Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các kĩ thuật QoS thực hiện trên gói tin

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các kĩ thuật QoS thực hiện trên gói tin



    1. Phân loại và đánh dấu

    QoS cung cấp các mức xử lý khác nhau đối với các lớp lưu lượng khác nhau. Trước khi các ứng dụng hay kĩ thuật QoS được áp dụng, lưu lượng phải được nhận biết và sắp xếp vào trong các lớp khác nhau. Thiết bị mạng sử dụng sự phân loại để nhận biết lưu lượng theo các lớp riêng biệt. Sau khi lưu lượng mạng được sắp xếp, việc đánh dấu được thực hiện bằng cách gắn thẻ cho các gói riêng biệt để các thiết bị mạng khác có thể thực hiện các chức năng QoS cho các gói đó khi chúng di chuyển thông qua mạng.

    1.1. Phân loại (Classification)

    Phân loại được thực hiện để nhận dạng lưu lượng và phân chia lưu lượng vào các lớp khác nhau. Với việc sử dụng phân loại gói, nhà quản trị mạng có thể phân vùng lưu lượng mạng thành nhiều mức ưu tiên hay nhiều lớp dịch vụ. Việc phân loại nên được đặt ở biên mạng. Để có thể phân loại được gói tin, thông thường phải kiểm tra một số trường trong headers. Sau khi phân loại, một QoS tool sẽ đưa gói tin vào hàng đợi thích hợp.

    1.2. Đánh dấu (Marking)

    Đánh dấu là một kĩ thuật dùng để tạo ra sự phân biệt giữa các gói tin của các loại dữ liệu khác nhau trong khi thực hiện QoS. Việc đánh dấu sẽ thực hiện trên các một số trường có trong gói tin như IP precedence, DSCP, EXP, QoS group, QoS discard…. Việc đánh dấu thường được thực hiện sau khi gói tin đã được phân loại. Sau khi phân loại gói tin ta sẽ đánh dấu vào gói tin đó một giá trị, có thể đó là giá trị IP precedence, DSCP hay EXP…Các giá trị đã được đánh dấu sẽ được dùng để phân loại gói tin ở chặng tiếp theo và thực hiện QoS. Việc đánh dấu thường xảy ra tại ngõ vào của interface, tại đây gói tin sẽ được thu nhận và thực hiện đánh dấu lại (remark) nếu cần thiết, dấu vừa đánh sẽ tồn tại trong các hàng đợi ngõ ra của router này và trên đường truyền tới đích tiếp theo.

    2. Các kĩ thuật hàng đợi (Queuing)

    Do tốc độ xử lý của router chậm hơn rất nhiều so với số lượng gói tin đến và cần truyền đi, nên các gói tin cần phải xếp hàng và đợi trong một hàng dài nếu không muốn bị drop. Vì thế kĩ thuật hàng đợi được áp dụng cho các router. IOS Cisco hỗ trợ các kĩ thuật hàng đợi sau:

    + Hàng đợi FIFO (First In – First Out Queuing).

    + Hàng đợi ưu tiên PQ (Priority Queuing).

    + Hàng đợi tùy chọn CQ (Custom Queuing).

    + Hàng đợi cân bằng có trọng số WFQ (Weighted Fair Queuing).

    + Hàng đợi cân bằng có trọng số dựa trên Class CBWFQ (Class-Based Weighted Fair Queuing).

    + Hàng đợi độ trễ thấp LLQ (Low Latency Queuing).

    Chi tiết về các kĩ thuật hàng đợi trên sẽ được trình bày trong những bài viết tiếp theo.

    Hà Phạm Minh Đức – VnPro
    Phan Trung Tín
    Email: phantrungtin@vnpro.org
    .
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
    Tel: (028) 35124257 (028) 36222234
    Fax: (028) 35124314

    Home Page: http://www.vnpro.vn
    Forum: http://www.vnpro.org
    Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
    LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Videos: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog
    Facebook: http://facebook.com/VnPro
    Zalo: https://zalo.me/1005309060549762169
    ​​​​​​
Working...
X