Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

HDSL va ADSL

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • HDSL va ADSL

    Chao!
    Hinh nhu sap toi Buu Dien se trien khai ADSL.
    Giua ADSL va HDSL co nhung uu diem va khuyet diem gi?
    De trien khai duoc 2 he thong tren thi doi voi moi he thong can nhung thiet bi nao (router, NTU...)?
    Thanks.
    vvluong
    Email: vuongvanluong@vnpro.org
    VnPro - The way to get knowledge

  • #2
    Hạn chế chủ yếu của kênh truyền điện thoại đối với tốc độ thông tin số liệu là ở dải tần truyền dẫn bị lọc chỉ cho qua các tín hiệu từ 300 Hz đến 4000 Hz khi đi qua mạch mã hoá PCM (Pulse Code Modulation) để tránh chồng lấn phổ tần tại tổng đài. Tốc độ thông tin cao nhất có thể đạt được trong phổ tần số 3400Hz là 35kbps.

    Giải pháp của DSL là truyền tải dữ liệu và thoại trên cùng đường dây điện thoại cáp đồng đến tổng đài nội hạt sẽ được tách ra bằng bộ tách dịch vụ. Tín hiệu thoại được chuyển qua tổng đài chuyển mạch, còn số liệu được đưa đến các ISP sẽ tránh được các mạch lọc PCM, tận dụng được dải thông tần số của cáp đồng trên 200 kHz và tránh làm quá tải các hệ thống chuyển mạch điện thoại.

    + Các phiên bản đối xứng (tốc độ downstream = upstream) của DSL như HDSL (High speed DSL): 1544 kbps trên 2 đôi dây, 2048 kbps trên 3 đôi dây dài đến 3,6 km và SDSL (Single-line DSL: Ðường dây thuê bao số một đôi dây) với cùng tốc độ, cự ly tối đa 3 km.

    + Các phiên bản bất đối xứng: ADSL (Asymmetric DSL xứng) với tốc độ downstream lên đến 8 Mbps (cự ly 2 km) và 6 Mbps (cự ly 3,6 km) hay VDSL (Very high bit rate DSL) đạt tốc độ downstream 13 Mbps ở cự ly 1500 m, 26 Mbps ở cự ly 1000 m và đặc biệt 52 Mbps ở cự ly 300 m.

    --------------------------------------------------------------------
    Tên | Tốc độ dữ liệu | Chế độ | Ứng dụng
    ------+------------------+------------------+--------------------
    ISDL | 160 kbps(a) ----Song công(b)---- Dịch vụ ISDN cho
    ---------------------------------------------- thông tin
    -----------------------------------------------thoại và số liệu
    HDSL 1,544 kbps (c) --- Song công ---- Mạng cung cấp
    ------- 2,048 kbps (d) --- Song công ---- T1/E1, truy xuất
    -----------------------------------------------WAN, LAN, truy xuất
    ---------------------------------------------- server
    SDSL 1,544 kbps ------ Song công ----- Như HDSL nhưng
    ------- 2,048 kbps ------ Song công ----- thêm phần truy xuất
    ----------------------------------------------- đối xứng
    ADSL 1,5 đến 9 Mbps -- Downstream ---Truy xuất Internet,
    ------- 16 đến 640 kbps-- Upstream ----- video demand,
    ----------------------------------------------- multimedia, truy
    ----------------------------------------------- xuất LAN từ xa
    VDSL 13 đến 52 Mbps - Down(f) --------- Như ADSL nhưng
    (e,g) - 1,5 đến 23 Mbps Upf) ------------- thêm HDT
    ------------------------------------------------------------
    a) 160 kbps được chia làm 2 kênh B (64 kbps) và một kênh D (16 kbps) và các bit phục vụ ghép kênh.
    b) Song công có nghĩa là dữ liệu được truyền đồng thời theo 2 chiều.
    c) Cần 2 đường dây cáp xoắn đôi.
    d) Cần 3 đường dây cáp xoắn đôi.
    e) Còn gọi là BDSL, VADSL hay ADSL VDSL
    f) Down là Down stream: từ mạng xuống đến người sử dụng còn Up là Upstream: từ người sử dụng lên mạng.
    g) Tương lai gần VDSL có thể tốc độ upstream bằng tốc độ downstream nhưng với đường dây ngắn hơn.


    Có 3 vấn đề nảy sinh khi ta loại bỏ giới hạn 3400Hz và đột ngột tăng cao tốc độ thông tin trên cáp đồng:
    - Suy hao (attenuation): là tiêu tán năng lượng của tín hiệu truyền dẫn trên đường dây. Việc đi dây trong nhà cũng góp phần làm suy hao tín hiệu.

    - Bridged tap: Các đoạn dây kéo dài không có kết thúc của vòng thuê bao gây ra thêm mất mát một số tần số xung quanh giá trị tần số có một phần tư bước sóng bằng độ dài đoạn kéo thêm.

    - Xuyên kênh (crosstalk): xuyên kênh giữa hai đôi dây trong một bó cáp gây ra bởi năng lượng điện mang theo trong mỗi đôi dây.

    Ðể tối thiểu hoá suy hao dùng các kỹ thuật điều chế:
    - Mã 2B1Q ở tốc độ truyền dẫn cao hơn để cung cấp các đường truyền T1 và E1 mà không dùng các trạm tiếp vận. Kỹ thuật được sử dụng là chia dịch vụ 1 544 000 bps thành 2 cặp (4 dây), mỗi đôi dây hoạt động ở tốc độ 784 000 bps. Bằng cách chia dịch vụ qua 2 đôi dây và tăng số bit thông tin trên mỗi tín hiệu làm cho tốc độ truyền dẫn trên mỗi đôi dây cần phổ tần số hẹp hơn và cho phép thực hiện đường dây thuê bao dài hơn. Kỹ thuật này gọi là đường dây thuê bao số tốc độ cao (HDSL). Kết quả là HDSL trên nền tảng dịch vụ DS-1 đã có thể truyền tải qua
    khoảng cách dài đến 3 km - 4 km.
    HDSL sử dụng 2B1Q và CAP (kỹ thuật điều chế tương tự 2B1Q) đạt được vòng thuê bao dài hơn với AMI ở đường truyền T1 và với HDB3 ở đường truyền E1.

    - Không giống như 2B1Q sử dụng kỹ thuật tín hiệu dải nền (baseband) phát tín hiệu gồm cả tần số 0 Hz (tín hiệu một chiều) các loại mã đường dây sử dụng dải thông dải (passband) và có thể được thiết kế để hoạt động trên bất kỳ tầm tần số nào. ADSL ngay từ đầu đã được thiết kế cho dịch vụ dân dụng nên cần tồn tại độc lập với dịch vụ điện thoại thuần túy. Vì vậy, thuộc tính dải tần của ADSL phải được tận dụng để tách (hay ghép phân tần FDM) với POTS (Plain Old Telephone Service), kênh thông tin upstream từ người sử dụng dịch vụ tới mạng và kênh thông tin downstream từ mạng tới người sử dụng dịch vụ.

    Trên đây chỉ phân tích yếu tố suy hao dẫn đến việc tạo ra các phiên bản DSL khác nhau. Hiện tại công nghệ ADSL là phù hợp nhất để triển khai đối với kết nối Internet do hạ tầng cơ sở đã có sẵn. HDSL phù hợp để thay thế đường truyền T1, E1.
    Về các thiết bị của xDSL, viec trien khai DSL mình sẽ đề cập trong bài khác.
    :wink:
    ---------------
    Ref: Công nghệ DSL
    Th.S Đặng Quốc Anh, học viện CNBCVT

    Comment


    • #3
      Em xin hỏi một viêc như sau:
      Ở nhà em nối mạng rất nhiều nhưng nhà lại còn mở dịch vụ DTCC nữa cho nên mỗi lần có khách gọi điện là em lại phải out => rất mất thời gian và phiền phức. Vậy để khắc phục tình trạng này thì theo các anh nên thuê một đường thuê bao mới (số dt mới) để một mình sử dụng hay là đăng ký một đường truyền ISDL để sử dụng Internet mà vẫn không ảnh hưởng gì tới kinh doanh DTCC?
      Nếu được các anh cho biết giá cả và phương thức đăng ký luôn!
      Thanks!

      Comment


      • #4
        Chao cac anh.
        Em rất quan tâm tới DSL, nhưng em không hiểu multi stream anh sinhvienngheo hoi là gì?
        Theo em được biết song công tiếng Anh là full-duplex tức là truyền cùng lúc cả 2 hướng (tốc độ có thể bằng nhau hay khác nhau).
        rất mong đóng góp ý kiến!

        Comment


        • #5
          Re: HDSL va ADSL

          Chao cac anh em chi la linh moi nen co vai thac mac muon hoi cac anh dung cuoi em ha . Em nghe buu dien co trien khai ADSL . Vay thuc chat ADSL la gi (nguyen chu cua tu ADSL) ?. No xuat phat tu dau ?.
          thank nhieu nhieu

          Comment


          • #6
            Re: HDSL va ADSL

            DSL - CÔNG NGHỆ TRUY XUẤT TỐC ÐỘ CAO

            Ðối với người sử dụng Internet việc khám phá, thưởng thức Internet bằng modem qua mạng điện thoại chỉ dừng lại ở tốc độ truyền tải rất thấp, tối đa 56 kbps và tương lai phải chịu cảnh nghẽn mạch thường xuyên khi số thuê bao Internet tăng vọt. Tốc độ truy xuất của thuê bao đã trở nên quá chậm chạp so với nhu cầu của khách hàng từ dữ liệu thông thường đã chuyển sang hình ảnh chất lượng cao và video.

            Claude Shannon, cha đẻ của ngành lý thuyết thông tin (Information theory), vào năm 1948 đã đưa ra giới hạn dung lượng cho kênh truyền có nhiễu, cụ thể cho kênh điện thoại là 35 kbps và thực tế đã đạt được 33,6 kbps. Hạn chế chủ yếu của kênh truyền điện thoại đối với tốc độ thông tin số liệu không phải ở đường dây điện thoại cáp đồng như người ta thường nghĩ mà là ở dải tần truyền dẫn bị lọc chỉ cho qua các tín hiệu từ 300 Hz đến 4000 Hz khi đi qua mạch mã hoá PCM (Pulse Code Modulation: Ðiều chế mã hoá số xung biên độ) để tránh chồng lấn phổ tần tại tổng đài. Modem X2 của hãng U.S. Robotics, modem của hãng Rockwell và sau này được thống nhất bởi tiêu chuẩn V.90 của ITU-T (International Telecommunication Union - Telecommunication standard: Tiêu chuẩn viễn thông của Liên minh Viễn thông Quốc tế) là một giải pháp khôn ngoan lách khỏi mạch lọc này trong chiều từ ISP (Internet Service Provider: nhà cung cấp dịch vụ Internet) về đến người sử dụng (downstream) đạt được 56 kbps bằng đường truyền dẫn số trực tiếp từ ISP đến tổng đài nội hạt (đường T1: 1544 kbps hay E1: 2048 kbps) nhưng tốc độ chiều từ người sử dụng lên ISP (upstream) vẫn là 33,6 kbps có thể đã là tốc độ cao nhất có thể được của modem.

            Mạng viễn thông hiện nay đã được hiện đại hoá với sự ứng dụng của kỹ thuật số trên toàn mạng từ công nghệ truyền dẫn quang tốc độ cao đến kỹ thuật chuyển mạch số và gần đây là đường dây thuê bao số ISDN (Intergrated Services Digital Network: Mạng số đa dịch vụ). Tuy nhiên, bản thân mạng viễn thông đã được thiết kế, đầu tư, vận hành và bảo dưỡng chủ yếu dành cho dịch vụ thoại và do đó đã bộc lộ nhược điểm lớn là từ chỗ chỉ xử lý các cuộc gọi điện thoại vốn chỉ kéo dài khoảng vài phút đã nhanh chóng quá tải khi phải đối mặt với các cuộc gọi Internet kéo dài đến vài tiếng đồng hồ khi mà người sử dụng đã từ chỗ chuyển file đơn thuần chuyển sang khám phá, thưởng thức Internet.

            Giải pháp của DSL là truyền tải dữ liệu và thoại trên cùng đường dây điện thoại cáp đồng đến tổng đài nội hạt sẽ được tách ra bằng bộ tách dịch vụ. Tín hiệu thoại được chuyển qua tổng đài chuyển mạch, còn số liệu được đưa đến các ISP sẽ tránh được các mạch lọc PCM, tận dụng được dải thông tần số của cáp đồng trên 200 kHz và tránh làm quá tải các hệ thống chuyển mạch điện thoại. Ứng dụng thành tựu của kỹ thuật xử lý số tín hiệu và công nghệ vi điện tử ngày nay vào kỹ thuật điều chế đã đem lại tốc độ truyền tải dữ liệu cao trên cáp đồng.

            Các phiên bản đối xứng (tốc độ downstream bằng tốc độ upstream) đầu tiên của DSL như HDSL (High speed DSL: Ðường dây thuê bao số tốc độ cao): 1544 kbps trên 2 đôi dây, 2048 kbps trên 3 đôi dây dài đến 3,6 km và sau này là SDSL (Single-line DSL: Ðường dây thuê bao số một đôi dây) với cùng tốc độ, cự ly tối đa 3 km đã là rất ấn tượng. Tuy nhiên phải đến khi sự bất đối xứng trong nhu cầu dữ liệu của người sử dụng thông thường là chiều downstream luôn lớn hơn nhiều so với chiều upstream được khai thác tối đa bằng các phiên bản DSL bất đối xứng và khi giảm độ dài vòng thuê bao thì tốc độ truyền tải số liệu mới thực sự đạt được sự thoả mãn những người sử dụng Internet khó tính nhất. Ðó là ADSL (Asymmetric DSL: Ðường dây thuê bao số bất đối xứng) với tốc độ downstream lên đến 8 Mkbps (cự ly 2 km) và 6 Mkbps (cự ly 3,6 km) hay VDSL (Very high bit rate DSL: Ðường dây thuê bao số tốc độ rất cao) đạt tốc độ downstream 13 Mkbps ở cự ly 1500 m, 26 Mkbps ở cự ly 1000 m và đặc biệt 52 Mkbps ở cự ly 300 m, đã đem lại truyền thông đa phương tiện đến từng gia đình. Giá cả của thuê bao và thiết bị DSL đang ngày càng hấp dẫn và người sử dụng ít tiền có thể quan tâm tới tiêu chuẩn G.lite của ITU-T thay việc đầu tư các bộ tách dịch vụ vốn đắt tiền, lắp đặt phức tạp bởi các mạch lọc microfilter có giá thành rất rẻ, dễ lắp đặt. Một phiên bản đặc biệt của DSL là RADSL (Rate Adaptive DSL: Ðường dây thuê bao số thích ứng tốc độ) rất thích hợp cho các đường dây cáp đồng có chất lượng kém ở vùng ngoại ô và cự ly thông tin dài với tốc độ truyền tải chấp nhận được. Bên cạnh đó, công nghệ VoDSL (Voice over DSL: thoại qua đường dây thuê bao số) truyền tải 24 kênh thoại qua 1 đường dây điện thoại đang rất được các tổng đài nội bộ quan tâm.

            Hiện nay ADSL đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành bưu điện Việt Nam và đã có những bước tiến đáng kể trong việc thử nghiệm hệ thống ADSL đầu tiên trong việc hỗ trợ thuê bao dân dụng và doanh nghiệp truy xuất Internet.

            Quốc Anh

            Ref: Công nghệ DSL
            Th.S Đặng Quốc Anh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

            Comment


            • #7
              ADSL - Asymmetric Digital Subcriber Line: Ðường dây thuê bao số bất đối xứng

              Comment


              • #8
                Re: HDSL va ADSL

                Hi.
                xin lỗi anh trước nhé!Em đông ý ADSL là chạy rất nhanh nhưng mà cũng rất dỡ.Mới khai trương được 2 ngày sau thì chết cho tới bây giờ luôn.Khi nào chạy lại được rồi nói tiếp nhé.

                Comment


                • #9
                  Herry,
                  Bạn phải phân biệt rõ công nghệ và triển khai dịch vụ. Nhiểu nước trên thế giới triển khai ADSL (chủ yếu phục phụ truy câp internet tốc độ cao) có chất lượng dịch vụ rất tốt và có hàng triệu khách hàng (Nhật và Hàn Quốc)
                  Nếu ở đâu đó triển khai dịch vụ mà không chạy là do lỗi nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải do lỗi của công nghê. :-)
                  Hoàng Đức Phương, CCIE #12613
                  info@ipmac.com.vn
                  www.ipmac.com.vn

                  Comment


                  • #10
                    Re: HDSL va ADSL

                    Originally posted by herry
                    Hi.
                    xin lỗi anh trước nhé!Em đông ý ADSL là chạy rất nhanh nhưng mà cũng rất dỡ.Mới khai trương được 2 ngày sau thì chết cho tới bây giờ luôn.Khi nào chạy lại được rồi nói tiếp nhé.
                    Herry nói chết luôn là sao mình không hiểu lắm?!?! Hay là ngừng không triển khai dịch vụ này nữa?!?!

