Phân Loại Và Tìm Hiểu Các Chủng Loại Cisco Switch
Nhìn chung có thể phân Cisco Switch thành 2 nhóm chính:
Cisco Nexus Series Family: đây là thế hệ Switch mới được phát minh trong thời gian vài năm trở lại đây và được thiết kế để hoạt động trong các trung tâm dữ liệu thế hệ mới (Next Generation Data Center), Cisco đã rất ưu ái cho dòng Switch này với kiến trúc hoàn toàn mới và khác biệt so với series Catalyst Switch, nhờ vậy dòng Nexus hỗ trợ rất nhiều tính năng mới cũng như hỗ trợ tốc độ chuyển mạch lên đến hàng chục Tbps (1 Tbps = 1000 Gbps). Có thể nêu 1 vài đặc điểm nổi bật của dòng Nexus như sau:
- Hỗ trợ full range product family, bao gồm: Nexus 7000 Series Switch (Core/Distribution Layer), Nexus 5000 Series, 2000 Series Fabric Extend (dùng cho mô hình ToR: Top of Rack trong Data Center), Nexus 3000 Series Switch (dùng trong High Frequency Trading – HFT vốn đòi hỏi độ delay cực thấp), Nexus 4000 Series (là IO module dùng cho các máy chủ IBM Blade Center) và Nexus 1000V (là giải pháp Software Switch dùng trong môi trường ảo hóa VMWare).
- Tốc độ chuyển mạch cực cao (ví dụ: dòng Switch Nexus 7000: hỗ trợ đến 17+ Tbps, 550Gbps per Slot, hỗ trợ cổng 10Gbps, 40Gbps, 100Gbps).
- Hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến như: Fabric-Path (tương ứng với chuẩn mở là TRILL), OTV, FCoE (cung cấp khả năng encapsulation FC frame trong Ethernet frame và vận chuyển trong môi trường mạng LAN), Unified Ports (hỗ trợ FCoE frame và Standard Ethernet frame trên cùng 1 cổng kết nối vật l), Data Center Bridging – DCB (dùng để bridging frame từ Native-FC sang FCoE và ngược lại)…
- Và nhiều tính năng khác nữa, khi có điều kiện tôi sẽ có 1 bài viết chi tiết hơn về dòng sản phẩm này.
Cisco Catalyst Switch Series Family: là dòng Switch được thiết kế cho hệ thống mạng Enterprise, vì đây là dòng Switch được đề cập chính trong series bài viết, nên sẽ được đề cập chi tiết.
Có thể liệt kê tất cả các dòng Switch trong Family này như dưới đây:
- Cisco Catalyst 6500 Series: được thiết kế ở dạng Modular (gồm có: Chassis, SuperVisor, Linecard, Service Module, Power Supply, Fans Tray) để hoạt động ở lớp Core/Distribution, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 2Tbps (với Sup-2T) hoặc 720Gbps (với Sup-720) hoặc 32Gbps (với Sup-32) tất cả từ Hardware, hỗ trợ Service Module (FWSM, WiSM, NAM, IDSM, ACE,…) đây là đặc điểm duy nhất trên dòng thiết bị này, đặc biệt hỗ trợ công nghệ VSS (Virtual Switch System) giúp ảo hóa 2 Switch 6500 hoạt động như 1 Switch với tốc độ chuyển mạch gấp 2 lần binh thường và hỗ trợ MEC (Multichasis Etherchannel) giúp loại bỏ hoàn toàn STP, đặc điểm này sẽ được đề cập chi tiết trong các series bài viết “thiết kế hệ thống mạng dự phòng đầy đủ cho Enterprise”.
Chi tiết: http://www.cisco.com/en/US/products/...omparison.html
- Cisco Catalyst 4500 Series: được thiết kế ở dạng Modular (gồm có: Chassis, SuperVisor, Linecard, Power Supply, Fans Tray), hỗ trợ chuyển mạch lớp 3 Hardware, hoạt động ở lớp Core/Distribution, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 848Gbps (với Sup-7E), 520Gbps (với Sup-7LE), 320Gbps (với Sup-6E), 280Gbps (với Sup-6LE) và 136 Gbps (với Sup-V-10GE) tất cả từ Hardware. Điểm khác biệt của dòng Switch này so với 6500 Series là: yếu hơn, không hỗ trợ Service Module, chưa hỗ trợ công nghệ tương tự VSS.
Chi tiết: http://www.cisco.com/en/US/products/...omparison.html
- Cisco Catalyst 3750-X: đây là phiên bản nâng cấp của 3750-E và 3750. Được thiết kế ở dạng Fix 1U, hoạt động ở mô hình Collapse Core/Distribution (thường dùng trong SMB), hoặc Access trong Enterprise, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 160Gbps Hardware ở lớp 3, PoE+ (30W per port), cổng Uplink 10Gbps chuẩn SFP, và downlink port 1Gbps, và đặc biệt hỗ trợ công nghệ StackWise+ với tốc độ StackRing lên đến 64Gbps, nhằm ảo hóa đến 9 Switch 3750 trong 1 Stack hoạt động như 1 Switch ảo, đây là 1 đặc điểm gần giống với VSS sẽ được đề cập chi tiết trong các series bài viết thiết kế sau.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3750-E: tính năng giống với Catalyst 3750-X, tuy nhiên đây là dòng Switch cũ hơn Catalyst 3750-X, tương lai sẽ được thay thế bởi Catalyst 3750-X, nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 3750: tính năng giống với Catalyst 3750-X, tuy nhiên có một vài khác biệt như: không hỗ trợ cổng uplink tốc độ 10Gbps, chỉ hỗ trợ StackWise (không phải StackWise+) với tốc độ StackRing 32Gbps và hỗ trợ tốc độ downlink port là 100Mbps.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3560-X: là phiên bản nâng cấp của Catalyst 3560-E và Catalyst 3560, tính năng giống với Catalyst 3750-X (Được thiết kế ở dạng Fix 1U, hoạt động ở mô hình Collapse Core/Distribution (thường dùng trong SMB), hoặc Access trong Enterprise, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 160Gbps Hardware, PoE+ (30W per port), cổng Uplink 10Gbps chuẩn SFP, và downlink port 1Gbps) điểm khác biệt duy nhất của dòng này so với Catalyst 3750-X là không hỗ trợ công nghệ StackWise hay StackWise+, do đó không thể dùng tính năng MEC trên dòng Switch này, tuy nhiên giá thành rẻ hơn so với Catalyst 3750-X ở cùng model.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3560-E: tương tự với Catalyst 3750-E, dòng Switch sẽ được thay thế bởi Catalyst 3560-X, nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 3560: tính năng giống với Catalyst 3560-X, tuy nhiên có một vài khác biệt như: không hỗ trợ cổng uplink tốc độ 10Gbps, hỗ trợ tốc độ downlink port là 100Mbps.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3550: dòng Switch này được thay thế bởi Catalyst 3560 Series nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 2975: dòng Switch này được thay thế bởi Catalyst 2960-S series
- Cisco Catalyst 2960-S: là phiên bản nâng cao của dong Catalyst 2960, dòng Switch này được thiết kế cho lớp Access trong mô hình thiết kế 2 lớp, hỗ trợ chuyển mạch ở lớp 2 từ Hardware tốc độ 88Gbps và một vài tính năng hạn chế ở lớp 3 từ software. Hỗ trợ tốc độ chuyển mạch uplink port 1Gbps hoặc 10Gbps, downlink port tốc độ 1Gbps, PoE+ (30W per port), Full PoE (15.4W per port) trên model 48 Ports. Đặc biệt thiết bị này hỗ trợ công nghệ Flex-Stack với tốc độ Flex-Port 20Gbps (tương tự Stack-Wise) cho phép gom đến 4 Catalyst 2960-S trong 1 nhóm và hoạt động như 2 Switch ảo, đây là tính năng quan trọng nhằm thiết kế hệ thống mạng mới (loại bỏ hoàn toàn STP) với nhiều ưu điểm nổi trội ở lớp Access.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 2960: là phiên bản nâng cấp của Catalyst 2950, được thiết kế để hoạt động ở lớp 2, với tốc độ uplink port 1Gbps và downlink port 100Mbps (đối với 2960) và 1Gbps (đối với 2960G), hỗ trợ chuyển mạch ở lớp 2 từ Hardware tốc độ 16Gbps (đối với 2960) và 32Gbps (đối với 2960G).
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 2955: tính năng tương tự với 2960, tuy nhiên được thiết kế ở dạng rút gọn (chỉ bằng 1/3 so với 2960) và có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắt nghiệt (nhiệt độ, độ ẩm cao, …), thường được dùng trong môi trường: nhà máy, bến cảng, giàn khoang, … Tuy nhiên dòng Switch này sẽ được thay thế bởi IE3000 nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 2950: là Switch đời đầu so với 2960 và đã được thay thế bởi 2960, nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 3560-C Series: tính năng tương tự với catalyst 3560 (lớp 3), tuy nhiên đây là phiên bản thu gọn về kích cỡ so với 3560 (chỉ bằng ½ 3560) và hoạt động không cần quạt tản nhiệt, hỗ trợ từ 8 đến 12 downlink port. Một đặc điểm “lạ” là dòng switch này có thể hoạt động không cần nguồn điện từ bên ngoài (Adapter), mà thay vào đó nó sẽ nhận nguồn thông qua cổng Uplink PoE+ được cung cấp từ Switch khác có hỗ trợ PoE+ (như Catalyst 3560-X, 3750-X, 4500, 6500).
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 2960-C Series: tính năng tương tự với Catalyst 2960 (hỗ trợ các tính năng ở lớp 2), tuy nhiên giống với Catalyst 3560-C là phiên bản thu gọn về kích cỡ của 2960 (chỉ bằng ½ 2960) và hoạt động không cần quạt tản nhiệt, hỗ trợ từ 8 đến 12 downlink port. Tương tự với Catalyst 3560-C, dòng switch này cũng có thể hoạt động dựa trên nguồn cung cấp từ Switch khác thông qua cổng Uplink PoE+.
Chi tiết:
- Cisco IE 3000: là phiên bản hoạt động ở Layer 2 với các tính năng tương tự Catalyst 2960, tuy nhiên đây là dòng Switch được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, không cần quạt tản nhiệt, … Nên được lựa chọn khi sử dụng ở: nhà máy, bến cảng, giàn khoan dầu ngoài biển, …
Chi tiết:
- Cisco IE 3100: là phiên bảo hoạt động ở Layer 3 với các tính năng tương tự Catalyst 3560, giống với IE3000, dòng Switch này được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, không cần quạt tản nhiệt, … Nên được lựa chọn khi sử dụng ở: nhà máy, bến cảng, giàn khoan dầu ngoài biển, …
Chi tiết:
Catalyst Switch Product Buyer Guide: http://www.cisco.com/en/US/products/...ers_guide.html
Đến đây chúng ta có đủ kiến thức để yên tâm đi tiếp phần thiết kế hạ tầng mạng LAN :)!
Kỳ tới: "Thiết Kế Hạ Tầng Mạng LAN Dự Phòng Đầy Đủ Sử Dụng STP (Legacy Design Model)" to be continue...
Do trong tuần tới công việc hơi nhiều, nên bài viết này sẽ được delay sang tuần tiếp theo, mong các bạn thông cảm nhé!
Nhìn chung có thể phân Cisco Switch thành 2 nhóm chính:
Cisco Nexus Series Family: đây là thế hệ Switch mới được phát minh trong thời gian vài năm trở lại đây và được thiết kế để hoạt động trong các trung tâm dữ liệu thế hệ mới (Next Generation Data Center), Cisco đã rất ưu ái cho dòng Switch này với kiến trúc hoàn toàn mới và khác biệt so với series Catalyst Switch, nhờ vậy dòng Nexus hỗ trợ rất nhiều tính năng mới cũng như hỗ trợ tốc độ chuyển mạch lên đến hàng chục Tbps (1 Tbps = 1000 Gbps). Có thể nêu 1 vài đặc điểm nổi bật của dòng Nexus như sau:
- Hỗ trợ full range product family, bao gồm: Nexus 7000 Series Switch (Core/Distribution Layer), Nexus 5000 Series, 2000 Series Fabric Extend (dùng cho mô hình ToR: Top of Rack trong Data Center), Nexus 3000 Series Switch (dùng trong High Frequency Trading – HFT vốn đòi hỏi độ delay cực thấp), Nexus 4000 Series (là IO module dùng cho các máy chủ IBM Blade Center) và Nexus 1000V (là giải pháp Software Switch dùng trong môi trường ảo hóa VMWare).
- Tốc độ chuyển mạch cực cao (ví dụ: dòng Switch Nexus 7000: hỗ trợ đến 17+ Tbps, 550Gbps per Slot, hỗ trợ cổng 10Gbps, 40Gbps, 100Gbps).
- Hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến như: Fabric-Path (tương ứng với chuẩn mở là TRILL), OTV, FCoE (cung cấp khả năng encapsulation FC frame trong Ethernet frame và vận chuyển trong môi trường mạng LAN), Unified Ports (hỗ trợ FCoE frame và Standard Ethernet frame trên cùng 1 cổng kết nối vật l), Data Center Bridging – DCB (dùng để bridging frame từ Native-FC sang FCoE và ngược lại)…
- Và nhiều tính năng khác nữa, khi có điều kiện tôi sẽ có 1 bài viết chi tiết hơn về dòng sản phẩm này.
Cisco Catalyst Switch Series Family: là dòng Switch được thiết kế cho hệ thống mạng Enterprise, vì đây là dòng Switch được đề cập chính trong series bài viết, nên sẽ được đề cập chi tiết.
