**Priority Queuing (PQ) đảm bảo cho lưu lượng có độ ưu cao được giải quyết trước nhất và nhanh nhất tại mỗi nơi có lưu lượng này. Thuật toán này được thiết kế dành cho các lưu lượng quan trọng với một thứ tự khắc khe. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên rất phức tạp. Có thể ưu tiên theo từng giao thức (IP, IPX, Apple Talk), theo các cổng đến, kích thước của gói tin, địa chỉ nguồn hay địa chỉ đích…
* *PQ bao gồm 4 hàng đợi với mức ưu tiên được giảm dần: High, Medium, Normal, Low. Những gói tin được phân vào trong 4 hàng đợi dựa vào mức độ ưu tiên được chọn bởi người quản trị và bị đánh rớt khi số lượng gói tin vượt quá kích thước hàng đợi. Các hàng đợi có mức ưu tiên cao nhất là High và thấp nhất là Low.
Hàng đợi High được ưu tiên 100 bandwidth, delay nhỏ nhất, jitter nhỏ nhất. Hàng đợi Low dễ rơi vào tình trạng “Starvation”, nghĩa là các gói tin ở những hàng đợi này sẽ không được phục vụ và có thể bị đánh rớt với số lượng lớn. Các gói tin không được phân mức độ ưu tiên sẽ thuộc hàng đợi Normal. Hoạt động của hàng đợi PQ được thể hiện trong mô hình thuật toán sau:
*Theo hình 1, nếu có gói tin được phân loại thuộc hàng đợi High đến router thì những gói tin này được đặt vào transmit queue-TX queue trước nhất và nhanh nhất. Tương tự khi router xét đến những gói tin khác thuộc các hàng đợi còn lại theo mức ưu tiên giảm dần. Sự ưu tiên ở đây mang tính chất tuyệt đối.
Theo mặc định thì số gói tin tối đa trong các hàng đợi lần lượt là: High (20 gói tin), Medium (40 gói tin), Normal (60 gói tin), Low (80 gói tin). Thực hiện kiểm tra bằng câu lệnh show trên interface đã áp đặt kỹ thuật PQ. Ví dụ: R1#show interface fastethernet 0/0
*PQ rất hữu ích cho các lưu lượng quan trọng cần được ưu tiên trên mạng WAN. Ví dụ sử dụng thuật toán PQ để đảm bảo các báo cáo dữ liệu về việc giao tiếp thương mại phải được truyền đầu tiên đến trụ sở sau đó mới đến các công việc khác. Thuật toán PQ sử dụng cấu hình tĩnh và không tự động cập nhật các thay đổi của mạng khi cần thiết.
* *PQ bao gồm 4 hàng đợi với mức ưu tiên được giảm dần: High, Medium, Normal, Low. Những gói tin được phân vào trong 4 hàng đợi dựa vào mức độ ưu tiên được chọn bởi người quản trị và bị đánh rớt khi số lượng gói tin vượt quá kích thước hàng đợi. Các hàng đợi có mức ưu tiên cao nhất là High và thấp nhất là Low.
Hàng đợi High được ưu tiên 100 bandwidth, delay nhỏ nhất, jitter nhỏ nhất. Hàng đợi Low dễ rơi vào tình trạng “Starvation”, nghĩa là các gói tin ở những hàng đợi này sẽ không được phục vụ và có thể bị đánh rớt với số lượng lớn. Các gói tin không được phân mức độ ưu tiên sẽ thuộc hàng đợi Normal. Hoạt động của hàng đợi PQ được thể hiện trong mô hình thuật toán sau:
Hình 1: Mô hình thuật toán của kỹ thuật hàng đợi PQ
*Theo hình 1, nếu có gói tin được phân loại thuộc hàng đợi High đến router thì những gói tin này được đặt vào transmit queue-TX queue trước nhất và nhanh nhất. Tương tự khi router xét đến những gói tin khác thuộc các hàng đợi còn lại theo mức ưu tiên giảm dần. Sự ưu tiên ở đây mang tính chất tuyệt đối.
Theo mặc định thì số gói tin tối đa trong các hàng đợi lần lượt là: High (20 gói tin), Medium (40 gói tin), Normal (60 gói tin), Low (80 gói tin). Thực hiện kiểm tra bằng câu lệnh show trên interface đã áp đặt kỹ thuật PQ. Ví dụ: R1#show interface fastethernet 0/0
Hình 2: Số gói tin tối đa mặc định của hàng đợi PQ
*PQ rất hữu ích cho các lưu lượng quan trọng cần được ưu tiên trên mạng WAN. Ví dụ sử dụng thuật toán PQ để đảm bảo các báo cáo dữ liệu về việc giao tiếp thương mại phải được truyền đầu tiên đến trụ sở sau đó mới đến các công việc khác. Thuật toán PQ sử dụng cấu hình tĩnh và không tự động cập nhật các thay đổi của mạng khi cần thiết.
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro