VXLAN và VLAN: Giải pháp nào phù hợp nhất cho Trung tâm dữ liệu đám mây?
Thực tế cho thấy Vlan truyền thống là không đủ đáp ứng các yêu cầu phức tạp của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây - và họ đang thu được lợi ích đáng kể bằng cách “kéo dài” mạng Lớp 2 sang mạng Lớp 3 để xây dựng các trung tâm dữ liệu đa tầng lớn. Công nghệ VXLAN (Mạng mở rộng ảo cục bộ) đã khắc phục hạn chế về mở rộng do Vlan truyền thống quy định chỉ tối đa 4096 mạng con. VXLAN cung cấp khả năng mở rộng mạng Lớp 2 trên một mạng IP, cho phép thiết kế trung tâm dữ liệu đa chiều và ảo hóa quy mô lớn trên cơ sở hạ tầng tài nguyên vật lý chung. Bài viết này bám sát những điều cơ bản của VXLAN và sự khác biệt giữa VXLAN so với Vlan.
VXLAN và VLAN: So sánh nhanh
VXLAN là kỹ thuật ảo hóa mạng cho phép người dùng tạo một mạng logic cho các máy ảo (VM) trên các mạng khác nhau. Điều đó có nghĩa là, nó cho phép bạn tạo một mạng lớp 2 trên một mạng IP thông qua việc đóng gói. Điều cần nhấn mạnh là bạn có khả năng có thể tạo 16 triệu mạng con bằng kỹ thuật VXLAN, so với 4096 mạng con của Vlan truyền thống. Trong trường hợp này, công nghệ VXLAN cho phép mạng hỗ trợ nhiều Vlan hơn. Kết quả là chúng ta có thể phân chia hệ thống mạng logic hơn trong một hệ thống lớn và có thể chứa nhiều máy ảo hơn.
VXLAN và VLAN: Tại sao chọn VXLAN thay thế VLAN?
VXLAN cho phép bạn tạo các vùng quản trị Lớp 2 nhỏ hơn được kết nối qua mạng Lớp 3. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng Spanning Tree Protocol (STP) để chống loop - nhưng với một giao thức định tuyến mạnh mẽ hơn trong mạng Layer 3. Không có STP, không có cổng nào bị chặn, vì vậy bạn có thể nhận toàn bộ dữ liệu từ tất cả các cổng đang kết nối qua đó có thể cân bằng tải lưu lượng dữ liệu. Tất cả đều nhằm mục đích tối đa hóa hiệu suất trung tâm dữ liệu.
VXLAN tạo ra cuộc cách mạng lớn trong việc xây dựng các trung tâm dữ liệu đám mây. Giúp hệ thống mạng đám mây có khả năng mở rộng, có thể linh hoạt tạo ra rất nhiều mạng con hơn. Qua đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu phức tạp của hệ thống mạng đám mây ngày nay. Trên thực tế VXLAN đã có thể di chuyển máy ảo (vm) từ lớp mạng này qua lớp mạng khác thành công.
Thực tế cho thấy Vlan truyền thống là không đủ đáp ứng các yêu cầu phức tạp của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây - và họ đang thu được lợi ích đáng kể bằng cách “kéo dài” mạng Lớp 2 sang mạng Lớp 3 để xây dựng các trung tâm dữ liệu đa tầng lớn. Công nghệ VXLAN (Mạng mở rộng ảo cục bộ) đã khắc phục hạn chế về mở rộng do Vlan truyền thống quy định chỉ tối đa 4096 mạng con. VXLAN cung cấp khả năng mở rộng mạng Lớp 2 trên một mạng IP, cho phép thiết kế trung tâm dữ liệu đa chiều và ảo hóa quy mô lớn trên cơ sở hạ tầng tài nguyên vật lý chung. Bài viết này bám sát những điều cơ bản của VXLAN và sự khác biệt giữa VXLAN so với Vlan.
VXLAN và VLAN: So sánh nhanh
VXLAN là kỹ thuật ảo hóa mạng cho phép người dùng tạo một mạng logic cho các máy ảo (VM) trên các mạng khác nhau. Điều đó có nghĩa là, nó cho phép bạn tạo một mạng lớp 2 trên một mạng IP thông qua việc đóng gói. Điều cần nhấn mạnh là bạn có khả năng có thể tạo 16 triệu mạng con bằng kỹ thuật VXLAN, so với 4096 mạng con của Vlan truyền thống. Trong trường hợp này, công nghệ VXLAN cho phép mạng hỗ trợ nhiều Vlan hơn. Kết quả là chúng ta có thể phân chia hệ thống mạng logic hơn trong một hệ thống lớn và có thể chứa nhiều máy ảo hơn.
VXLAN và VLAN: Tại sao chọn VXLAN thay thế VLAN?
VXLAN cho phép bạn tạo các vùng quản trị Lớp 2 nhỏ hơn được kết nối qua mạng Lớp 3. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng Spanning Tree Protocol (STP) để chống loop - nhưng với một giao thức định tuyến mạnh mẽ hơn trong mạng Layer 3. Không có STP, không có cổng nào bị chặn, vì vậy bạn có thể nhận toàn bộ dữ liệu từ tất cả các cổng đang kết nối qua đó có thể cân bằng tải lưu lượng dữ liệu. Tất cả đều nhằm mục đích tối đa hóa hiệu suất trung tâm dữ liệu.
VXLAN tạo ra cuộc cách mạng lớn trong việc xây dựng các trung tâm dữ liệu đám mây. Giúp hệ thống mạng đám mây có khả năng mở rộng, có thể linh hoạt tạo ra rất nhiều mạng con hơn. Qua đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu phức tạp của hệ thống mạng đám mây ngày nay. Trên thực tế VXLAN đã có thể di chuyển máy ảo (vm) từ lớp mạng này qua lớp mạng khác thành công.