Có thể liệt kê tất cả các dòng Switch trong Family này như dưới đây:
- Cisco Catalyst 6500 Series: được thiết kế ở dạng Modular (gồm có: Chassis, SuperVisor, Linecard, Service Module, Power Supply, Fans Tray) để hoạt động ở lớp Core/Distribution, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 2Tbps (với Sup-2T) hoặc 720Gbps (với Sup-720) hoặc 32Gbps (với Sup-32) tất cả từ Hardware, hỗ trợ Service Module (FWSM, WiSM, NAM, IDSM, ACE,…) đây là đặc điểm duy nhất trên dòng thiết bị này, đặc biệt hỗ trợ công nghệ VSS (Virtual Switch System) giúp ảo hóa 2 Switch 6500 hoạt động như 1 Switch với tốc độ chuyển mạch gấp 2 lần binh thường và hỗ trợ MEC (Multichasis Etherchannel) giúp loại bỏ hoàn toàn STP, đặc điểm này sẽ được đề cập chi tiết trong các series bài viết “thiết kế hệ thống mạng dự phòng đầy đủ cho Enterprise”.
Chi tiết: http://www.cisco.com/en/US/products/...omparison.html
- Cisco Catalyst 4500 Series: được thiết kế ở dạng Modular (gồm có: Chassis, SuperVisor, Linecard, Power Supply, Fans Tray), hỗ trợ chuyển mạch lớp 3 Hardware, hoạt động ở lớp Core/Distribution, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 848Gbps (với Sup-7E), 520Gbps (với Sup-7LE), 320Gbps (với Sup-6E), 280Gbps (với Sup-6LE) và 136 Gbps (với Sup-V-10GE) tất cả từ Hardware. Điểm khác biệt của dòng Switch này so với 6500 Series là: yếu hơn, không hỗ trợ Service Module, chưa hỗ trợ công nghệ tương tự VSS.
Chi tiết: http://www.cisco.com/en/US/products/...omparison.html
- Cisco Catalyst 3750-X: đây là phiên bản nâng cấp của 3750-E và 3750. Được thiết kế ở dạng Fix 1U, hoạt động ở mô hình Collapse Core/Distribution (thường dùng trong SMB), hoặc Access trong Enterprise, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 160Gbps Hardware ở lớp 3, PoE+ (30W per port), cổng Uplink 10Gbps chuẩn SFP, và downlink port 1Gbps, và đặc biệt hỗ trợ công nghệ StackWise+ với tốc độ StackRing lên đến 64Gbps, nhằm ảo hóa đến 9 Switch 3750 trong 1 Stack hoạt động như 1 Switch ảo, đây là 1 đặc điểm gần giống với VSS sẽ được đề cập chi tiết trong các series bài viết thiết kế sau.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3750-E: tính năng giống với Catalyst 3750-X, tuy nhiên đây là dòng Switch cũ hơn Catalyst 3750-X, tương lai sẽ được thay thế bởi Catalyst 3750-X, nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 3750: tính năng giống với Catalyst 3750-X, tuy nhiên có một vài khác biệt như: không hỗ trợ cổng uplink tốc độ 10Gbps, chỉ hỗ trợ StackWise (không phải StackWise+) với tốc độ StackRing 32Gbps và hỗ trợ tốc độ downlink port là 100Mbps.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3560-X: là phiên bản nâng cấp của Catalyst 3560-E và Catalyst 3560, tính năng giống với Catalyst 3750-X (Được thiết kế ở dạng Fix 1U, hoạt động ở mô hình Collapse Core/Distribution (thường dùng trong SMB), hoặc Access trong Enterprise, hỗ trợ tốc độ chuyển mạch 160Gbps Hardware, PoE+ (30W per port), cổng Uplink 10Gbps chuẩn SFP, và downlink port 1Gbps) điểm khác biệt duy nhất của dòng này so với Catalyst 3750-X là không hỗ trợ công nghệ StackWise hay StackWise+, do đó không thể dùng tính năng MEC trên dòng Switch này, tuy nhiên giá thành rẻ hơn so với Catalyst 3750-X ở cùng model.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3560-E: tương tự với Catalyst 3750-E, dòng Switch sẽ được thay thế bởi Catalyst 3560-X, nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 3560: tính năng giống với Catalyst 3560-X, tuy nhiên có một vài khác biệt như: không hỗ trợ cổng uplink tốc độ 10Gbps, hỗ trợ tốc độ downlink port là 100Mbps.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 3550: dòng Switch này được thay thế bởi Catalyst 3560 Series nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 2975: dòng Switch này được thay thế bởi Catalyst 2960-S series
- Cisco Catalyst 2960-S: là phiên bản nâng cao của dong Catalyst 2960, dòng Switch này được thiết kế cho lớp Access trong mô hình thiết kế 2 lớp, hỗ trợ chuyển mạch ở lớp 2 từ Hardware tốc độ 88Gbps và một vài tính năng hạn chế ở lớp 3 từ software. Hỗ trợ tốc độ chuyển mạch uplink port 1Gbps hoặc 10Gbps, downlink port tốc độ 1Gbps, PoE+ (30W per port), Full PoE (15.4W per port) trên model 48 Ports. Đặc biệt thiết bị này hỗ trợ công nghệ Flex-Stack với tốc độ Flex-Port 20Gbps (tương tự Stack-Wise) cho phép gom đến 4 Catalyst 2960-S trong 1 nhóm và hoạt động như 2 Switch ảo, đây là tính năng quan trọng nhằm thiết kế hệ thống mạng mới (loại bỏ hoàn toàn STP) với nhiều ưu điểm nổi trội ở lớp Access.
