Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giái pháp thiết kế mạng hoàn chỉnh !

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Originally posted by thuongnet View Post
    Ặc ặc chưa xong cái này đã chuyển qua cái kia rồi. Thế này rất dễ tẩu hoả nhập ma. Bác nên đi từng bước sẽ dễ hơn.

    Mình sẽ support cho bạn cho đến khi hoàn thành Project này. Gián tiếp, trực tiếp ... hãy cùng chung tay phát triển CNTT. Mong các bác cùng nhau bàn luận và chia sẻ kinh nghiệm cho vui nhà vui cửa.
    Cảm ơn bác,

    Em cố gắng tranh thủ thời gian luôn bác à, chuẩn bị thật tốt để thời gian vào thi công đỡ vã hơn :D. Có hơi "nhồi nhét" tí nhưng kệ.

    Về vụ bản quyền, em đang tìm coi có hướng nào rẻ nhất không (free càng tốt). Bác nào có kinh nghiệm xin chia sẻ ạ :)

    Comment


    • #32
      Hi bác ! Hôm nay em lại tiếp tục phần hạ tầng

      Như em đã nói ở trên

      Cái phần quan tâm tiếp theo là:
      - Máy lạnh cho phòng server
      - Nguồn điện
      - UPS
      - Sàn nâng
      - Chống cháy, báo cháy
      - Chống sét
      - An ninh
      ....

      Phần máy lạnh cho phòng server


      Máy lạnh cho phòng server là một trong những vấn đề mà người ta thường không nhận thấy cho đến khi đã quá muộn. Ngoài ra, việc trang bị máy lạnh cũng có nghĩa là phải tiêu tốn rất nhiều điện năng, tức là nảy sinh vấn đề về chi phí.

      Đối với con người có thể chúng ta cần máy lạnh chừng > 7h/ ngày thường là từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối. Tuy nhiên, vẫn còn nhu cầu máy lạnh cho các phòng server, những phòng này không chỉ cần điều hòa không khí 7 ngày mỗi tuần, mà là 24/7/365 do luôn có phát sinh lượng nhiệt lớn.

      Do phòng server là mạch máu của mỗi công ty, nên nếu xảy ra sự cố thì chi phí hỏng hóc có thể là rất cao, không chỉ về việc thay thế thiết bị phần cứng mà cả về năng suất làm việc của công ty. Máy móc giờ đây ngày càng hoạt động nhanh hơn, cũng tức là chúng sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn.

      Nói ra thì nó lằng nhằng lắm.

      Em có cái công thức tính toán hệ thống máy lạnh cho phòng server hay datacenter bác tham khảo:

      Author: Denis Laverty
      Source: MacTech Magazine

      Diện tích sàn phòng (1) = Dài (m) x Rộng (m) x 337

      Kích cỡ và vị trí cửa sổ (*) (2)
      Cửa sổ hướng tây
      Có rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 870
      Không rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 870 x 1,5
      Cửa sổ hướng bắc
      Có rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 165
      Không rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 165 x 1,5

      Số người (3)= Số người x 400

      Thiết bị (4) = Tổng công suất server, switch, router (W) x 3,5

      Đèn điện (5) = Tổng công suất các bóng đèn (W) x 4,25

      Tổng BTU = BTU (1) + BTU (2) + BTU (3) + BTU (4) + BTU (5)

      * Nếu phòng không có cửa sổ thì bỏ qua phần này

      Còn rất nhiều vấn đề để bàn luận ở chỗ này nhưng em không bàn đến vì thực ra em không rõ lắm nói bậy hay bị chửi he he he. Bác nào chuyên gia vào tư vấn cái phần này đi ạ.

      Hệ thống làm mát phòng server theo tiêu chuẩn con nhà nghèo

      Để xây dựng một server room hay datacenter dù là để phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ hay thương mại chúng ta đều phải tính toán chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành trong suốt thời gian sống của nó.

      Các hãng sản xuất thiết bị lạnh chính xác cho Data Center hay server room đưa ra đủ lý do để thuyết phục người sử dụng dùng sản phẩm lạnh chính xác vì một số ưu điểm sau:

      - Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm chính xác.
      - Công suất cao,
      - Hoạt động liên tục
      - ...

      Dĩ nhiên bên cạnh đó, một số nhược điểm (trong môi trường CNTT & Viễn Thông) của hệ thống làm mát thông thường cũng được nêu ra để tăng tính thuyết phục, ví dụ: máy lạnh thông thường chỉ dùng cho con người, hoạt động vài giờ mỗi ngày,không kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm,...

      Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên không thấy các nhà sản xuất đề cập đến phần chi phí đầu tư

      Tạm lấy một ví dụ để mọi người so sánh :

      Máy lạnh LG LP-X1008FA0 có công suất làm lạnh 93.000 BTU giá thị trường khoảng 3.600 USD.

      Máy lạnh NAGAKAWA NPA 501 công suất làm lạnh 50.000 BTU giá khoảng 1.300 USD

      Máy lạnh Carrier 38/42SD6C có công suất làm lạnh 47.200 BTU giá khoảng 1.600 USD

      So với máy lạnh chính xác của APC dòng ARCP 102 có công suất 29KW nghĩa là khoảng 99.000 BTU có giá khoảng ....32.000 USD thì bạn sẽ thấy chi phí như thế nào. Hu hu

      Dĩ nhiên tùy vào túi tiền, tùy vào chất lượng mà chúng ta mong muốn thì chúng ta sẽ có lựa chọn phù hợp, ý kiến của tôi chỉ để tham khảo thêm mà thôi.
      Last edited by thuongnet; 13-06-2011, 11:35 PM.

      Comment


      • #33
        Phần nguồn điện

        Server room, Data Center là nơi tập trung các thiết bị máy chủ, hệ thống mạng và các thiết bị CNTT quan trọng khác vì vậy nguồn điện ổn định, sạch là yêu cầu bắt buộc và là ưu tiên hàng đầu. Hệ thống cung cấp nguồn cho một server room tiêu chuẩn có thể biểu diễn như hình sau:



        Trong đó có các thành phần cơ bản như:

        Máy biến áp: ám chỉ máy biến áp hạ thế của nguồn điện lưới quốc gia, đây là nguồn cung cấp thường trực cho server room. Đối với server room tùy vào chuẩn thiết kế khác nhau người ta có thể có từ 1 đến nhiều nguồn điện lưới để bảo đảm tính dự phòng lẫn nhau.

        Máy phát điện: nguồn điện dự phòng cho hệ thống khi điện lưới bị gián đoạn. Đây cũng là một phần tử bắt buộc trong hệ thống nguồn của server room, datacenter vì dù ở bất kỳ cấp độ nào server room, datacenter cũng không được phép gián đoạn nguồn điện trong thời gian dài.

        ATS (Automatic Transfer Switch): thiết bị tự động chuyển đổi giữa nguồn điện lưới sang nguồn điện từ máy phát điện khi có sự gián đoạn điện lưới và chuyển ngược về nguồn điện lưới khi nguồn được cấp trở lại. Trên thực tế một số server room, datacenter cấp độ thấp cũng không cần thiết bị này, khi đó cần có sự can thiệp của con người trong quá trình chuyển đổi qua lại giữa các nguồn điện.

        Tủ phân phối chính hay bảng cấp điện chính: Tùy quy mô có thể bao gồm các MCB, MCCB cho từng nhánh điện đến thiết bị làm mát, chiếu sáng, UPS...

        Hệ thống UPS: cung cấp nguồn điện liên tục và ổn định cho hệ thống thiết bị IT như máy chủ, router, switch, thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn....

        Hệ thống chuyển đổi STS: chuyển đổi tốc độ cao giữa các nguồn điện dự phòng, thường chỉ xuất hiện trong các server room, datacenter cao cấp.

        Vâng đó là tiêu chuẩn. Vẫn có giải pháp cho nhà nghèo

        ....... em nợ ạ mai em viết tiếp .........

        Comment


        • #34
          Cám ơn sự nhiệt tình của các bạn.Mong đc chia sẻ thêm nhiều thông tin bổ ích như topic này

          Comment


          • #35
            Lâu quá rồi không back to VNPRO, nay thấy anh bạn Thương của mình nhiệt tình với topic này quá làm mình cũng thấy khoái.
            Kiến thức tui học được 5 năm làm hạ tầng và hệ thống nằm hết trên này, Bác Thương có tên đúng với những gì bác show.

            Comment


            • #36
              Thông thường các bạn nên chú ý đến vấn đề này :

              + Nếu hệ thống của bạn mà có máy phát điện thì khi sử dụng nguồn điện máy phát bạn phải rất là cẩn thận, vì nguồn máy phát có thể không đủ tải dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng các thiết bị máy tính.

              + Khi chọn UPS cho server và hệ thống trong phòng server cũng phải chú ý vì nếu các server có thể hoạt động tốt nhưng các sw or router chưa chắc là có thể, bạn cần tư vấn của nhà cung cấp UPS

              Hướng dẫn cài đặt cấu hình Data Loss Prevention - MyQLP Appliance (Open Source)


              Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Mdeamon 12.x

              Hướng dẫn cài đặt cấu hình ISA 2006 và Exchange 2003 - Mô hình Front-End Back-End

              Cài đặt và cấu hình Cacti - Giám Sát và Quản Lý Hệ Thống Mạng

              Hướng dẫn cài đặt cấu hình Retrospect Backup Server

              Cài đặt và cấu hình phần mềm FSA Audit Files Server

              CAMAPTRANG
              http://www.asterisk.vn

              Comment


              • #37
                Originally posted by thuongnet View Post
                Hi bác ! Hôm nay em lại tiếp tục phần hạ tầng

                Như em đã nói ở trên



                Phần máy lạnh cho phòng server


                Máy lạnh cho phòng server là một trong những vấn đề mà người ta thường không nhận thấy cho đến khi đã quá muộn. Ngoài ra, việc trang bị máy lạnh cũng có nghĩa là phải tiêu tốn rất nhiều điện năng, tức là nảy sinh vấn đề về chi phí.

                Đối với con người có thể chúng ta cần máy lạnh chừng > 7h/ ngày thường là từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối. Tuy nhiên, vẫn còn nhu cầu máy lạnh cho các phòng server, những phòng này không chỉ cần điều hòa không khí 7 ngày mỗi tuần, mà là 24/7/365 do luôn có phát sinh lượng nhiệt lớn.

                Do phòng server là mạch máu của mỗi công ty, nên nếu xảy ra sự cố thì chi phí hỏng hóc có thể là rất cao, không chỉ về việc thay thế thiết bị phần cứng mà cả về năng suất làm việc của công ty. Máy móc giờ đây ngày càng hoạt động nhanh hơn, cũng tức là chúng sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn.

                Nói ra thì nó lằng nhằng lắm.

                Em có cái công thức tính toán hệ thống máy lạnh cho phòng server hay datacenter bác tham khảo:

                Author: Denis Laverty
                Source: MacTech Magazine

                Diện tích sàn phòng (1) = Dài (m) x Rộng (m) x 337

                Kích cỡ và vị trí cửa sổ (*) (2)
                Cửa sổ hướng tây
                Có rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 870
                Không rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 870 x 1,5
                Cửa sổ hướng bắc
                Có rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 165
                Không rèm = Dài (m) x Rộng (m) x 165 x 1,5

                Số người (3)= Số người x 400

                Thiết bị (4) = Tổng công suất server, switch, router (W) x 3,5

                Đèn điện (5) = Tổng công suất các bóng đèn (W) x 4,25

                Tổng BTU = BTU (1) + BTU (2) + BTU (3) + BTU (4) + BTU (5)

                * Nếu phòng không có cửa sổ thì bỏ qua phần này

                Còn rất nhiều vấn đề để bàn luận ở chỗ này nhưng em không bàn đến vì thực ra em không rõ lắm nói bậy hay bị chửi he he he. Bác nào chuyên gia vào tư vấn cái phần này đi ạ.

