Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tại sao phải đưa MAC vào quá trình switching mà không thay nó bằng IP

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại sao phải đưa MAC vào quá trình switching mà không thay nó bằng IP

    Tại sao người ta đưa địa chỉ MAC vào quá trình switching mà không sử dụng luôn địa chỉ IP ? Nghĩa là thay vì switch làm việc với MAC thì switch và router cùng làm việc với IP, bỏ luôn khái niệm lớp 2 trong mô hình mạng. Như vậy có được không ?

    Bài này mình không hỏi về nguyên lý hoạt động của switch, nguyên lý switching, ý nghĩa MAC, giao thức ARP, và v.v vì mình đã biết rồi. Nhưng mình chưa hiểu rõ tại sao cần đến khái niệm MAC trong quá trình switching mà sao không dùng luôn IP ? Mình không nói đến bỏ khái niệm MAC (MAC dùng định danh thiết bị khi tham gia vào mạng) mà chỉ nói đến loại bỏ MAC ra khỏi switching, switch không dùng MAC mà dùng IP thì có được hay không ? Khi switching dùng IP thì MAC sẽ được nằm trong gói IP, các thiết bị khác vẫn đọc được MAC để xác định thiết bị nào đã gửi. Tất nhiên khi thay đổi nguyên lý thì phải hoạt động của thiết bị cũng phải được design lại.

    Nếu thay thế MAC bằng IP trong switching thì mình thấy có vẻ như mạng vẫn chạy được, vẫn switching và routing tốt, mà ta lại bớt đi nhiều khái niệm, nhiều thủ tục và giao thức.

    Lấy ví dụ :
    + ở hiện tại : PC1 cần gửi message đến PC2 trong cùng lớp mạng (cùng 1 switch), nó cần biết dest IP, dest MAC. Nếu nó chưa biết MAC, nó sẽ gửi ARP request broadcast ra địa chỉ FFFFFFFFFFFF, switch nhận gói này, học được MAC của PC1, sau đó sw broadcast ARP ra các port, PC2 nhận được và reply trở lại, và sw học được MAC của PC2. Lần sau PC1 trao đổi với PC2 hoặc PC khác trao đổi với 2 PC này thì sw sẽ forward nay do đã học được MAC đang ở port nào.
    + Bây giờ giả sử bỏ nguyên lý switching bằng MAC mà dùng khái niệm switching bằng IP : PC1 gửi data cho PC2, PC1 không cần biết PC2 ở đâu vì điều này đã có sw lo. Khi sw nhận được gói tin từ PC1 muốn gừi cho PC2 mà sw chưa biết PC2 ở port nào, sw sẽ cache gói tin này lại và gửi 1 ARP request, đây không phải cái ARP hỏi MAC như trên mà nó là ARP hỏi IP, ARP này có dest IP là 255.255.255.255 được sw broadcast ra tất cả các port để hỏi xem ai có IP là PC2. Khi PC2 nhận được ARP này nó sẽ trả lời lại cho SW rằng "tui là PC2 đây", và sw học được IP2, sau đó nó sẽ forward cái gói IP đang cache cho PC2. Lần sau nếu 2 PC này nói chuyện với nhau thì sw nó đã có bảng "IP cache-table" nên nó sẽ forward gói IP ra đúng port.

    Vậy đâu là sự cần thiết phải đưa khái niệm MAC vào switching ?

  • #2
    Nếu bạn muốn dùng IP mà có thể nhanh hơn dùng MAC thì nên bỏ cả mô hình tham chiếu OSI đi vì lớp 2 lúc nào cũng được xử lí trước lớp 3 mà !!!
    Trần Mỹ Phúc
    tranmyphuc@hotmail.com
    Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

    Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

    Juniper Certs :
    JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
    INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

    [version 4.0] Ôn tập CCNA


    Comment


    • #3
      Chưa hiểu rõ lắm ? Ý bạn nói là dùng MAC nhanh hơn dùng IP à ? D(úng là dùng switch bằng MAC thì nhanh hơn dùng IP, nhưng đó là khi tồn tại cả 2 cái. Nhưng nếu bỏ đi 1 cái, bỏ đi lớp số 2 thì switching bằng IP vẫn nhanh tương đương MAC, vì dù sao nó cũng chỉ đọc các bit (byte) để switch)

      Comment


      • #4
        Theo ý kiến của tôi thì lúc nào switch bằng MAC cũng nhanh hơn là switch bằng IP.Vì khi switch nhận được gói tin nó chỉ cần phân tích địa chỉ ở lớp 2,không cần chuyển lên phân tích ở lớp 3 (IP),như vậy thời gian phân tích là nhanh hơn.
        Last edited by dangquangminh; 16-11-2007, 11:08 PM. Reason: thay đổi cách xưng hô.