                    Comment


                    • #11
                      Re: HDSL va ADSL

                      Tôi đang có ý định sử dụng công nghệ ADSL để nâng cấp mạng WAN của cơ quan tôi.
                      Hiện tai WAN của tôi có các thiết bị sau:
                      08 đường điện thoại qua số trượt
                      01 router Cisco 2500
                      02 máy chủ
                      ------------------------------
                      Hiện cơ quan tôi đang cung cấp các dịch vụ Intranet cho các máy tính cá nhân và các máy tính đơn vị cấp dưới khai thác thôngn tin qua 8 đường line điện thoại này.
                      ----------------------------------
                      Bây giờ tôi muốn nâng cấp dùng công nghệ ADSL vào mạng WAN của tôi.
                      Xin các anh chỉ giúp!
                      ---------Cisco 2500 có hỗ trợ modem ADSL không?
                      như vây tôi phai mua một bộ tách tín hiệu phải không?
                      Bộ tin hiêu nay phải đặt tại tổng đài nội hạt của bưu điện đúng không?
                      Nêu phải mua? giá thành khoảng bao nhiêu?
                      ----------------------------
                      Nêu route cisco 2500 không hỗ trợ modem ADSL thì tôi phải mua thêm các thiết bị để xây dựng khối DSLAM phải không
                      -------------------------------
                      Xin các anh chỉ giúp! Xin cảm ơn?

                      Comment


                      • #12
                        Neo,
                        Chào anh! Em muốn nhờ anh giải thích giúp em về xây dựng WAN dùng công nghệ ADSL, bài em đa post lên rôi. Rất cảm ơn anh nhiều.
                        nhanl2001@yahoo.com

                        Comment


                        • #13
                          Lựa chọn tốt nhất vẫn là Leasedline

                          Originally posted by cccp
                          Herry,
                          Bạn phải phân biệt rõ công nghệ và triển khai dịch vụ. Nhiểu nước trên thế giới triển khai ADSL (chủ yếu phục phụ truy câp internet tốc độ cao) có chất lượng dịch vụ rất tốt và có hàng triệu khách hàng (Nhật và Hàn Quốc)
                          Nếu ở đâu đó triển khai dịch vụ mà không chạy là do lỗi nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải do lỗi của công nghê. :-)
                          ADSL có hạn chế rất lớn là phụ thuộc nhiều vào khoảng cách và hạ tầng mạng điện thoại. Do đó, đối với một nước mà hạ tầng điện thoại yếu kém như Việt Nam, thì việc ADSL tận dụng được ưu thế là điều không tưởng.
                          Các nước tiên tiến trên thế giới như ANH, PHÁP... ADSL cũng không phải là dịch vụ phát triển và được ưa chuộng bởi tính không đối xứng và bất ổn định của nó.
                          Do vậy lựa chọn tốt nhất vẫn là Leasedline, hoặc cable...

                          Comment


                          • #14
                            Xin go'p y' vo*'i anh Quo^'c Anh,

                            SDSL = Symmetric DSL ( kho^ng pha?i la`Single Line DSL nhu* anh dda~ vie^'t

                            *********
                            Các phiên bản đối xứng (tốc độ downstream = upstream) của DSL như HDSL (High speed DSL): 1544 kbps trên 2 đôi dây, 2048 kbps trên 3 đôi dây dài đến 3,6 km và SDSL (Single-line DSL: Ðường dây thuê bao số một đôi dây) với cùng tốc độ, cự ly tối đa 3 km.
                            ************

                            Comment


                            • #15
                              SDSL đúng là Symmetric DSL.

                              còn cái SHDSL (hay còn có tên khác là G.shdsl) mới là Single line HDSL

                              Các HDSL hiện tại đang sử dụng là HDSL version 2 - chạy được tốc độ 2Mb/1.5Mb trên 1 hoặc 2 đôi dây.
                              Còn HDSL version 1, phải sử dụng 2 hoăc 3 đôi dây.

                              Chuyện khoảng cách kết nối của xDLS cũng khó nói lắm, phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đường kính cáp sử dụng, nhiễu môi trường .... và quan trọng nhất là loại mã hoá (line coding) mà thiết bị đó sử dụng.
                              HDSL có 2 loại mã hoá: 2B1Q là loại mã hoá chuẩn. CAP là loại mã hoá độc quyền.

                              HDSL dùng CAP thì có cự ly kết nối xa hơn hẳn so với 2B1Q. Bù lại bạn phải trả tiền bản quyền cho việc sử dụng line coding này nên đội giá thành lên.

                              SHDSL thì sử dụng 2 loại mã hoá chuẩn là 2B1Q (để tương thích ngược với HDSL version 2) và PAM-16. Do vậy SHDSL thường kết nối xa hơn HDSL khoảng 30%

                              Comment

                              Working...
                              X