                Hệ thống làm mát phòng server theo tiêu chuẩn con nhà nghèo

                Để xây dựng một server room hay datacenter dù là để phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ hay thương mại chúng ta đều phải tính toán chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành trong suốt thời gian sống của nó.

                Các hãng sản xuất thiết bị lạnh chính xác cho Data Center hay server room đưa ra đủ lý do để thuyết phục người sử dụng dùng sản phẩm lạnh chính xác vì một số ưu điểm sau:

                - Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm chính xác.
                - Công suất cao,
                - Hoạt động liên tục
                - ...

                Dĩ nhiên bên cạnh đó, một số nhược điểm (trong môi trường CNTT & Viễn Thông) của hệ thống làm mát thông thường cũng được nêu ra để tăng tính thuyết phục, ví dụ: máy lạnh thông thường chỉ dùng cho con người, hoạt động vài giờ mỗi ngày,không kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm,...

                Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên không thấy các nhà sản xuất đề cập đến phần chi phí đầu tư

                Tạm lấy một ví dụ để mọi người so sánh :

                Máy lạnh LG LP-X1008FA0 có công suất làm lạnh 93.000 BTU giá thị trường khoảng 3.600 USD.

                Máy lạnh NAGAKAWA NPA 501 công suất làm lạnh 50.000 BTU giá khoảng 1.300 USD

                Máy lạnh Carrier 38/42SD6C có công suất làm lạnh 47.200 BTU giá khoảng 1.600 USD

                So với máy lạnh chính xác của APC dòng ARCP 102 có công suất 29KW nghĩa là khoảng 99.000 BTU có giá khoảng ....32.000 USD thì bạn sẽ thấy chi phí như thế nào. Hu hu

                Dĩ nhiên tùy vào túi tiền, tùy vào chất lượng mà chúng ta mong muốn thì chúng ta sẽ có lựa chọn phù hợp, ý kiến của tôi chỉ để tham khảo thêm mà thôi.
                Bài viết của bác cũng rất có ý nghĩa,

                Nhưng theo em thì các thiết bị trong một trung tâm dữ liệu hoặc phòng server là những thiết bị đắt tiền và đó là nơi huyết mạch của các công ty,ngân hàng,bảo hiểm..., thì chúng ta cũng nơi đầu tư thỏa đáng cho nó, sau đây em xin so sánh và điều về điều hòa chính xác và điều hòa thông thường:

                - Nếu chúng ta dùng điều hòa thông thường cho các phòng server thì trong điều kiện hoạt động liên tục thì các máy lạnh thông thường này lâu ngày sẽ xảy ra các sự cố và tốn thời gian để xử lý chúng thì sẽ không giải nhiệt kịp thời cho các server, lúc đó các server sẽ tắt và khởi động lại, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động quan trọng của các công ty,ngân hàng...Trong quá trình hoạt động thì các máy này thường hỏng hóc,sự cố nên chúng ta phải tốn chi phí sửa chữa thay thế...rất phiền toái.
                - Ngoài ra máy lạnh thông thường không điều khiển được nhiệt độ và độ ẩm chính xác, không lọc sạch được không khí mà khí hậu việt nam thì lại rất phức tạp nên các server thường bị sự cố do vấn đề này gây ra là rất phổ biến,lưu lượng gió nhỏ nên cũng không giải nhiệt được tốt cho thiết bị...
                - Trong khi đó máy lạnh chính xác được thiết kế chuyên dùng cho phòng server nên nó đáp ứng được tất cả các nhu cầu mà phòng này đặt ra, tuổi thọ cao hoạt động liên tục trên 10 năm.

                Vì vậy em thấy nên đầu tư hệ thống máy lạnh chính xác cho phòng server cũng rất thỏa đáng.
                Còn giá của APC thì em thấy hơi cao, bên em cung cấp máy lạnh Stulz thì với công suất 30kw thì khoảng 20.000usd thôi. Còn với các phòng server nhỏ thì bên em có dòng Minispace giá cả sẽ mềm hơn.