        Comment


        • #5
          Thì đó, tui đã nói là bây giờ bỏ MAC ra khỏi hoạt động của switching, mà thiết kế cho switch hoạt động trực tiếp với IP, và khi thực hiện switching thì switch chỉ đọc 4 byte của gói IP nhận được và tiến hành switch ngay (không quan tâm đến nội dung), không chuyển lên lớp nào phân tích nữa, quá trình đó vẫn nhanh tương đương switch bằng MAC, có khác gì đâu.
          Last edited by invalid-password; 16-11-2007, 11:16 PM. Reason: x

          Comment


          • #6
            Vậy nếu theo bạn, khi có 1 sự thay đổi nhỏ (1 PC nào đó thay đổi IP, subnet của cả LAN thay đổi...) thì việc tra MAC hoặc IP trong bảng switching cái nào sẽ nhanh hơn, flexible hơn ?

            Comment


            • #7
              IP nhanh hơn :) he he
              Tại vì IP có 32 bit, còn MAC 48 bit. Xét về quá trình so sánh thực hiện với các thanh ghi của bộ vi xử lý trong switch, thì làm việc với 32 bit sẽ nhanh hơn với 48 bit, vì nó tốn ít chu kỳ lệnh hơn.

              Comment


              • #8
                hi,
                - Máy tính của bạn có làm việc với MAC không ?
                - Router không làm việc với MAC à ?
                - Firewall không có MAC thì hoạt động thế nào ?
                Tất cả thiết bị mạng đều phải tuân theo OSI, khi học về mạng thì phải hiểu OSI phải không nào ?

                Comment


                • #9
                  Originally posted by cucoi View Post
                  hi,
                  - Máy tính của bạn có làm việc với MAC không ?
                  - Router không làm việc với MAC à ?
                  - Firewall không có MAC thì hoạt động thế nào ?
                  Tất cả thiết bị mạng đều phải tuân theo OSI, khi học về mạng thì phải hiểu OSI phải không nào ?
                  Bạn chưa hiểu tui nói, tui nói là giả sử bỏ đi MAC, bỏ layer 2 OSI, và thiết kế ngay từ đầu tất cả các thiết bị trên chạy với IP (không có khái niệm MAC) thì nó có chạy không, tui cho rằng nó vẫn chạy, thì máy tính làm việc với IP, router chỉ làm việc với IP, firewall cũng lọc cái IP thôi. Còn bây giờ các thiết bị được thiết kế với MAC+IP thì đương nhiên bỏ 1 cái ra nó không chạy rồi.

                  Mọi người đều có lối suy nghĩ bảo vệ cái mình đã học, luôn đọc sách và khép mình vào tư tưởng của sách rằng đó là đúng, là nhất (ừ thì nó cũng đúng). Nhưng không ai có tư tưởng phản biện cả, khi suy nghĩ phản biện (giả sử rằng nó là không cần thiết) thì ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao phải có khái niệm này, kỹ thuật kia, nó cần thiết như thế nào, và có thể đơn giản hóa hay tồn tại một cách khác thay thế hay không.

                  Tui lấy ví dụ CCNA chỉ học STP (chưa học RSTP), tui cãi nhau với ông STP rằng "Tại sao người ta đưa ra tới 4 giai đoạn và forward delay tới 15 giây làm gì, sao không bỏ bớt và rút ngắn thời gian" thì mấy ổng cứ cố cãi "làm như vậy hok được tại vì người ta đã nghiên cứu như vậy rồi". Rồi khi các bạn học đến RSTP sẽ thấy nó đưa ra một số khái niệm khác để chạy nhanh hơn. Hay khi học PVST+ (chưa học MSTP) mà tranh luận với mấy ổng rằng "sao nó phải đưa mỗi VLAN một cái BPDU mà không đưa hết tất cả vào 1 cái thôi cho gọn" thì mấy ổng trả lời rằng "đưa vậy BPDU nó to quá" (không nghĩ đến cách làm cho nó nhỏ hơn) "đưa vậy khó quản lý" (không giải thích được sao lại khó quản lý), nhưng khi học qua MSTP thì thấy nó làm như vậy thật. Hà hà bây giờ tui mà chỉ trích MSTP thì mấy pác lại cãi nhau với tui rằng "làm vậy hok được, nó hok hoạt động được" cho xem.

                  Thôi close cái topic vụ MAC này lại, không nói nữa.

