Với giá thành xây dựng một hệ thống mạng WLAN giảm,ngày càng có nhiều công ty sử dụng.
Điều này sẽ không thể tránh khỏi việc Hacker chuyển sang tấn công và khai thác các điểm yếu trên nền tảng mạng sử dụng chuẩn 802.11. Những công cụ Sniffers cho phép tóm được các gói tin giao tiếp trên mạng, họ có thể phân tích và lấy đi những thông tin quan trọng của bạn. Vậy bạn đã biết gì về các phương thức bảo mật mạng WLAN.
Những phần mềm scan có thể được cài đặt trên các thiết bị như Smart Phone hay trên một chiếc Laptop hỗ trợ chuẩn kết nối Wi-Fi.
Điều này dẫn tới những thông tin nhạy cảm trong hệ thống mạng, như thông tin cá nhân của người dùng…
Những nguy cơ bảo mật trong WLAN bao gồm:
- Các thiết bị có thể kết nối tới những Access Point đang broadcast SSID.
- Hacker sẽ cố gắng tìm kiếm các phương thức mã hoá đang được sử dụng trong quá trình truyền thông tin trên mạng, sau đó có phương thức giải mã riêng và lấy các thông tin nhạy cảm.
- Người dụng sử dụng Access Point tại gia đình sẽ không đảm bảo tính bảo mật như khi sử dụng tại doanh nghiệp.
Để bảo mật mạng WLAN, bạn cần thực hiện qua các bước sau:
- Chỉ có những người dùng được xác thực mới có khả năng truy cập vào mạng thông qua các Access Point.
- Các phương thức mã hoá được áp dụng trong quá trình truyền các thông tin quan trọng.
- Bảo mật các thông tin và cảnh báo nguy cơ bảo mật bằng hệ thống IDS và IPS.
Xác thực và bảo mật dữ liệu bằng cách mã hoá thông tin truyền trên mạng.
IDS như một thiết bị giám sát mạng Wireless và mạng Wire để tìm kiếm và cảnh báo khi có các dấu hiệu tấn công.
Ban đầu, IEEE 802.11 sử dụng giải pháp bảo mật bằng những khoá tĩnh (static keys) cho cả quá trình mã hoá và xác thực. Phương thức xác thực như vậy là không đủ mạnh, cuối cùng có thể bị tấn công. Bởi vì các khoá được quản lý và không thay đổi, điều này không thể áp dụng trong một giải pháp doanh nghiệp lớn được.
Cisco giới thiệu và cho phép sử dụng IEEE 802.1x là giao thức xác thực và sử dụng khoá động (dynamic keys), bao gồm 802.1x Extensible Authentication Protocol (EAP). Cisco cũng giới thiệu phương thức để chống lại việc tấn công bằng cách sử dụng quá trình băm (hashing) (Per Packet Key – PPK) và Message Integrity Check (MIC). Phương thức này được biết đến như Cisco Key Integrity Protocol (CKIP) và Cisco Message Integrity Check (CMIC).
Các tổ chức chuẩn 802.11 bắt đầu tiến hành việc nâng cấp bảo mật cho mạng WLAN. Wi-Fi Alliance giới thiệu giải pháp WPA (Wi-Fi Protected Access). Một chuẩn nằm trong chuẩn 802.11i là chuẩn bảo mật của WLAN và sử dụng chuẩn 802.1x làm phương thức xác thực và mã hoá dữ liệu. WPA được sử dụng cho việc xác thực người dung, MIC, Temporal Key Integrity Protocol (TKIP), và Dynamic Keys. Nó tương tự như phương thức của Cisco nhưng cách thực hiện có khác đôi chút. WPA cũng bao gồm một passphrase hay preshared key cho người dung để họ xác thực trong giải pháp bảo mật trong gia đình, nhưng không được sử dụng cho giải pháp doanh nghiệp.
Ngày nay , IEEE 802.11i đã nâng cấp và Advanced Encryption Standard (AES) đã thay thế cho WEP và là phương thức bảo mật mới nhất và bảo mật nhất trong mã hoá dữ liệu. Wireless IDS hiện nay đã có với vai trò nhận diện và bảo vệ hệ thống WLAN trước những tấn công. Wi-Fi Alliance 802.11i làm việc và sử dụng như WPA2
Các Access Point gửi broadcast một hoặc nhiều SSIDs, hay data rates, và một số thông tin. Các thiết bị Wi-Fi có thể scan tất cả các kênh và tìm truy cập vào bất kỳ mạng nào mà họ scan ra được từ những Access Point. Client sẽ thường kết nối tới những Access Point mà tín hiệu mạnh nhất. Nếu tín hiệu yếu, client tiếp tục scan tới một Access Point khác (trong trường hợp Roaming). Trong quá trình kết nối, SSID, địa chỉ MAC và các thiết lập bảo mật được gửi từ client tới Access Point và kiểm tra bởi Access Point.
Người dung được xác thực thong qua giao thức 802.1x. Với chuẩn 802.1x hay EAP cần thiết trên WLAN client. Access Point cũng có thể như một máy chủ đáp ứng việc xác thực cho người dùng, hoặc có thể lien kết tới máy chủ RADIUS nhờ xác thực hộ, hoặc có thể làm việc với Cisco Secure ACS. Lightweight Access Poínt sẽ giao tiếp với WLAN controller, và nó làm việc như một máy chủ xác cung cấp xác thực cho các users.
Client và máy chủ cung cấp xác thực triển khai với hai phiên bản EAP khác nhau. Thông tin EAP sẽ được truyền từ Access point tới máy chủ xác thực
Sau khi xác thực song WLAN client, dữ liệu sẽ được mã hoá trước khi truyền đi. Về cơ bản phương thức mã hoá dựa vào thuật toán RC4 được sử dụng bắt đầu từ WEP. TKIP sử dụng mã hoá RC4 được tăng cường bảo mật hơn và với nhiều bít mã hoá hơn và có khoá tích hợp cho mỗi packet (key per packet –PPK). AES được thay thế cho RC4 với thuật toán bảo mật cao cấp hơn. WPA sử dụng TKIP, trong khi WPA2 sử dụng AES hay TKIP.
Sự khác nhau giữa các dạng WLANs.
- Cho các điểm truy cập tự động (hotspots), việc mã hoá không cần thiết, chỉ cần người dung xác thực mà thôi.
- Với người dùng sử dụng mạng WLAN cho gia đình, một phương thức bảo mật với WPA passphare hay preshared key được khuyến cáo sử dụng.
- Với giải pháp doanh nghiệp, để tối ưu quá trình bảo mật với 802.1x EAP làm phương thức xác thực và TKIP hay AES làm phương thức mã hoá. Được dựa theo chuẩn WPA hay WPA2 và 802.11i security.
Bảo mật mạng WLAN cũng tương tự như bảo mật cho các hệ thống mạng khác. Bảo mật hệ thống phải được áp dụng cho nhiều tầng, các thiết bị nhận dạng phát hiện tấn công phải được triển khai. Giới hạn các quyền truy cập tối thiểu cho những người dùng cần thiết. Dữ liệu được chia sẻ và yêu cầu xác thực mới cho phép truy cập. Dữ liệu truyền phải được mã hoá.
Kẻ tấn công có thể tấn công mạng WLAN không bảo mật bất cứ lúc nào. Bạn cần có một phương án triển khai hợp lý.
- Phải ước lượng được các nguy cơ bảo mật và các mức độ bảo mật cần thiết để áp dụng.
- Đánh giá được toàn bộ các giao tiếp qua WLAN và các phương thức bảo mật cần được áp dụng.
- Đánh giá được các công cụ và các lựa chọn khi thiết kế về triển khai mạng WLAN.
Theo VNE Research Deparment
So sánh các phương thức bảo mật dựa trên việc chứng thực (sưu tầm)
I Bảo mật bằng WEP (Wired Equivalent Privacy)
WEP là một thuật toán bảo nhằm bảo vệ sự trao đổi thông tin chống lại sự nghe trộm, chống lại những nối kết mạng không được cho phép cũng như chống lại việc thay đổi hoặc làm nhiễu thông tin truyền. WEP sử dụng stream cipher RC4 cùng với một mã 40 bit và một số ngẫu nhiên 24 bit (initialization vector – IV) để mã hóa thông tin. Thông tin mã hóa được tạo ra bằng cách thực hiện operation XOR giữa keystream và plain text. Thông tin mã hóa và IV sẽ được gửi đến người nhận. Người nhận sẽ giải mã thông tin dựa vào IV và khóa WEP đã biết trước. Sơ đồ mã hóa được miêu tả bởi hình 1.
Hình 1: Sơ đồ mã hóa bằng WEP
Những điểm yếu về bảo mật của WEP
+ WEP sử dụng khóa cố định được chia sẻ giữa một Access Point (AP) và nhiều người dùng (users) cùng với một IV ngẫu nhiên 24 bit. Do đó, cùng một IV sẽ được sử dụng lại nhiều lần. Bằng cách thu thập thông tin truyền đi, kẻ tấn công có thể có đủ thông tin cần thiết để có thể bẻ khóa WEP đang dùng.
+ Một khi khóa WEP đã được biết, kẻ tấn công có thể giải mã thông tin truyền đi và có thể thay đổi nội dung của thông tin truyền. Do vậy WEP không đảm bảo được confidentiality và integrity.
+ Việc sử dụng một khóa cố định được chọn bởi người sử dụng và ít khi được thay đổi (tức có nghĩa là khóa WEP không được tự động thay đổi) làm cho WEP rất dễ bị tấn công.
+ WEP cho phép người dùng (supplicant) xác minh (authenticate) AP trong khi AP không thể xác minh tính xác thực của người dùng. Nói một cách khác, WEP không cung ứng mutual authentication.
II. Bảo mật bằng WPA (Wifi Protected Access )
WPA là một giải pháp bảo mật được đề nghị bởi WiFi Alliance nhằm khắc phục những hạn chế của WEP. WPA được nâng cấp chỉ bằng một update phần mềm SP2 của microsoft.
WPA cải tiến 3 điểm yếu nổi bật của WEP :
+ WPA cũng mã hóa thông tin bằng RC4 nhưng chiều dài của khóa là 128 bit và IV có chiều dài là 48 bit. Một cải tiến của WPA đối với WEP là WPA sử dụng giao thức TKIP (Temporal Key Integrity Protocol) nhằm thay đổi khóa dùng AP và user một cách tự động trong quá trình trao đổi thông tin. Cụ thể là TKIP dùng một khóa nhất thời 128 bit kết hợp với địa chỉ MAC của user host và IV để tạo ra mã khóa. Mã khóa này sẽ được thay đổi sau khi 10 000 gói thông tin được trao đổi.
+ WPA sử dụng 802.1x/EAP để đảm bảo mutual authentication nhằm chống lại man-in-middle attack. Quá trình authentication của WPA dựa trên một authentication server, còn được biết đến với tên gọi RADIUS/ DIAMETER. Server RADIUS cho phép xác thực user trong mạng cũng như định nghĩa những quyền nối kết của user. Tuy nhiên trong một mạng WiFi nhỏ (của công ty hoăc trường học), đôi khi không cần thiết phải cài đặt một server mà có thể dùng một phiên bản WPA-PSK (pre-shared key). Ý tưởng của WPA-PSK là sẽ dùng một password (Master Key) chung cho AP và client devices. Thông tin authentication giữa user và server sẽ được trao đổi thông qua giao thức EAP (Extensible Authentication Protocol). EAP session sẽ được tạo ra giữa user và server đêr chuyển đổi thông tin liên quan đến identity của user cũng như của mạng. Trong quá trình này AP đóng vai trò là một EAP proxy, làm nhiệm vụ chuyển giao thông tin giữa server và user. Những authentication messages chuyển đổi được miêu tả trong hình 2.
