin cậy ra sao…
Nhưng khi bạn đã quan tâm đến những vấn đề đã kể trên, nhưng vẫn có hiện tượng user phản ánh: “Anh ơi, kiểm tra đưởng truyền giúp em, em gọi đối tác không được?”, “Sao em họp với HQ chập chờn quá?”, “Em nói chuyện Tele conference mà giật quá không hiểu đối tác nói gì hết?”... Đến lúc đó, các bạn nên xem xét đến việc cải thiện chất lượng của 1 số dịch vụ đặc thù. Và phải quyết định xem ưu tiên phần lưu lượng nào hơn. Khi đó, vai trò và chức năng của QoS thể hiện rõ.
Điều này, giống như khi bạn đi trên cao tốc, nhưng cao tốc bị một tình trạng gì đó dẫn đến kẹt xe. Tất cả phương tiện đều phải di chuyển với tốc độ chậm. Tuy nhiên, vẫn còn một lane dành cho các trường hợp khẩn cấp bên tay phải, dành cho xe cấp cứu, hoặc các xe cứu nạn, cứu hộ di chuyển. Đó chính là ý tưởng về việc dành “đường ưu tiên” cho những phương tiện chuyên dụng.
Đối với mạng số liệu, cũng tương tự như vậy, cũng cần có những cơ chế “ưu tiên”, một số traffic cần được truyền tải tốt hơn, để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngày nay, hoạt động của các doanh nghiệp trở nên khá đa dạng, ngoài nhu cầu sử dụng data truyền thống tại local data center, thì còn có các nhu cầu sử dụng các ứng dụng “trên mây”: như Office 365, Whatapps, Skype…, các data center được chuyển dịch “lên mây”: AWS, Azure…, ngày càng nhiều các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao (voice, video…). Lúc này, việc phân loại và đảm bảo chất lượng dịch vụ trở nên khá khó khăn. QoS cung cấp cho người quản trị các kỹ thuật để quản lý sự tranh giành tài nguyên mạng và từ đó cung cấp các trải nghiệm ứng dụng tốt hơn cho người dùng cuối.
Cisco hỗ trợ 3 mô hình QoS chính: Best-effort (BE), Differentiated Services (DiffServ), và Integrated Service (IntServ).
Best-effort: gọi là mô hình QoS nỗ lực tối đa, thường là mô hình QoS mặc định và dường như hông thực hiện bất kỳ hành vi QoS nào với các traffic cần ưu tiên. Đây là mô hình dễ nhất, vì không cần phải làm gì để nó hoạt động. Đây là mô hình QoS cuối cùng, khi mà ta đã thực hiện các biện pháp ưu tiên khác cho traffic trong mạng. Best-effort dùng hàng đợi FIFO, gói tin nào đến trước thì ưu tiên trước.
DiffServ: là mô hình tách lưu lượng ra thành nhiều lớp để có thể đáp ứng các yêu cầu QoS khác nhau. Các packet đã được phân ra có thể được đánh dấu, để phân loại và có các cách xử lý khác nhau. Các packet thuộc diện ưu tiên sẽ được cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn, ít xảy ra mất gói, độ trễ thấp.
IntServ: là mô hình được thiết kế cho các nhu cầu thời gian thực như: video, hội nghị đa phương tiện, thực tế ảo (VR). Nó cung cấp cơ chế QoS end-to-end,cùng với giao thức báo hiệu dọc theo đường dẫn gói tin. Giao thức báo hiệu đảm bảo tài nguyên thõa mãn yêu cầu dịch vụ lại các node cho traffic trước khi nó truyền đi trên mạng.
Nguyên tắc thực hiện QoS:
Nhận diện các traffic và các yêu cầu: nắm rõ các traffic đang có trong mạng, và xác định các yêu cầu QoS cho các traffic này.
- Phân loại và đánh dấu: Chia traffic thành các lớp. Chẳng hạn email vào lớp Best-effort, Voice, video vào lớp realtime…
- Định nghĩa chính sách và hành động: như băng thông Min, băng thông Max, chỉ định độ ưu tiên cho các lớp, sử dụng các kỹ thuật như hàng đợi, tránh tắc nghẽn, quản lý tắc nghẽn…
- Áp chính sách QoS vào các interface.
Và để có thể giám sát được hệ thống thì các bạn nên có một số công cụ giám sát: Solarwinds NetFlow Traffic Analyzer, hoặc Paessler PRTG. Các công cụ này sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thường gặp phải:
- Triển khai và tối ưu hóa QoS
- Theo dõi và báo cáo về cấu hình QoS hiện tại.
- Giám sát việc dùng băng thông, để xác định ứng dụng, thiết bị chiếm tài nguyên mạng…