                  Comment


                  • #10
                    Bài viết của bạn khá hay và mình rất thích cách suy nghĩ của bạn.

                    Comment


                    • #11
                      Originally posted by netbaby View Post
                      Bài viết của bạn khá hay và mình rất thích cách suy nghĩ của bạn.
                      uh, nhưng phải đợi pác invalid-password có topic mới :D

                      pác này có nhiều topic cũng khá hay :D

                      :X:X:106::106:
                      no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

                      :32::53::X:106:

                      Nothing last forever...

                      Comment


                      • #12
                        Bạn chưa hiểu tui nói, tui nói là giả sử bỏ đi MAC, bỏ layer 2 OSI, và thiết kế ngay từ đầu tất cả các thiết bị trên chạy với IP (không có khái niệm MAC) thì nó có chạy không, tui cho rằng nó vẫn chạy, thì máy tính làm việc với IP, router chỉ làm việc với IP, firewall cũng lọc cái IP thôi. Còn bây giờ các thiết bị được thiết kế với MAC+IP thì đương nhiên bỏ 1 cái ra nó không chạy rồi.

                        Mọi người đều có lối suy nghĩ bảo vệ cái mình đã học, luôn đọc sách và khép mình vào tư tưởng của sách rằng đó là đúng, là nhất (ừ thì nó cũng đúng). Nhưng không ai có tư tưởng phản biện cả, khi suy nghĩ phản biện (giả sử rằng nó là không cần thiết) thì ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao phải có khái niệm này, kỹ thuật kia, nó cần thiết như thế nào, và có thể đơn giản hóa hay tồn tại một cách khác thay thế hay không.

                        Tui lấy ví dụ CCNA chỉ học STP (chưa học RSTP), tui cãi nhau với ông STP rằng "Tại sao người ta đưa ra tới 4 giai đoạn và forward delay tới 15 giây làm gì, sao không bỏ bớt và rút ngắn thời gian" thì mấy ổng cứ cố cãi "làm như vậy hok được tại vì người ta đã nghiên cứu như vậy rồi". Rồi khi các bạn học đến RSTP sẽ thấy nó đưa ra một số khái niệm khác để chạy nhanh hơn. Hay khi học PVST+ (chưa học MSTP) mà tranh luận với mấy ổng rằng "sao nó phải đưa mỗi VLAN một cái BPDU mà không đưa hết tất cả vào 1 cái thôi cho gọn" thì mấy ổng trả lời rằng "đưa vậy BPDU nó to quá" (không nghĩ đến cách làm cho nó nhỏ hơn) "đưa vậy khó quản lý" (không giải thích được sao lại khó quản lý), nhưng khi học qua MSTP thì thấy nó làm như vậy thật. Hà hà bây giờ tui mà chỉ trích MSTP thì mấy pác lại cãi nhau với tui rằng "làm vậy hok được, nó hok hoạt động được" cho xem.

                        Thôi close cái topic vụ MAC này lại, không nói nữa.
                        Ê, mình chưa tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Làm ơn thảo luận lại cái topic này đi...

                        Comment


                        • #13
                          ờ, nhầm link, chú xem lại cái này nhé, mà ko nên dùng từ " ê " trong này nha: :D

                          no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

                          :32::53::X:106:

                          Nothing last forever...

                          Comment


                          • #14
                            Hi,
                            Theo y' tôi chúng ta học kĩ thuật dựa trên những nguyên lý đã có sẵn rồi vận hành đúng, tìm cách hoàn thiện hơn. Nếu như bác invalid-password, phải design lại, thử nghiệm rồi tìm môi truờng ứng dụng...hichic..chắc hơi lâu đó. Mà đó nghiêng về những nhà sản xuất hơn. Xung wanh ta có biết bao câu hỏi cần giải đáp...để đợi những lời giải đó há kg có tgian mất..heheh..

                            Comment


                            • #15
                              MAC là địa chỉ vật lý , IP là địa chỉ luận lý tức là cái có thể thay đổi dc . Chuyện gì xảy ra khi sử dụng riêng địa chỉ MAC --> giả sử 1 máy ở nhà bạn broadcast thì cả thế giới này đều bị làm phiền .
                              Ngược lại chuyện gì xảy ra khi toàn địa chỉ IP --> hôm nay thích thì đặt 1.1.1.1 mai thì 2.2.2.2 ? lấy gì xác định được dạng " where are you ? "
                              Ngô Đào Anh Trí, CCVP in progress.
                              Email: ngodaoanhtri@wimaxpro.org

                              Comment

                              Working...
                              X