Hình 2: Messages trao đổi trong quá trình authentication.
+ WPA sử dụng MIC (Michael Message Integrity Check ) để tăng cường integrity của thông tin truyền. MIC là một message 64 bit được tính dựa trên thuật tóan Michael. MIC sẽ được gửi trong gói TKIP và giúp người nhận kiểm tra xem thông tin nhận được có bị lỗi trên đường truyền hoặc bị thay đổi bởi kẻ phá hoại hay không.
Tóm lại, WPA được xây dựng nhằm cải thiện những hạn chế của WEP nên nó chứa đựng những đặc điểm vượt trội so với WEP. Đầu tiên, nó sử dụng một khóa động mà được thay đổi một cách tự động nhờ vào giao thức TKIP. Khóa sẽ thay đổi dựa trên người dùng, session trao đổi nhất thời và số lượng gói thông tin đã truyền. Đặc điểm thứ 2 là WPA cho phép kiểm tra xem thông tin có bị thay đổi trên đường truyền hay không nhờ vào MIC message. Và đăc điểm nối bật thứ cuối là nó cho phép multual authentication bằng cách sử dụng giao thức 802.1x
Những điểm yếu của WPA.
- Điểm yếu đầu tiên của WPA là nó vẫn không giải quyết được denial-of-service (DoS) attack [5]. Kẻ phá hoại có thể làm nhiễu mạng WPA WiFi bằng cách gửi ít nhất 2 gói thông tin với một khóa sai (wrong encryption key) mỗi giây. Trong trường hợp đó, AP sẽ cho rằng một kẻ phá hoại đang tấn công mạng và AP sẽ cắt tất cả các nối kết trong vòng một phút để trách hao tổn tài nguyên mạng. Do đó, sự tiếp diễn của thông tin không được phép sẽ làm xáo trộn hoạt động của mạng và ngăn cản sự nối kết của những người dùng được cho phép (authorized users).
- Ngoài ra WPA vẫn sử dụng thuật tóan RC4 mà có thể dễ dàng bị bẻ vỡ bởi FMS attack đề nghị bởi những nhà nghiên cứu ở trường đại học Berkeley [6]. Hệ thống mã hóa RC4 chứa đựng những khóa yếu (weak keys). Những khóa yếu này cho phép truy ra khóa encryption. Để có thể tìm ra khóa yếu của RC4, chỉ cần thu thập một số lượng đủ thông tin truyền trên kênh truyền không dây.
- WPA-PSK là một biên bản yếu của WPA mà ở đó nó gặp vấn đề về quản lý password hoăc shared secret giữa nhiều người dùng. Khi một người trong nhóm (trong công ty) rời nhóm, một password/secret mới cần phải được thiết lập.
III. Tăng cường bảo mật với chuẩn 802.11i (WPA2)
Chuẩn 802.11i được phê chuẩn vào ngày 24 tháng 6 năm 2004 nhằm tăng cường tính mật cho mạng WiFi. 802.11i mang đầy đủ các đặc điểm của WPA. Tập hợp những giao thức của 802.11i còn được biết đến với tên gọi WPA 2. Tuy nhiên, 802.11i sử dụng thuật toán mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) thay vì RC4 như trong WPA. Mã khóa của AES có kích thước là 128, 192 hoặc 256 bit. Tuy nhiên thuật toán này đổi hỏi một khả năng tính toán cao (high computation power). Do đó, 802.11i không thể update đơn giản bằng software mà phải có một dedicated chip. Tuy nhiên điều này đã được ước tính trước bởi nhiều nhà sản xuất nên hầu như các chip cho card mạng Wifi từ đầu năm 2004 đều thích ứng với tính năng của 802.11i.
