Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

LAB 20: Dùng Python lấy danh sách thông tin các thiết bị trong fabric SD-WAN của Cisco

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • LAB 20: Dùng Python lấy danh sách thông tin các thiết bị trong fabric SD-WAN của Cisco

    • Mô tả:
      • Học viên thực hiện kết nối đến Sandbox SD-WAN (vManage), viết code để lấy danh sách thông tin các thiết bị bằng ngôn ngữ Python.
      • Máy PC phải đáp ứng yêu cầu đã cài đặt trạm làm việc cho developer.
    • Yêu cầu kĩ thuật:
      • Cài đặt thư viện requests, tabulate, click trên máy tính.
      • Kết nối đến Sandbox SD-WAN (https://sandboxsdwan.cisco.com:8443/)
      • Viết code bằng Python thực hiện yêu cầu:
        • Đăng nhập và xác thực
        • GET requests, POST requests
        • Lấy danh sách thông tin các thiết bị trong Controller
    • Các bước thực hiện:
    Bước 1: Cài đặt thư viện
    - Bấm tổ hợp phím Win+R để chạy cmd
    - Trong màn hình cmd gõ : python –m pip install requests tabulate click –user





    Bước 2: Viết code đăng nhập và xác thực
    Import các thư viện cần thiết và tắt cảnh báo

    Code:
    [INDENT][FONT=Times New Roman][SIZE=14px]import requests[/SIZE][/FONT]
    [FONT=Times New Roman][SIZE=14px]import sys[/SIZE][/FONT]  [SIZE=14px][FONT=Times New Roman]import json
    import click
    from tabulate import tabulate
    import SD_WAN_INFO
    
    requests.packages.urllib3.disable_warnings()[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Tạo file SD_WAN_INFO.py chứa thông tin kết nối và thông tin đăng nhập, ghi các thông tin như hình dưới, sau đó lưu lại và đóng file



    Trở về file trước, ta khai báo các thông tin của Sandbox SD-WAN, các biến SDWAN_IP,USERNAME,PASSWORD sẽ lấy giá trị từ file SD_WAN.py đã tạo ở trên.
    Code:
    [INDENT][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]SDWAN_IP = SD_WAN_INFO.IP
    SDWAN_USERNAME = SD_WAN_INFO.USERNAME
    SDWAN_PASSWORD = SD_WAN_INFO.PASSWORD[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Tiếp theo chúng ta sẽ tạo một class rest_api_lib và tạo contructor __init__ của class (lưu ý ngoài các tham số truyền vào chúng ta luôn phải thêm self đại diện cho instance của class và với nó chúng ta có thể kết nối đến các thuộc tính và phương thức của class đó.
    Code:
    [INDENT][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]class rest_api_lib:[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Code:
    [INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]def __init__(self, vmanage_ip, username, password):[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]self.vmanage_ip = vmanage_ip[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]self.session = {}[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]self.login(self.vmanage_ip, username, password)[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Định nghĩa phương thức login và khai báo login_url
    Code:
    [INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]def login(self, vmanage_ip, username, password):[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]"""Login to vmanage"""
    base_url_str = 'https://%s:8443/'%vmanage_ip
    login_action = '/j_security_check'
    login_url = base_url_str + login_action[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Khai báo login_data chứa username và password để gửi lên xác thực
    Code:
    [INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]login_data = {'j_username' : username, 'j_password' : password}[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Chúng ta sẽ dùng phương thức session từ thư viện request để tạo một phiên làm việc mới, trong phiên làm việc vừa tạo đó gửi yêu cầu post để đưa thông tin đến login_url.
    Code:
    [INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]sess = requests.session()
    login_response = sess.post(url=login_url, data=login_data, verify=False)[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Để đảm bảo xác thực thành công chúng ta sẽ kiểm tra nội dung trả về và nếu nội dung trả về có tag <html/> thì nghĩa là đăng nhập thất bại. Nếu muốn xem đăng nhập thất bại thì nội dung trả về sẽ như thì sửa lại mật khẩu và bỏ dấu # đầu dòng của đoạn code dưới này.
    Code:
    [INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]if b'<html>' in login_response.content:
    print ("Login Failed")
    #print(login_response.content)
    sys.exit(0)[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Gắn session sess vào làm giá trị của thuộc tính session của class
    Code:
    [INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]self.session[vmanage_ip] = sess[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Bước 3: Viết code GET requests
    Định nghĩa phương thức get_request, trong đây chúng ta sẽ phải tạo một url mới, tham số api truyền vào tùy mục đích sử dụng nên chúng ta sẽ dùng %s để url có thể thay đổi dễ dàng. Ta sẽ dùng tiếp session vừa được xác thực thành công để gọi các API tiếp theo mà không cần phải gửi kèm theo username, password; get để gửi yêu cầu lên server và nhận lời đáp lại, sau đó gắn thông tin từ lời đáp lại vào biến response. Để lấy dữ liệu, ta sẽ dùng response.content gắn vào biến data và đây cũng là giá trị trả về của phương thức get_request này.