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 2960: là phiên bản nâng cấp của Catalyst 2950, được thiết kế để hoạt động ở lớp 2, với tốc độ uplink port 1Gbps và downlink port 100Mbps (đối với 2960) và 1Gbps (đối với 2960G), hỗ trợ chuyển mạch ở lớp 2 từ Hardware tốc độ 16Gbps (đối với 2960) và 32Gbps (đối với 2960G).
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 2955: tính năng tương tự với 2960, tuy nhiên được thiết kế ở dạng rút gọn (chỉ bằng 1/3 so với 2960) và có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắt nghiệt (nhiệt độ, độ ẩm cao, …), thường được dùng trong môi trường: nhà máy, bến cảng, giàn khoang, … Tuy nhiên dòng Switch này sẽ được thay thế bởi IE3000 nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 2950: là Switch đời đầu so với 2960 và đã được thay thế bởi 2960, nên sẽ không được đề cập chi tiết.
- Cisco Catalyst 3560-C Series: tính năng tương tự với catalyst 3560 (lớp 3), tuy nhiên đây là phiên bản thu gọn về kích cỡ so với 3560 (chỉ bằng ½ 3560) và hoạt động không cần quạt tản nhiệt, hỗ trợ từ 8 đến 12 downlink port. Một đặc điểm “lạ” là dòng switch này có thể hoạt động không cần nguồn điện từ bên ngoài (Adapter), mà thay vào đó nó sẽ nhận nguồn thông qua cổng Uplink PoE+ được cung cấp từ Switch khác có hỗ trợ PoE+ (như Catalyst 3560-X, 3750-X, 4500, 6500).
Chi tiết:
- Cisco Catalyst 2960-C Series: tính năng tương tự với Catalyst 2960 (hỗ trợ các tính năng ở lớp 2), tuy nhiên giống với Catalyst 3560-C là phiên bản thu gọn về kích cỡ của 2960 (chỉ bằng ½ 2960) và hoạt động không cần quạt tản nhiệt, hỗ trợ từ 8 đến 12 downlink port. Tương tự với Catalyst 3560-C, dòng switch này cũng có thể hoạt động dựa trên nguồn cung cấp từ Switch khác thông qua cổng Uplink PoE+.
Chi tiết:
- Cisco IE 3000: là phiên bản hoạt động ở Layer 2 với các tính năng tương tự Catalyst 2960, tuy nhiên đây là dòng Switch được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, không cần quạt tản nhiệt, … Nên được lựa chọn khi sử dụng ở: nhà máy, bến cảng, giàn khoan dầu ngoài biển, …
Chi tiết:
- Cisco IE 3100: là phiên bảo hoạt động ở Layer 3 với các tính năng tương tự Catalyst 3560, giống với IE3000, dòng Switch này được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, không cần quạt tản nhiệt, … Nên được lựa chọn khi sử dụng ở: nhà máy, bến cảng, giàn khoan dầu ngoài biển, …
Chi tiết:
Catalyst Switch Product Buyer Guide: http://www.cisco.com/en/US/products/...ers_guide.html
Đến đây chúng ta có đủ kiến thức để yên tâm đi tiếp phần thiết kế hạ tầng mạng LAN :)!
Kỳ tới: "Thiết Kế Hạ Tầng Mạng LAN Dự Phòng Đầy Đủ Sử Dụng STP (Legacy Design Model)" to be continue...
Do trong tuần tới công việc hơi nhiều, nên bài viết này sẽ được delay sang tuần tiếp theo, mong các bạn thông cảm nhé!
Comment