Điều này sẽ không thể tránh khỏi việc Hacker chuyển sang tấn công và khai thác các điểm yếu trên nền tảng mạng sử dụng chuẩn 802.11. Những công cụ Sniffers cho phép tóm được các gói tin giao tiếp trên mạng, họ có thể phân tích và lấy đi những thông tin quan trọng của bạn. Vậy bạn đã biết gì về các phương thức bảo mật mạng WLAN.
Những phần mềm scan có thể được cài đặt trên các thiết bị như Smart Phone hay trên một chiếc Laptop hỗ trợ chuẩn kết nối Wi-Fi.
Điều này dẫn tới những thông tin nhạy cảm trong hệ thống mạng, như thông tin cá nhân của người dùng…
Những nguy cơ bảo mật trong WLAN bao gồm:
- Các thiết bị có thể kết nối tới những Access Point đang broadcast SSID.
- Hacker sẽ cố gắng tìm kiếm các phương thức mã hoá đang được sử dụng trong quá trình truyền thông tin trên mạng, sau đó có phương thức giải mã riêng và lấy các thông tin nhạy cảm.
- Người dụng sử dụng Access Point tại gia đình sẽ không đảm bảo tính bảo mật như khi sử dụng tại doanh nghiệp.
Để bảo mật mạng WLAN, bạn cần thực hiện qua các bước sau:
- Chỉ có những người dùng được xác thực mới có khả năng truy cập vào mạng thông qua các Access Point.
- Các phương thức mã hoá được áp dụng trong quá trình truyền các thông tin quan trọng.
- Bảo mật các thông tin và cảnh báo nguy cơ bảo mật bằng hệ thống IDS và IPS.
Xác thực và bảo mật dữ liệu bằng cách mã hoá thông tin truyền trên mạng.
IDS như một thiết bị giám sát mạng Wireless và mạng Wire để tìm kiếm và cảnh báo khi có các dấu hiệu tấn công.
Ban đầu, IEEE 802.11 sử dụng giải pháp bảo mật bằng những khoá tĩnh (static keys) cho cả quá trình mã hoá và xác thực. Phương thức xác thực như vậy là không đủ mạnh, cuối cùng có thể bị tấn công. Bởi vì các khoá được quản lý và không thay đổi, điều này không thể áp dụng trong một giải pháp doanh nghiệp lớn được.
Cisco giới thiệu và cho phép sử dụng IEEE 802.1x là giao thức xác thực và sử dụng khoá động (dynamic keys), bao gồm 802.1x Extensible Authentication Protocol (EAP). Cisco cũng giới thiệu phương thức để chống lại việc tấn công bằng cách sử dụng quá trình băm (hashing) (Per Packet Key – PPK) và Message Integrity Check (MIC). Phương thức này được biết đến như Cisco Key Integrity Protocol (CKIP) và Cisco Message Integrity Check (CMIC).
Các tổ chức chuẩn 802.11 bắt đầu tiến hành việc nâng cấp bảo mật cho mạng WLAN. Wi-Fi Alliance giới thiệu giải pháp WPA (Wi-Fi Protected Access). Một chuẩn nằm trong chuẩn 802.11i là chuẩn bảo mật của WLAN và sử dụng chuẩn 802.1x làm phương thức xác thực và mã hoá dữ liệu. WPA được sử dụng cho việc xác thực người dung, MIC, Temporal Key Integrity Protocol (TKIP), và Dynamic Keys. Nó tương tự như phương thức của Cisco nhưng cách thực hiện có khác đôi chút. WPA cũng bao gồm một passphrase hay preshared key cho người dung để họ xác thực trong giải pháp bảo mật trong gia đình, nhưng không được sử dụng cho giải pháp doanh nghiệp.