                Có gì liên hệ em:
                Mr. Minh Tín
                tinlm@toancau.vn - 0985278329

                Comment


                • #38
                  Để bảo vệ an toàn cho Server tốt nhất nên sử dụng APC, giá các loại sp khác có thể rẻ hơn nhưng chất lượng và dịch vụ thì phải xem lại. APC mình thấy cũng nhiều dòng phù hợp từng túi tiền của DN mà.

                  Comment


                  • #39
                    Originally posted by saobangcodoc View Post
                    Để bảo vệ an toàn cho Server tốt nhất nên sử dụng APC, giá các loại sp khác có thể rẻ hơn nhưng chất lượng và dịch vụ thì phải xem lại. APC mình thấy cũng nhiều dòng phù hợp từng túi tiền của DN mà.
                    Bác đã biết nhiều về nhũng datacenter lớn chưa vậy, trên thị trường bây h thì hãng Stulz của Đức cũng đang là sự lựa chọn hàng đầu của các datacenter trên thế giới như facebook,google...chưa kể tới Việt Nam thì những DC lớn như fpt,viettel... đều dùng máy Stulz nha bác. hãy tìm hiểu kỹ trước khi nói nhé...
                    Last edited by leminhpy; 23-08-2012, 05:40 PM.

                    Comment


                    • #40
                      Việc chọn lựa dòng sản phẩm nào cần xem túi tiền nhu cầu của DN đó nữa mà bạn. Chọn 1 dòng sp nào ngoài yếu tố tiền bạc còn cần xem cơ chế bảo hành, dịch vụ support của nó nữa, APC phù hợp với các DN tầm trung ở TPHCM và bảo hành cũng thuộc loại tốt. Cty mình xài thì mình chỉ tư vấn giúp thôi chứ ko phải nói APC là hãng tốt nhất thế giới, còn chủ topic thì nên tham khảo thêm vài hãng nữa để chọn ra giải pháp tốt nhất cho mình. Thân

                      Comment


                      • #41
                        @saobangcodoc:
                        Vậy là bạn chỉ mới biết về APC mà đã đánh giá về các hãng khác là không ổn rồi:
                        1. APC và Stulz thực ra là đối tác của nhau đến tận năm 2007 APC mới bị tập đoàn Schneider thôn tính, nên về mặt chất lượng Stulz không thua kém gì đâu (thậm chí còn hơn, vì Stulz thành lập từ năm 1947, và là sản phẩm của Đức nữa O:-))
                        2. Về giá cả thì Stulz ăn đứt APC rồi
                        3. Về dịch vụ sau bán hàng: Đại lý của chính thức của Stulz tại Việt Nam là tập đoàn Toàn Cầu, với 20 năm kinh nghiệm và rất uy tín đó bạn à.

                        Những điều mình biết có vậy thôi, có thể do bạn quen dùng APC rồi nên mến nó hơn thôi, nên tỉnh táo lựa chọn các sp tốt nhất để không chịu thiệt bạn à.
                        Thân :)

                        Comment


                        • #42
                          Originally posted by mvinhhieu View Post
                          @saobangcodoc:
                          Vậy là bạn chỉ mới biết về APC mà đã đánh giá về các hãng khác là không ổn rồi:
                          1. APC và Stulz thực ra là đối tác của nhau đến tận năm 2007 APC mới bị tập đoàn Schneider thôn tính, nên về mặt chất lượng Stulz không thua kém gì đâu (thậm chí còn hơn, vì Stulz thành lập từ năm 1947, và là sản phẩm của Đức nữa O:-))
                          2. Về giá cả thì Stulz ăn đứt APC rồi
                          :)
                          Cái này là 9xác nè :D (Mình đã từng làm IT cho cả SE và APC ở Việt Nam)

                          Còn về việc bảo hành, support... mình không biết là hãng nào là tốt nhất. Tuy nhiên, theo mình tùy theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng công ty mà có cách "nhìn" và chọn sản phẩm cho phù hợp với mình. Thời buổi h là thời buổi cạnh tranh... càng nhiều sự lựa chọn sẽ càng có lợi cho người dùng cuối.

