1. Trạng thái Port của RSTP
RSTP cũng định nghĩa lại các trạng thái Port của 802.1D, tuy nhiên có một số thay đổi:
Trong RSTP, Trạng thái Discarding sẽ thay thế cho 3 trạng thái của 802.1D (Disabled, Blocking, Listening). Trạng thái Discarding có nghĩa là Port sẽ không truyền hay nhận dữ liệu hoặc học địa chỉ MAC, bất chấp Port này có bị tắt (Shutdown) hay gặp sự cố… Khi RSTP đã quyết định chuyển trạng thái từ Discarding sang Forwarding, Port đó sẽ ngay lập tức đi vào trạng thái Learning. Từ thời điểm đó,quá trình tiếp tục giống như trong 802.1D. RSTP không còn cần trạng thái Listening nữa bởi vì nó sẽ chủ động hỏi các thiết bị láng giềng,bảo đảm sao cho không bị vòng lặp(Loop).
RSTP dùng thuật ngữ vai trò cổng (role) để chỉ ra một cổng là Root Port hay là một Designated Port.RSTP sử dụng Root Port và Designated Port giống như trong 802.1D, tuy nhiên RSTP thêm vào vài vai trò khác.
• Root Port: là Port cung cấp đường về Root Switch cho con Switch đang xét có tổng Path cost nhỏ nhất (tốt nhất)
• Designated Port: là Port cung cấp đường về Root Switch cho phân đoạn mạng mà có tổng Path cost nhỏ nhất (tốt nhất).
• Alternate Port: Giống như cổng dự phòng trong Uplink Fast. Port này sẽ được thay thế cho Root Port ngay sau khi Root Port bị hỏng.
• Backup Port: một cổng kết nối vào cùng một phân đoạn mạng dùng chung giống như nhiều cổng khác trên cùng Switch nhưng cổng kia là Designated Port cho phân đoạn mạng đó. Cổng Backup sẽ thay thế khi cổng Designated Port bị sự cố.
2. Tính hội tụ nhanh chóng của RSTP
RSTP cung cấp cho việc phục hồi nhanh chóng các kết nối lỗi của Switch, Switch Port hoặc mạng LAN. Nó cung cấp sự hội tụ nhanh chóng cho Edge Port, Root Port mới, và Port kết nối kiểu Point-to-Point như sau:
• Edge Port: Nếu ta cấu hình 1 cổng là Edge Port trên Switch chạy RSTP bằng câu lệnh Spanning-tree portfast thì cổng này ngay lập tức chuyển sang trạng thái Forwarding. Edge Port giống như là PortFast và ta chỉ nên kích hoạt nó trên cổng kết nối đến một trạm cuối duy nhất.
• Root Port: Nếu RSTP chọn một Root Port mới, nó sẽ Block các Root Port cũ và ngay lập tức chuyển tiếp các Root Port mới này sangtrạng thái Forwarding.
• Point-to-Point: Nếu ta kết nối một Port với một Port khác thông qua một liên kết Point-to-point và Port cục bộ trở thành Designated Port, nó thương lượng một sự chuyển đổi nhanh chóng với Port khác bằng cách sử dụng những cái bắt tay Proposal-Agreement để đảm bảo rằng không có Loop.
Ví dụ như hình trên, Switch A kết nối với Switch B thông qua một liên kết Point-to-Point và tất cả các cổng ở trạng thái Blocking. Giả sử rằng Switch A có Priority nhỏ hơn Switch B,nó sẽ gửi một thông báo đề nghị (Proposal message – BPDU với cờ đề nghị) tới Switch B và đề xuất Switch B là Designated Switch.
Sau khi nhận được Proposal message từ Switch A, Switch B chọn Root Port mới từ Port mà nó nhận được Proposal message, đưa tất cả các cổng Nonedge Port về trạng thái Blocking và gửi một thông báo thoả thuận (Agreement message – BPDU với cờ thoả thuận) tới Root Port mới này.
Sau khi nhận được thông báo thoả thuận của Switch B, Switch A ngay lập tức chuyển các Designated Port của nó sang trạng thái Forwarding. Không có vòng lặp Loop trong mạng được hình thành bởi vì Switch B đã Block tất cả các Nonedge Port của nó và bởi vì có một kiểu liên kết Point-to-Point giữa Swich A và Switch B.
Khi Switch C được kết nối với Switch B,một bộ thiết lập bắt tay tương tự được trao đổi. Switch C chọn Port kết nối với Switch B là Root Port và cả 2 ngay lập tức chuyển sang trạng thái Forwarding. Với mỗi lần lặp lại của quá trình bắt tay, một Switch nữa sẽ tham gia vào mô hình mạng đang hoạt động. Khi mạng đã hội tụ, quá trình thoả thuận bắt tay Proposal-Agreement tiến triển từ gốc (Root) đến các nhánh của Spanning-tree.