Ngày nay , IEEE 802.11i đã nâng cấp và Advanced Encryption Standard (AES) đã thay thế cho WEP và là phương thức bảo mật mới nhất và bảo mật nhất trong mã hoá dữ liệu. Wireless IDS hiện nay đã có với vai trò nhận diện và bảo vệ hệ thống WLAN trước những tấn công. Wi-Fi Alliance 802.11i làm việc và sử dụng như WPA2
Các Access Point gửi broadcast một hoặc nhiều SSIDs, hay data rates, và một số thông tin. Các thiết bị Wi-Fi có thể scan tất cả các kênh và tìm truy cập vào bất kỳ mạng nào mà họ scan ra được từ những Access Point. Client sẽ thường kết nối tới những Access Point mà tín hiệu mạnh nhất. Nếu tín hiệu yếu, client tiếp tục scan tới một Access Point khác (trong trường hợp Roaming). Trong quá trình kết nối, SSID, địa chỉ MAC và các thiết lập bảo mật được gửi từ client tới Access Point và kiểm tra bởi Access Point.
Người dung được xác thực thong qua giao thức 802.1x. Với chuẩn 802.1x hay EAP cần thiết trên WLAN client. Access Point cũng có thể như một máy chủ đáp ứng việc xác thực cho người dùng, hoặc có thể lien kết tới máy chủ RADIUS nhờ xác thực hộ, hoặc có thể làm việc với Cisco Secure ACS. Lightweight Access Poínt sẽ giao tiếp với WLAN controller, và nó làm việc như một máy chủ xác cung cấp xác thực cho các users.
Client và máy chủ cung cấp xác thực triển khai với hai phiên bản EAP khác nhau. Thông tin EAP sẽ được truyền từ Access point tới máy chủ xác thực
Sau khi xác thực song WLAN client, dữ liệu sẽ được mã hoá trước khi truyền đi. Về cơ bản phương thức mã hoá dựa vào thuật toán RC4 được sử dụng bắt đầu từ WEP. TKIP sử dụng mã hoá RC4 được tăng cường bảo mật hơn và với nhiều bít mã hoá hơn và có khoá tích hợp cho mỗi packet (key per packet –PPK). AES được thay thế cho RC4 với thuật toán bảo mật cao cấp hơn. WPA sử dụng TKIP, trong khi WPA2 sử dụng AES hay TKIP.
Sự khác nhau giữa các dạng WLANs.
- Cho các điểm truy cập tự động (hotspots), việc mã hoá không cần thiết, chỉ cần người dung xác thực mà thôi.
- Với người dùng sử dụng mạng WLAN cho gia đình, một phương thức bảo mật với WPA passphare hay preshared key được khuyến cáo sử dụng.
- Với giải pháp doanh nghiệp, để tối ưu quá trình bảo mật với 802.1x EAP làm phương thức xác thực và TKIP hay AES làm phương thức mã hoá. Được dựa theo chuẩn WPA hay WPA2 và 802.11i security.
Bảo mật mạng WLAN cũng tương tự như bảo mật cho các hệ thống mạng khác. Bảo mật hệ thống phải được áp dụng cho nhiều tầng, các thiết bị nhận dạng phát hiện tấn công phải được triển khai. Giới hạn các quyền truy cập tối thiểu cho những người dùng cần thiết. Dữ liệu được chia sẻ và yêu cầu xác thực mới cho phép truy cập. Dữ liệu truyền phải được mã hoá.
Kẻ tấn công có thể tấn công mạng WLAN không bảo mật bất cứ lúc nào. Bạn cần có một phương án triển khai hợp lý.
- Phải ước lượng được các nguy cơ bảo mật và các mức độ bảo mật cần thiết để áp dụng.
- Đánh giá được toàn bộ các giao tiếp qua WLAN và các phương thức bảo mật cần được áp dụng.
- Đánh giá được các công cụ và các lựa chọn khi thiết kế về triển khai mạng WLAN.