                          Không như ông IBM, "độc quyền" quá "đi kiểm tra + up firmware cho tủ đĩa DS4700" đòi khoảng 2000$ @@ :D ---> lần sau có mua chắc chọn của HP, Dell quá @@

                          Tiện thể, pác nào có tài liệu up firmware từ cổng Console của Storage DS4700, shared cho em với. Mới "nghiên cứu" được sợi cáp của nó (sợi cáp PS2<--->Com) (cáp này kỹ thuật IBM xem như báu vật, mượn "xem" nó cũng không cho :) ---> tại nó sợ đo được sơ đồ chân, làm được sợi giống vậy) ....
                          Last edited by kingericcantona; 12-10-2012, 11:58 PM.

                          Comment


                          • #43
                            1. Bạn chú ý theo dõi chủ đề này. Mình không Quote lại vì dài quá he he
                            Last edited by Ana489; 13-10-2012, 10:50 AM.

                            Comment


                            • #44
                              Originally posted by nvphung90 View Post
                              Dẫn dắt tình huống:

                              Hiện tại mình là sinh viên năm 3 của trường DH Khoa Học Tự Nhiên, được thầy giao và đã hoàn thành đề án thiết kế mạng của trường (trên lý thuyết).

                              Dòng đời, duyên số xô đẩy nên mình có cơ hội được đi thiết kế 1 trường trung học phổ thông quốc tế với mô hình và yêu cầu tương tự, mà làm leader luôn :o).

                              Tuy nhiên ngoài kiến thức nền tảng tương đối, mình vẫn chưa đi làm thực tế bao giờ :108:. Nên chắc chắn khi thiết kế, thi công sẽ xảy ra những sai lầm, những tình huống chưa lường trước được. Phụ mình có 2 anh đã đi làm chuyên về phần mềm và web, nhưng cũng có kiến thức thực tế bên mạng do vọc phá nhiều :56:.

                              Khoảng gần 1 tháng nữa, mình mới bắt đầu vào công việc. Trong thời gian đó, mình cố gắng tranh thủ chuẩn bị kiến thức thật tốt, để hạn chế các vấn đề phát sinh. Nay mạo muội lập topic nhờ các thầy, các bạn đã có kinh nghiệm giúp đỡ. :)


                              Tuy là trường cấp 3, nhưng đây là trường tư thục, định hướng theo tiêu chuẩn quốc tế, nên nói chung yêu cầu mạng đòi hỏi hơn nhiều so với các trường cấp 3 thông thường. Yêu cầu phía trường đặt ra: xây dựng 1 hệ thống mạng hoàn chỉnh thỏa các yêu cầu sau:
                              - Xây dựng Web Server để học sinh/giáo viên vào xem tin tức, thời khóa biểu, tra điểm số (phần viết web, dựng database sẽ do 2 anh bên web làm).
                              - Xây dựng Mail Server để:
                              + Tạo account cho tất cả giáo viên, học sinh.
                              + Trao đổi trong nội bộ giữa các phòng ban.
                              + Khi có điểm, hoặc tin tức sẽ gởi mail đồng loạt về cho tất cả học sinh
                              (hệ thống theo mình đoán khoảng 150~200 cán bộ/thầy cô, 2000 học sinh)
                              - Dựng File Server, và phân quyền hợp lý.
                              - Học sinh có thể kết nối wifi thoải mái ở khu vực sảnh, phòng tự học.


