+ Các router Cisco có thể được cấu hình để thực hiện đưa vào hàng đợi những gói tin đang chờ chuyển ra khỏi một cổng.
-Ví dụ, nếu một router nhận mức lưu lượng 5Mbps trong vài giây liên tiếp và tất cả các lưu lượng đó phải đi ra cổng T1 (1.544Mbps), router sẽ không thể truyền tất cả các lưu lượng đó. Vì vậy, router sẽ đặt tất cả các gói tin vào một trong những hàng đợi. Những hàng đợi này có thể cấu hình và thông qua đó, người quản trị có thể can thiệp những gói tin nào có thể kế tiếp rời khỏi cổng, những gói tin nào có thể loại bỏ. Hàng đợi bao gồm có: hàng đợi cứng và hàng đợi mềm.
Các hàng đợi được tạo ra trên một cổng của router bằng các công cụ hàng đợi là hàng đợi mềm vì các hàng đợi này có thể cấu hình được. Khi cơ chế hàng đợi xử lý đến những gói tin kế tiếp trong hàng đợi mềm, gói tin này không được di chuyển trực tiếp ra cổng vật lý. Thay vào đó, router sẽ di chuyển gói tin từ hàng đợi mềm sang một hàng đợi nhỏ bằng phần cứng FIFO. Cisco gọi các hàng đợi riêng biệt cuối cùng này là hàng đợi truyền (transmit queue-TX queue) hoặc vòng tròn hay vòng tròn truyền (TX ring) tùy thuộc vào kiểu router. Các hàng đợi này được gọi là các hàng đợi phần cứng.
+ Theo hình 1, hàng đợi cứng có kích thước là 4. Khi chỉ có đúng 4 gói tin đến router (giả sử không có các gói tin khác đến sau), đúng với kích thước của hàng đợi cứng. Các gói tin này sẽ được đặt ngay vào hàng đợi cứng để được chuyển đi. Trong trường hợp này không cần sử dụng đến các hàng đợi mềm.
+ Theo hình 2, hàng đợi cứng có kích thước là 4. Khi 4 gói tin được đặt vào hàng đợi cứng để chờ được chuyển đi thì có tiếp 3 gói tin khác đến. 3 gói tin đến sau sẽ được đặt vào hàng đợi mềm đã cấu hình từ trước.
*Các hàng đợi phần cứng có các đặc điểm sau đây :
- Khi một cổng hoàn tất việc gởi một gói tin, gói tin kế tiếp từ hàng đợi cứng có thể được mã hóa và gởi ra cổng mà không cần ngắt CPU, giúp đảm bảo sử dụng đầy đủ bandwidth của cổng.
- Luôn luôn dùng cơ chế FIFO.
- Không thể bị ảnh hưởng bởi các công cụ hàng đợi QoS (hàng đợi mềm).
- IOS tự động giảm kích thước của hàng đợi phần cứng đến một chiều dài nhỏ hơn khi một công cụ hàng đợi được dùng.
- Các hàng đợi phần cứng có chiều dài ngắn có ý nghĩa là các gói tin có thể kiểm soát bằng các phần mềm hàng đợi, cho phép các hàng đợi mềm kiểm soát chặt chẽ hơn lưu lượng đi ra khỏi cổng. Chức năng duy nhất của hàng đợi phần cứng mà có thể thao tác là chiều dài của hàng đợi.
-Ví dụ, nếu một router nhận mức lưu lượng 5Mbps trong vài giây liên tiếp và tất cả các lưu lượng đó phải đi ra cổng T1 (1.544Mbps), router sẽ không thể truyền tất cả các lưu lượng đó. Vì vậy, router sẽ đặt tất cả các gói tin vào một trong những hàng đợi. Những hàng đợi này có thể cấu hình và thông qua đó, người quản trị có thể can thiệp những gói tin nào có thể kế tiếp rời khỏi cổng, những gói tin nào có thể loại bỏ. Hàng đợi bao gồm có: hàng đợi cứng và hàng đợi mềm.
Các hàng đợi được tạo ra trên một cổng của router bằng các công cụ hàng đợi là hàng đợi mềm vì các hàng đợi này có thể cấu hình được. Khi cơ chế hàng đợi xử lý đến những gói tin kế tiếp trong hàng đợi mềm, gói tin này không được di chuyển trực tiếp ra cổng vật lý. Thay vào đó, router sẽ di chuyển gói tin từ hàng đợi mềm sang một hàng đợi nhỏ bằng phần cứng FIFO. Cisco gọi các hàng đợi riêng biệt cuối cùng này là hàng đợi truyền (transmit queue-TX queue) hoặc vòng tròn hay vòng tròn truyền (TX ring) tùy thuộc vào kiểu router. Các hàng đợi này được gọi là các hàng đợi phần cứng.
Hình 1: Ví dụ về hàng đợi cứng
+ Theo hình 1, hàng đợi cứng có kích thước là 4. Khi chỉ có đúng 4 gói tin đến router (giả sử không có các gói tin khác đến sau), đúng với kích thước của hàng đợi cứng. Các gói tin này sẽ được đặt ngay vào hàng đợi cứng để được chuyển đi. Trong trường hợp này không cần sử dụng đến các hàng đợi mềm.
Hình 2: Ví dụ về hàng đợi mềm
+ Theo hình 2, hàng đợi cứng có kích thước là 4. Khi 4 gói tin được đặt vào hàng đợi cứng để chờ được chuyển đi thì có tiếp 3 gói tin khác đến. 3 gói tin đến sau sẽ được đặt vào hàng đợi mềm đã cấu hình từ trước.
*Các hàng đợi phần cứng có các đặc điểm sau đây :
- Khi một cổng hoàn tất việc gởi một gói tin, gói tin kế tiếp từ hàng đợi cứng có thể được mã hóa và gởi ra cổng mà không cần ngắt CPU, giúp đảm bảo sử dụng đầy đủ bandwidth của cổng.
- Luôn luôn dùng cơ chế FIFO.
- Không thể bị ảnh hưởng bởi các công cụ hàng đợi QoS (hàng đợi mềm).
- IOS tự động giảm kích thước của hàng đợi phần cứng đến một chiều dài nhỏ hơn khi một công cụ hàng đợi được dùng.
- Các hàng đợi phần cứng có chiều dài ngắn có ý nghĩa là các gói tin có thể kiểm soát bằng các phần mềm hàng đợi, cho phép các hàng đợi mềm kiểm soát chặt chẽ hơn lưu lượng đi ra khỏi cổng. Chức năng duy nhất của hàng đợi phần cứng mà có thể thao tác là chiều dài của hàng đợi.
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro