Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các công cụ để đánh dấu trong QoS: Đánh dấu gói tin trên WAN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các công cụ để đánh dấu trong QoS: Đánh dấu gói tin trên WAN

    +Frame Relay và ATM (Asynchronous Transfer Mode) hỗ trợ một bit đơn có thể được dùng để đánh dấu, nhưng các bit đơn này chỉ ra khả năng loại bỏ gói tin. Các frame có bit này được gán bằng 1 thì frame đó có thể bị loại bỏ. Các bit này được đặt tên là bit DE (Discard Eligibility) và ATM CLP (ATM Cell Loss Priority). Các bit này có thể gửi bởi một router, một tổng đài ATM hoặc FR Switch. Router và switch sẽ được cấu hình để chủ động loại bỏ các frame và các cell có DE=1 hoặc CLP=1.



    Bit DE trong Frame Relay header


    Bit CLP trong ATM Frame

    +MPLS (Multiprotocol Label Switching) định nghĩa trường 3 bits khác gọi là MPLS Experimental (EXP) bit cho mục đích đánh dấu. Thường thì các công cụ đánh dấu và phân loại được dùng ở ngoài biên của mạng MPLS để ánh xạ giá trị DSCP hoặc IP Precendence sang EXP để cung cấp chức năng QoS bên trong một mạng MPLS.

    3 bits EXP trong MPLS Label

    +Trong các hệ thống mạng trên, các giá trị IP Precedence và DSCP bên trong một gói tin IP không bị thay đổi. Tuy nhiên, một vài thiết bị có thể không có khả năng đọc vào các trường IP Precedence và DSCP và một vài thiết bị có thể đọc các trường khác dễ dàng hơn.

    -Ví dụ, một router MPLS Label Switch Router (LSR) bên trong một đám mây MPLS có thể được cấu hình để ra quyết định QoS dựa trên ba bit MPLS EXP trong nhãn MPLS nhưng không có khả năng đọc đến các IP header đã đóng gói bên trong. Trong những trường hợp như vậy, các công cụ QoS có thể cần phải được cấu hình trên những thiết bị ngoài biên của hệ thống mạng để đọc các giá trị DSCP và đánh dấu bằng những trường khác nhau. Các trường có thể dùng để đánh dấu cho các giao thức non-IP có thể tồn tại chỉ cho các trường này là như sau: CoS, DE, CLP, EXP.

    Do đó, phân loại và đánh dấu như sau:

    - Để phân loại: Chỉ trên cổng vào và chỉ nếu cổng đó của router hỗ trợ trường trong header.

    - Để đánh dấu: Chỉ trên cổng ra và chỉ nếu cổng đó của router hỗ trợ trường đó trong header. Nếu quá trình đánh dấu phải được cấu hình trên R1 802.1Q subinterface (ví dụ, F0/0.1), nó có thể phân loại các frame đi vào dựa trên giá trị CoS và đánh dấu các frame đi ra với giá trị CoS. Tuy nhiên, khi dữ liệu đi vào, router không thể đánh dấu giá trị CoS và trên chiều đi ra, router cũng không thể phân loại dựa trên CoS. Tương tự như vậy, quá trình đánh dấu cũng không thể phân loại hay đánh dấu các bit DE, CLP hoặc MPLS EXP bởi vì các header này không tồn tại trong theo chuẩn Ethernet.
    Nguyễn Ngọc Đại – VnPro





    Phan Trung Tín
    Email: phantrungtin@vnpro.org
    .
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
    Tel: (028) 35124257 (028) 36222234
    Fax: (028) 35124314

    Home Page: http://www.vnpro.vn
    Forum: http://www.vnpro.org
    Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
    LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Videos: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog
    Facebook: http://facebook.com/VnPro
    Zalo: https://zalo.me/1005309060549762169
    ​​​​​​
Working...
X