                              Với những yêu cầu trên, mình đưa ra mô hình như sau:

                              Mô hình tổng quan:


                              Mô hình của dãy C (các dãy khác tương tự):


                              Giải thích về mô hình tổng quan:
                              - Thuê 2 đường FTTH để kết nối Internet, và dùng thiết bị Load Balancing để load-balancing/fail-over giữa 2 đường này.
                              - Dùng Firewall để lọc các gói tin ra vào, làm theo mô hình 3-leg (dự định dùng ISA).
                              - Tại trung tâm, đặt 1 core switch (switch layer 3), từ đây nối đến các Switch tại các dãy (switch layer 2 có chức năng chia VLAN), ngoài ra core switch còn nối đến các APs, và nối vào Server (làm Domain Controller, DNS nội bộ, File Server).
                              - Tại vùng DMZ, ta triển khai Proxy, Web, Mail Server
                              - Thuê 1 range Static public IP để publish Web, Mail: 203.169.15.30/29

                              Giải thích về mô hình dãy C (các dãy khác tương tự):
                              - Từ Switch trung tâm của dãy (có khả năng chia VLAN), ta cho 1 port là 1 VLAN, gắn Workgroup switch từng phòng (switch thường) vào từng port => xem như mỗi phòng là 1 VLAN, mục đích là hạn chế quy mô của broadcast domain.


                              Mô hình đã đánh dấu các điểm thắc mắc:


                              Vì mình cần có cái nhìn tổng quan về hệ thống mạng này, nên không thể tách nhỏ thắc mắc ra nhiều topic được. Thôi làm đại 1 cái vầy luôn :D. Nghĩ ra tới đâu hỏi tới đó. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy/các bạn.


                              THẮC MẮC ĐẦU TIÊN:
                              Các mô hình như trên có điểm nào bất hợp lý?

                              THẮC MẮC 1:
                              External DNS Server có thật sự cần thiết?
                              Theo như mình tìm hiểu, các ISP sẽ làm cho mình việc đó (tạo các record cần thiết trên DNS Server của ISP).
                              Vậy 1 số tổ chức vẫn xây dựng External DNS Server, mục đích làm gì nhỉ ?

                              Làm thế nào để sử dụng Static Public IP cho Web, Mail Server ?
                              Theo như topic này: http://www.nhatnghe.com/forum/showthread.php?t=25896 , có 2 cách:
                              - Cách 1: dùng IP Private, Static NAT (Preferred)
                              - Cách 2: chia luôn 1 network cho đ/c publish 203.169.15.30/29 sau router.

                              Đối với cách 1: giả sử đặt IP như mô hình, vậy thì static NAT bằng cách nào ?
                              - Mình đã cấu hình Static bằng router Cisco. Tuy nhiên với mô hình trên không dùng router Cisco, liệu modem hoặc load balancer gateway có khả năng Static NAT ?
                              - Trong mô hình Static NAT bình thường, router nối trực tiếp với Switch nối các máy server. Với mô hình trên, giữa nó còn có Firewall (ISA) "ngáng đường", vậy làm cách nào vượt qua firewall này ?

                              Đối với cách 2: nếu dùng range Public IP.
                              - Vị trí Firewall phải làm luôn khả năng NAT (để các máy nội bộ có thể ra Internet).
                              - Cần tốn bao nhiêu địa chỉ Public IP để có thể publish được Web và Mail Server? Theo mình hiểu các port trên đường modem----load balancer----firewall----server đều phải đặt địa chỉ Public IP.


                              THẮC MẮC 2:
                              Nên dùng Firewall cứng hay Firewall mềm, tại sao?
                              Đối với firewall cứng: firewall cứng có thể join domain, tạo policy theo user được không (mình chưa có cơ hội tiếp xúc)? Model nào có thể thỏa hệ thống mạng trên ?
                              Đối với firewall mềm:
                              - Nếu chọn ISA, thì cấu hình tối thiểu của máy này như thế nào?
                              - ISA Server, DC cùng gắn vào switch layer 3, vậy đã mặc định liên lạc được với nhau chưa, hay phải cấu hình thêm static route trên switch?