Theo VNE Research Deparment
So sánh các phương thức bảo mật dựa trên việc chứng thực (sưu tầm)
I Bảo mật bằng WEP (Wired Equivalent Privacy)
WEP là một thuật toán bảo nhằm bảo vệ sự trao đổi thông tin chống lại sự nghe trộm, chống lại những nối kết mạng không được cho phép cũng như chống lại việc thay đổi hoặc làm nhiễu thông tin truyền. WEP sử dụng stream cipher RC4 cùng với một mã 40 bit và một số ngẫu nhiên 24 bit (initialization vector – IV) để mã hóa thông tin. Thông tin mã hóa được tạo ra bằng cách thực hiện operation XOR giữa keystream và plain text. Thông tin mã hóa và IV sẽ được gửi đến người nhận. Người nhận sẽ giải mã thông tin dựa vào IV và khóa WEP đã biết trước. Sơ đồ mã hóa được miêu tả bởi hình 1.
Hình 1: Sơ đồ mã hóa bằng WEP
Những điểm yếu về bảo mật của WEP
+ WEP sử dụng khóa cố định được chia sẻ giữa một Access Point (AP) và nhiều người dùng (users) cùng với một IV ngẫu nhiên 24 bit. Do đó, cùng một IV sẽ được sử dụng lại nhiều lần. Bằng cách thu thập thông tin truyền đi, kẻ tấn công có thể có đủ thông tin cần thiết để có thể bẻ khóa WEP đang dùng.
+ Một khi khóa WEP đã được biết, kẻ tấn công có thể giải mã thông tin truyền đi và có thể thay đổi nội dung của thông tin truyền. Do vậy WEP không đảm bảo được confidentiality và integrity.
+ Việc sử dụng một khóa cố định được chọn bởi người sử dụng và ít khi được thay đổi (tức có nghĩa là khóa WEP không được tự động thay đổi) làm cho WEP rất dễ bị tấn công.
+ WEP cho phép người dùng (supplicant) xác minh (authenticate) AP trong khi AP không thể xác minh tính xác thực của người dùng. Nói một cách khác, WEP không cung ứng mutual authentication.
II. Bảo mật bằng WPA (Wifi Protected Access )
WPA là một giải pháp bảo mật được đề nghị bởi WiFi Alliance nhằm khắc phục những hạn chế của WEP. WPA được nâng cấp chỉ bằng một update phần mềm SP2 của microsoft.
WPA cải tiến 3 điểm yếu nổi bật của WEP :
+ WPA cũng mã hóa thông tin bằng RC4 nhưng chiều dài của khóa là 128 bit và IV có chiều dài là 48 bit. Một cải tiến của WPA đối với WEP là WPA sử dụng giao thức TKIP (Temporal Key Integrity Protocol) nhằm thay đổi khóa dùng AP và user một cách tự động trong quá trình trao đổi thông tin. Cụ thể là TKIP dùng một khóa nhất thời 128 bit kết hợp với địa chỉ MAC của user host và IV để tạo ra mã khóa. Mã khóa này sẽ được thay đổi sau khi 10 000 gói thông tin được trao đổi.
+ WPA sử dụng 802.1x/EAP để đảm bảo mutual authentication nhằm chống lại man-in-middle attack. Quá trình authentication của WPA dựa trên một authentication server, còn được biết đến với tên gọi RADIUS/ DIAMETER. Server RADIUS cho phép xác thực user trong mạng cũng như định nghĩa những quyền nối kết của user. Tuy nhiên trong một mạng WiFi nhỏ (của công ty hoăc trường học), đôi khi không cần thiết phải cài đặt một server mà có thể dùng một phiên bản WPA-PSK (pre-shared key). Ý tưởng của WPA-PSK là sẽ dùng một password (Master Key) chung cho AP và client devices. Thông tin authentication giữa user và server sẽ được trao đổi thông qua giao thức EAP (Extensible Authentication Protocol). EAP session sẽ được tạo ra giữa user và server đêr chuyển đổi thông tin liên quan đến identity của user cũng như của mạng. Trong quá trình này AP đóng vai trò là một EAP proxy, làm nhiệm vụ chuyển giao thông tin giữa server và user. Những authentication messages chuyển đổi được miêu tả trong hình 2.