Lê Đức Thịnh – VnPro
RSTP cũng định nghĩa lại các trạng thái Port của 802.1D, tuy nhiên có một số thay đổi:
Trạng thái port trong RSTP
Trong RSTP, Trạng thái Discarding sẽ thay thế cho 3 trạng thái của 802.1D (Disabled, Blocking, Listening). Trạng thái Discarding có nghĩa là Port sẽ không truyền hay nhận dữ liệu hoặc học địa chỉ MAC, bất chấp Port này có bị tắt (Shutdown) hay gặp sự cố… Khi RSTP đã quyết định chuyển trạng thái từ Discarding sang Forwarding, Port đó sẽ ngay lập tức đi vào trạng thái Learning. Từ thời điểm đó,quá trình tiếp tục giống như trong 802.1D. RSTP không còn cần trạng thái Listening nữa bởi vì nó sẽ chủ động hỏi các thiết bị láng giềng,bảo đảm sao cho không bị vòng lặp(Loop).
RSTP dùng thuật ngữ vai trò cổng (role) để chỉ ra một cổng là Root Port hay là một Designated Port.RSTP sử dụng Root Port và Designated Port giống như trong 802.1D, tuy nhiên RSTP thêm vào vài vai trò khác.
• Root Port: là Port cung cấp đường về Root Switch cho con Switch đang xét có tổng Path cost nhỏ nhất (tốt nhất)
• Designated Port: là Port cung cấp đường về Root Switch cho phân đoạn mạng mà có tổng Path cost nhỏ nhất (tốt nhất).
• Alternate Port: Giống như cổng dự phòng trong Uplink Fast. Port này sẽ được thay thế cho Root Port ngay sau khi Root Port bị hỏng.
• Backup Port: một cổng kết nối vào cùng một phân đoạn mạng dùng chung giống như nhiều cổng khác trên cùng Switch nhưng cổng kia là Designated Port cho phân đoạn mạng đó. Cổng Backup sẽ thay thế khi cổng Designated Port bị sự cố.
2. Tính hội tụ nhanh chóng của RSTP
RSTP cung cấp cho việc phục hồi nhanh chóng các kết nối lỗi của Switch, Switch Port hoặc mạng LAN. Nó cung cấp sự hội tụ nhanh chóng cho Edge Port, Root Port mới, và Port kết nối kiểu Point-to-Point như sau:
• Edge Port: Nếu ta cấu hình 1 cổng là Edge Port trên Switch chạy RSTP bằng câu lệnh Spanning-tree portfast thì cổng này ngay lập tức chuyển sang trạng thái Forwarding. Edge Port giống như là PortFast và ta chỉ nên kích hoạt nó trên cổng kết nối đến một trạm cuối duy nhất.
• Root Port: Nếu RSTP chọn một Root Port mới, nó sẽ Block các Root Port cũ và ngay lập tức chuyển tiếp các Root Port mới này sangtrạng thái Forwarding.
• Point-to-Point: Nếu ta kết nối một Port với một Port khác thông qua một liên kết Point-to-point và Port cục bộ trở thành Designated Port, nó thương lượng một sự chuyển đổi nhanh chóng với Port khác bằng cách sử dụng những cái bắt tay Proposal-Agreement để đảm bảo rằng không có Loop.
Tính hội tụ của RSTP
Ví dụ như hình trên, Switch A kết nối với Switch B thông qua một liên kết Point-to-Point và tất cả các cổng ở trạng thái Blocking. Giả sử rằng Switch A có Priority nhỏ hơn Switch B,nó sẽ gửi một thông báo đề nghị (Proposal message – BPDU với cờ đề nghị) tới Switch B và đề xuất Switch B là Designated Switch.
Sau khi nhận được Proposal message từ Switch A, Switch B chọn Root Port mới từ Port mà nó nhận được Proposal message, đưa tất cả các cổng Nonedge Port về trạng thái Blocking và gửi một thông báo thoả thuận (Agreement message – BPDU với cờ thoả thuận) tới Root Port mới này.
Sau khi nhận được thông báo thoả thuận của Switch B, Switch A ngay lập tức chuyển các Designated Port của nó sang trạng thái Forwarding. Không có vòng lặp Loop trong mạng được hình thành bởi vì Switch B đã Block tất cả các Nonedge Port của nó và bởi vì có một kiểu liên kết Point-to-Point giữa Swich A và Switch B.
Khi Switch C được kết nối với Switch B,một bộ thiết lập bắt tay tương tự được trao đổi. Switch C chọn Port kết nối với Switch B là Root Port và cả 2 ngay lập tức chuyển sang trạng thái Forwarding. Với mỗi lần lặp lại của quá trình bắt tay, một Switch nữa sẽ tham gia vào mô hình mạng đang hoạt động. Khi mạng đã hội tụ, quá trình thoả thuận bắt tay Proposal-Agreement tiến triển từ gốc (Root) đến các nhánh của Spanning-tree.
Lê Đức Thịnh – VnPro