Mô hình phân cấp cho phép chúng ta thiết kế các đường mạng mà sử dụng những chức năng chuyên môn kết hợp với một tổ chức có thứ bậc. Việc thiết kế mạng đơn giản là nhiệm vụ đòi hỏi phải xây dựng một mạng mà nó thỏa mãn nhu cầu hiện tại và có thể phát triển tiếp theo nhu cầu ở tương lai. Mô hình phân cấp sử dụng các lớp để đơn giản nhiệm vụ kết nối mạng, mỗi lớp có thể chỉ tập trung vào một chức năng cụ thể, cho phép chúng ta lựa chọn các tính năng và các hệ thống thích hợp cho mỗi lớp. Mô hình phân cấp áp dụng cho việc thiết kế cả mạng LAN và mạng WAN.
Việc sử dụng mô hình phân cấp cho thiết kế mạng của bạn mang lại những lợi ích sau:
– Có khả năng mở rộng.
– Dễ dàng triển khai.
– Khắc phục lỗi.
– Quản lý dễ dàng.
Thiết kế mạng phân cấp:
Mỗi lớp tập trung vào một chức năng cụ thể, qua đó cho phép người thiết kế mạng chọn ra các tính năng và các hệ thống dựa trên chức năng của chúng bên trong mô hình. Cách tiếp cận này giúp cung cấp khả năng lập kế hoạch chính xác hơn và tổng chi phí giá thành nhỏ nhất. Chúng ta không phải thực hiện các lớp phân cấp như các thực thể vật lý riêng biệt, chúng được định nghĩa để hổ trợ sự thành công thiết kế mạng và đại diện chức năng mà phải tồn tại bên trong một mạng. Thực tế mà chúng ta thực hiện các lớp dựa trên những cần thiết của mạng mà chúng ta đang thiết kế.
Lớp mạng trung tâm (Core Layer): Tốc độ vận chuyển dữ liệu rất nhanh, liên kết với các lớp mạng truy cập và lớp mạng phân bố khác. Lớp này còn được coi là đại lộ liên kết các đường nhỏ với nhau. Bao gồm các đặc điểm sau:
– Vận chuyển dữ liệu nhanh.
– Độ tin cậy cao.
– Có tính dự phòng.
– Khả năng chịu lỗi.
– Chính sách QoS (Chất lượng dịch vụ).
Lớp mạng phân bố (Distribution Layer): lớp này nằm giữa lớp mạng truy cập và lớp mạng trung tâm, có thể có một số vai trò đáp ứng một số giao tiếp giúp giảm tải cho lớp mạng trung tâm. Lớp này thực thi các chức năng dưới đây:
– Chính sách cơ sở kết nối.
– Cân bằng tải.
– Chính sách QoS.
– Tập hợp các kết nối WAN, LAN.
– Chức năng chọn lọc dữ liệu.
– Xác định Broadcast và Multicast Domain.
– Định tuyến giữa các VLAN với nhau.
– Thuyên chuyển truyền thông. (ví dụ: giữa mạng Ethenet và Token Ring)
– Phân phối định tuyến các Domain.
– Phân chia ranh giới giữa định tuyến động và định tuyến tĩnh.
– Route Summarizations.
Lớp mạng truy cập (Access Layer): Mang đến sự kết nối người dùng với các tài nguyên trên mạng hoặc các giao tiếp với lớp mạng phân bố. Lớp này sử dụng các chính sách truy cập chống lại những kẻ xâm nhập bất hợp pháp, mang đến các kết nối như: WAN, Frame Relay, Leased Lines. Những chức bao gồm:
– Chuyển mạch lớp 2.
– Bảo mật cổng.
– Tính sẵn sàng cao.
– Ngăn chặn Broadcast.
– Phân loại QoS.
– Kiểm tra giao thức chuyển đổi địa chỉ (ARP).
– Spanning tree.
– Hổ trợ VLAN
– Hổ trợ VLAN cho VoIP.
Huỳnh Huy Cường – VnPro
Việc sử dụng mô hình phân cấp cho thiết kế mạng của bạn mang lại những lợi ích sau:
– Có khả năng mở rộng.
– Dễ dàng triển khai.
– Khắc phục lỗi.
– Quản lý dễ dàng.
Thiết kế mạng phân cấp:
Thiết kế mạng phân cấp có 3 lớp: Lớp Mạng Trung Tâm (Core), Lớp Mạng Phân Bố (Distribute),
Lớp Mạng Truy Cập (Access)
Lớp Mạng Truy Cập (Access)
Mỗi lớp tập trung vào một chức năng cụ thể, qua đó cho phép người thiết kế mạng chọn ra các tính năng và các hệ thống dựa trên chức năng của chúng bên trong mô hình. Cách tiếp cận này giúp cung cấp khả năng lập kế hoạch chính xác hơn và tổng chi phí giá thành nhỏ nhất. Chúng ta không phải thực hiện các lớp phân cấp như các thực thể vật lý riêng biệt, chúng được định nghĩa để hổ trợ sự thành công thiết kế mạng và đại diện chức năng mà phải tồn tại bên trong một mạng. Thực tế mà chúng ta thực hiện các lớp dựa trên những cần thiết của mạng mà chúng ta đang thiết kế.
Lớp mạng trung tâm (Core Layer): Tốc độ vận chuyển dữ liệu rất nhanh, liên kết với các lớp mạng truy cập và lớp mạng phân bố khác. Lớp này còn được coi là đại lộ liên kết các đường nhỏ với nhau. Bao gồm các đặc điểm sau:
– Vận chuyển dữ liệu nhanh.
– Độ tin cậy cao.
– Có tính dự phòng.
– Khả năng chịu lỗi.
– Chính sách QoS (Chất lượng dịch vụ).
Lớp mạng trung tâm
Lớp mạng phân bố (Distribution Layer): lớp này nằm giữa lớp mạng truy cập và lớp mạng trung tâm, có thể có một số vai trò đáp ứng một số giao tiếp giúp giảm tải cho lớp mạng trung tâm. Lớp này thực thi các chức năng dưới đây:
– Chính sách cơ sở kết nối.
– Cân bằng tải.
– Chính sách QoS.
– Tập hợp các kết nối WAN, LAN.
– Chức năng chọn lọc dữ liệu.
– Xác định Broadcast và Multicast Domain.
– Định tuyến giữa các VLAN với nhau.
– Thuyên chuyển truyền thông. (ví dụ: giữa mạng Ethenet và Token Ring)
– Phân phối định tuyến các Domain.
– Phân chia ranh giới giữa định tuyến động và định tuyến tĩnh.
– Route Summarizations.
Các chức năng của lớp mạng phân bố
Lớp mạng truy cập (Access Layer): Mang đến sự kết nối người dùng với các tài nguyên trên mạng hoặc các giao tiếp với lớp mạng phân bố. Lớp này sử dụng các chính sách truy cập chống lại những kẻ xâm nhập bất hợp pháp, mang đến các kết nối như: WAN, Frame Relay, Leased Lines. Những chức bao gồm:
– Chuyển mạch lớp 2.
– Bảo mật cổng.
– Tính sẵn sàng cao.
– Ngăn chặn Broadcast.
– Phân loại QoS.
– Kiểm tra giao thức chuyển đổi địa chỉ (ARP).
– Spanning tree.
– Hổ trợ VLAN
– Hổ trợ VLAN cho VoIP.
Huỳnh Huy Cường – VnPro