                              THẮC MẮC 3, 4:
                              Chọn cách kết nối nào? Về vấn đề Static NAT?
                              Theo như tham khảo: http://www.nhatnghe.com/forum/showthread.php?t=44387 . Ta có 2 cách kết nối để phân tải:
                              - Cách 1: modem ở chế độ PPPoE (mặc định), load balancer chỉ phân tải.
                              - Cách 2: chuyển modem sang chế độ Bridge, load balancer bật chế độ PPPoE (Preferred)

                              Nếu chọn cách 2: có thể cấu hình Static NAT trên load balancer được không? Dòng sản phẩm nào hỗ trợ chức năng này ? (bổ sung cho thắc mắc 1 - cách 1)


                              THẮC MẮC 5:
                              Vị trị đặt Proxy Server: đặt Proxy Server trong vùng DMZ có hợp lý không? Nếu được thì triển khai ra sao?
                              -> Mình đã dự định triển khai Proxy Server tại vị trí Firewall (dùng ISA để làm Proxy Server luôn). Câu hỏi trên mục đích để bổ sung kiến thức thêm.


                              THẮC MẮC 6:
                              Với hệ thống như vậy, liệu 1 máy server có đủ khả năng đảm nhận cả 3 vai trò (DC/DNS/File Server) ?

                              User trong nội bộ liên hệ với DC, File Server như thế nào ?
                              Theo như mô hình thiết kế:
                              - Đường nối giữa Core Switch tới tất cả các switch các dãy đều được chuyển thành đường trunk (chuyển các port nối thành port trunk).
                              - Cấu hình InterVLAN routing tại core switch (tạo các interface vlan tương ứng).

                              Vậy đường nối giữa Switch Layer 3 - Server (DC/DNS/File Server) có cần chuyển thành đường trunk ? Card mạng của server có cần hỗ trợ VLAN không?


                              THẮC MẮC 7:
                              Có cần thiết triển khai 1 hotspot (cổng đăng nhập wifi) không ?
                              Với nhu cầu không cần quản lý wifi chặt chẽ, mình không định triển khai (bữa làm đề án cũng bị thầy chửi do tốn tiền không cần thiết). Tuy nhiên, nếu không có thì gặp các vấn đề sau:
                              - 1 Wifi xịn chuẩn N đáp ứng được bao nhiêu user truy cập cùng lúc, mà tốc độ vẫn chấp nhận được (dự kiến nhiều nhất khoảng 100 học sinh lên wifi cùng lúc).
                              - Giải quyết sao với tình trạng đụng độ (giao thoa) của sóng wifi.


                              THẮC MẮC 8 (ở mô hình dãy C):
                              Việc chia nhiều VLAN có chống được các gói tin broadcast ? Thiết kế như vậy có hợp lý?
                              Theo như mô hình tại switch của mỗi dãy mình chia thành n VLAN
                              Vd:
                              Dãy A:
                              - 172.16.1.0/24
                              - 172.16.2.0/24
                              .....
                              - 172.16.n.0/24

                              Dãy B:
                              - 172.16.n+1.0/24
                              - 172.16.n+2.0/24
                              .....
                              - 172.16.2n.0/24

                              ....................................

                              Các workgroup switch tại mỗi phòng gắn vào 1 port tương ứng. Vậy coi như 1 phòng là 1 VLAN.


                              RẤT CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC VÀ TRẢ LỜI !
                              Câu hỏi quá hay chỉ biết xem thôi.
                              MCSE(1000,1000,976,1000,981,1000,1000)
                              CEH 100%
                              CCNP(1000,1000,988,1000)

                              Comment


                              • #45
                                Originally posted by thuongnet View Post
                                Tham khảo nha bác - Em lười copy Internet Load Balancing
                                Với mô hình trên giả sử ta xây dựng một webserver tên miền. Khi đường truyền 1 chạy ISP sẽ trỏ về địa chỉ IP server theo router 1. Giả sử khi đường truyền 1 down. mạng chạy đường truyền thứ 2 của 1 ISP khác thì tên miền được phân giải ra sao? webserver có chạy được không ?
                                MCSE(1000,1000,976,1000,981,1000,1000)
                                CEH 100%
                                CCNP(1000,1000,988,1000)

                                Comment

                                Working...
                                X