    Code:
    [INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]def get_request(self, api):[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]url = "https://%s:8443/dataservice/%s"%(self.vmanage_ip, api)
    
    response = self.session[self.vmanage_ip].get(url, verify=False)
    data = response.content
    return data[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Bước 4: Viết code POST requests
    Phương thức post_request này tương tự với phương thức get_request ở trên nhưng khác ở chỗ post dùng để gửi yêu cầu tạo tài nguyên mới trên server. Và có thêm tham số đầu vào là payload và headers. Payload là nơi sẽ chứa đựng các thông tin gửi kèm theo khi gửi yêu cầu post. Headers khai báo kiểu nội dung là application/json.

    Code:
    [INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]def post_request(self, api, payload, headers={'Content-Type': 'application/json'}):[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]url = "https://%s:8443/dataservice/%s"%(self.vmanage_ip, api)
    payload = json.dumps(payload)
    print(payload)[/FONT][/SIZE]
     [/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]response = self.session[self.vmanage_ip].post(url=url, data=payload, headers=headers, verify=False)
    data = response.json()
    return data[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Bước 5: Viết code lấy danh sách thông tin các thiết bị
    Tạo instance của class là sdwanp và truyền các tham số SDWAN_IP, SDWAN_USERNAME, SDWAN_PASSWORD

    Code:
    [INDENT][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]sdwanp = rest_api_lib(SDWAN_IP, SDWAN_USERNAME, SDWAN_PASSWORD)[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Khi muốn cấu hình nhiều decorator @click.command() thì phải sử dụng group() để tạo nhiều decorator trong cùng một đoạn script.
    Code:
    [INDENT][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]@click.group()
    def cli():[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]pass[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Tạo decorator @click.command() cấu hình Click để làm việc với hàm Python ngay sau decorator. Click.echo() dùng để in ra màn hình. Json.loads() dùng để giải mã đối tượng json thành đối tượng trong python.
    Code:
    [INDENT][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]@click.command()[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]def device_list():[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]"""Retrieve and return network devices list."""
    click.echo("Retrieving the devices.")
    
    response = json.loads(sdwanp.get_request('device'))
    items = response['data'][/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Khai báo headers để hiển thị trong bảng và khai báo list table. Tạo vòng lặp cứ mỗi item trong biến items chứa dữ liệu này thì sẽ được ghi thêm vào list table. Tiếp theo chúng ta sẽ dùng hàm tabulate để xuất ra màn hình bảng danh sách thông tin các thiết bị trong fabric của SD-WAN.
    Code:
    [INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]headers = ["Host-Name", "Device Type", "Device ID", "System IP", "Site ID", "Version", "Device Model"]
    table = list()
    
    for item in items:[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]tr = [item['host-name'], item['device-type'], item['uuid'], item['system-ip'], item['site-id'], item['version'], item['device-model']]
    table.append(tr)[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]try:[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]click.echo(tabulate(table, headers, tablefmt="fancy_grid"))[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]except UnicodeEncodeError:[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]click.echo(tabulate(table, headers, tablefmt="grid"))[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Cuối cùng là thêm command device_list vào cli() và viết hàm main


    Code:
    [INDENT][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]cli.add_command(device_list)[/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=2][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]if __name__ == "__main__": [/FONT][/SIZE][/INDENT][INDENT=3][SIZE=14px][FONT=Times New Roman]cli()[/FONT][/SIZE][/INDENT]
    Để chạy chương trình này, chúng ta sẽ vào cmd, đi đến thư mục đặt file python, chạy chương trình sdwan.py




    Kết quả:




    Để ý phần Usage có hướng dẫn cách sử dụng click, hiện tại commands hiện có là device-list nên trong cmd chúng ta sẽ gõ: >sdwan.py device-list
    Kết quả là chúng ta lấy được danh sách các thiết bị hiện có trong mạng fabric SD-WAN.

Working...
X