Hình 2: Messages trao đổi trong quá trình authentication.
+ WPA sử dụng MIC (Michael Message Integrity Check ) để tăng cường integrity của thông tin truyền. MIC là một message 64 bit được tính dựa trên thuật tóan Michael. MIC sẽ được gửi trong gói TKIP và giúp người nhận kiểm tra xem thông tin nhận được có bị lỗi trên đường truyền hoặc bị thay đổi bởi kẻ phá hoại hay không.
Tóm lại, WPA được xây dựng nhằm cải thiện những hạn chế của WEP nên nó chứa đựng những đặc điểm vượt trội so với WEP. Đầu tiên, nó sử dụng một khóa động mà được thay đổi một cách tự động nhờ vào giao thức TKIP. Khóa sẽ thay đổi dựa trên người dùng, session trao đổi nhất thời và số lượng gói thông tin đã truyền. Đặc điểm thứ 2 là WPA cho phép kiểm tra xem thông tin có bị thay đổi trên đường truyền hay không nhờ vào MIC message. Và đăc điểm nối bật thứ cuối là nó cho phép multual authentication bằng cách sử dụng giao thức 802.1x
Những điểm yếu của WPA.
- Điểm yếu đầu tiên của WPA là nó vẫn không giải quyết được denial-of-service (DoS) attack [5]. Kẻ phá hoại có thể làm nhiễu mạng WPA WiFi bằng cách gửi ít nhất 2 gói thông tin với một khóa sai (wrong encryption key) mỗi giây. Trong trường hợp đó, AP sẽ cho rằng một kẻ phá hoại đang tấn công mạng và AP sẽ cắt tất cả các nối kết trong vòng một phút để trách hao tổn tài nguyên mạng. Do đó, sự tiếp diễn của thông tin không được phép sẽ làm xáo trộn hoạt động của mạng và ngăn cản sự nối kết của những người dùng được cho phép (authorized users).
- Ngoài ra WPA vẫn sử dụng thuật tóan RC4 mà có thể dễ dàng bị bẻ vỡ bởi FMS attack đề nghị bởi những nhà nghiên cứu ở trường đại học Berkeley [6]. Hệ thống mã hóa RC4 chứa đựng những khóa yếu (weak keys). Những khóa yếu này cho phép truy ra khóa encryption. Để có thể tìm ra khóa yếu của RC4, chỉ cần thu thập một số lượng đủ thông tin truyền trên kênh truyền không dây.
- WPA-PSK là một biên bản yếu của WPA mà ở đó nó gặp vấn đề về quản lý password hoăc shared secret giữa nhiều người dùng. Khi một người trong nhóm (trong công ty) rời nhóm, một password/secret mới cần phải được thiết lập.
III. Tăng cường bảo mật với chuẩn 802.11i (WPA2)
Chuẩn 802.11i được phê chuẩn vào ngày 24 tháng 6 năm 2004 nhằm tăng cường tính mật cho mạng WiFi. 802.11i mang đầy đủ các đặc điểm của WPA. Tập hợp những giao thức của 802.11i còn được biết đến với tên gọi WPA 2. Tuy nhiên, 802.11i sử dụng thuật toán mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) thay vì RC4 như trong WPA. Mã khóa của AES có kích thước là 128, 192 hoặc 256 bit. Tuy nhiên thuật toán này đổi hỏi một khả năng tính toán cao (high computation power). Do đó, 802.11i không thể update đơn giản bằng software mà phải có một dedicated chip. Tuy nhiên điều này đã được ước tính trước bởi nhiều nhà sản xuất nên hầu như các chip cho card mạng Wifi từ đầu năm 2004 đều thích ứng với tính năng của 802.11i.