Mô hình phân cấp cho phép chúng ta thiết kế các đường mạng sử dụng những chức năng chuyên môn kết hợp với một tổ chức có thứ bậc. Việc thiết kế mạng đòi hỏi phải xây dựng một mạng thỏa mãn nhu cầu hiện tại và có khả năng mở rộng trong tương lai.
Sử dụng mô hình phân cấp 3 lớp để đơn giản nhiệm vụ kết nối mạng, mỗi lớp có thể chỉ tập trung vào một chức năng cụ thể, cho phép lựa chọn các tính năng và các hệ thống thích hợp cho mỗi lớp. Mô hình phân cấp áp dụng cho việc thiết kế cả mạng LAN và mạng WAN.
Ưu điểm của mạng phân lớp:
• Tiết kiệm chi phí
• Dễ triển khai
• Có khả năng mở rộng mạng
• Dễ quản lí, khắc phục sự cố
Thiết kế mạng phân cấp: Một thiết kế mạng LAN truyền thống phân cấp có ba lớp:
• Lớp lõi thực hiện quá trình vận chuyển nhanh chóng giữa các thiết bị chuyển mạch phân phối trong mạng.
• Lớp phân phối cung cấp kết nối dựa trên nền tảng ứng xử.
• Lớp truy cập cung cấp cho nhóm làm việc và người sử dụng truy cập vào mạng.
Thiết kế mạng phân cấp có 3 lớp Lớp Mạng Trung Tâm (Core), Lớp Mạng Phân bố (Distribute), Lớp Mạng Truy Cập (Access)
Phương thức thiết kế phân cấp ra đời và trở thành một kiến trúc phổ biến trong gần chục năm gần đây, được áp dụng để thiết kế các hệ thống mạng với qui mô trung bình cho đến qui mô lớn. Mỗi lớp tập trung vào một chức năng cụ thể, qua đó cho phép người thiết kế mạng chọn ra đúng các tính năng và các hệ thống cho mỗi lớp.
Cách tiếp cận này cung cấp khả năng lập kế hoạch chính xác hơn và tổng chi phí cho quá trình triển khai mạng nhỏ nhất. Chúng ta không phải thực hiện các lớp phân cấp như các thực thể vật lý riêng biệt, chúng được định nghĩa để hỗ trợ sự thành công thiết kế mạng và đại diện chức năng hoạt động bên trong một mạng.
Việc triển khai các lớp dựa trên nhu cầu thực tế của mạng mà chúng ta đang thiết kế. Ở các bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn những tầng mạng này.
Sử dụng mô hình phân cấp 3 lớp để đơn giản nhiệm vụ kết nối mạng, mỗi lớp có thể chỉ tập trung vào một chức năng cụ thể, cho phép lựa chọn các tính năng và các hệ thống thích hợp cho mỗi lớp. Mô hình phân cấp áp dụng cho việc thiết kế cả mạng LAN và mạng WAN.
Ưu điểm của mạng phân lớp:
• Tiết kiệm chi phí
• Dễ triển khai
• Có khả năng mở rộng mạng
• Dễ quản lí, khắc phục sự cố
Thiết kế mạng phân cấp: Một thiết kế mạng LAN truyền thống phân cấp có ba lớp:
• Lớp lõi thực hiện quá trình vận chuyển nhanh chóng giữa các thiết bị chuyển mạch phân phối trong mạng.
• Lớp phân phối cung cấp kết nối dựa trên nền tảng ứng xử.
• Lớp truy cập cung cấp cho nhóm làm việc và người sử dụng truy cập vào mạng.
Thiết kế mạng phân cấp có 3 lớp Lớp Mạng Trung Tâm (Core), Lớp Mạng Phân bố (Distribute), Lớp Mạng Truy Cập (Access)
Phương thức thiết kế phân cấp ra đời và trở thành một kiến trúc phổ biến trong gần chục năm gần đây, được áp dụng để thiết kế các hệ thống mạng với qui mô trung bình cho đến qui mô lớn. Mỗi lớp tập trung vào một chức năng cụ thể, qua đó cho phép người thiết kế mạng chọn ra đúng các tính năng và các hệ thống cho mỗi lớp.
Cách tiếp cận này cung cấp khả năng lập kế hoạch chính xác hơn và tổng chi phí cho quá trình triển khai mạng nhỏ nhất. Chúng ta không phải thực hiện các lớp phân cấp như các thực thể vật lý riêng biệt, chúng được định nghĩa để hỗ trợ sự thành công thiết kế mạng và đại diện chức năng hoạt động bên trong một mạng.
Việc triển khai các lớp dựa trên nhu cầu thực tế của mạng mà chúng ta đang thiết kế. Ở các bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn những tầng mạng này.