RFC 2370 mô tả sự mở rộng giao thức OSPF bởi 3 quảng bá link-state (LSA) được định nghĩa và gọi là các LSA mờ. 3 LSA mới này cho phép OPSF tính toán tổng quát để mở rộng OSPF. Chúng có thể mang thông tin để sử dụng bởi OSPF hay trực tiếp bởi ứng dụng nào đó. Những LSA mới này chính là cái mà MPLS TE cần để truyền thông tin dựa trên OSPF. OSPF có thể đẩy toàn thông tin này ra toàn mạng. Những dạng của LSA mờ hiện nay khác nhau ở phạm vi tràn:
• LSA mờ type 9 có phạm vi tràn chỉ trên cục bộ kết nối và chỉ được gửi tới kết nối và không bao giờ được chuyển tiếp đi xa.
• LSA mờ dạng 10 có phạm vi tràn là rộng khắp vùng và bị cản bởi router biên
• LSA mờ type 11 chỉ tràn trong vùng tự trị OSPF Một bit mới là O-bit được định nghĩa để sử dụng trong trường Option của OSPF. Bit này có thể chi ra khi nào router có thể gửi hoặc nhận LSA mờ. Trường Option xuất hiện trong gói tin OSPF Hello, gói tin Database Description và tất cả LSA.
Hình sau mô tả các trường của LSA mờ với các loại LSA type 9, 10, 11. Trường linkstate-ID được thay bằng Opaque Type (dạng LSA mờ) và Opaque ID
Đặc biệt khi TE LSA là một LSA mờ type 10 thì nó sẽ mang thêm một giá trị nữa là Type Length Vaues (TLV). TLV trong OSPF được dùng để mang dữ liệu theo cách mềm dẻo.
- Trường kiểu qui định các mà trường giá trị được dịch.
- Trường độ dài xác định độ dài của trường giá trị.
- Trường giá trị có thể chứa các TLV khác.
Dựa trên bản tin nhận được, khi bit U có giá trị 0, LSR sẽ gửi thông báo ngược lại nơi gửi và toàn bộ bản tin sẽ được bỏ qua. Nếu U có giá trị 1, LSR sẽ bỏ qua bản tin chưa biết kiểu đó mà không gửi thông báo lại phía gủi và phần còn lại của bản tin vẫn được xử lý như thể là bản tin chưa biết kiểu này không tồn tại. Bit F chỉ được sử dụng khi bit U = 1 và bản tin LDP chứa bản tin chưa biết kiểu này được truyền đi. Nếu bit F bằng 0 thì bản tin chưa biết kiểu sẽ không chuyển đi cùng bản tin LDP chứa nó và nếu bit F=1 thì bản tin chưa biết kiểu sẽ chuyển đi cùng bản tin LDP chứa nó.
Những TLV này mang theo dữ liệu đặc trưng MPLS TE, trong đó Router Address TLV mang thông tin router ID cho TE và link TLV mang theo thông tin TLV phụ mô tả một đường kết nối đơn cho MPLS TE Thông tin trạng thái được tràn thông tin TE đến tất cả router trong vùng khi:
• Trạng thái kết nối thay đổi: khi cổng up hay down
• Thay đổi cấu hình
• Tràn định kì: mặc định với OSPF là 30 phút còn IS-IS là 15 phút. Thời gian định kì được dùng vì có thể sự thay đổi nhỏ của băng thông dành riêng sẽ không được báo hiệu ngay lập tức. Thông tin TE được tràn mỗi 3 phút.
• Thay đổi băng thông dành riêng
• Khi đường hầm thiết lập bị lỗi.
Khi LSR đầu nhánh có tất cả thông tin bằng cách nhìn vào bảng dữ liệu TE để tìm đường đi thích hợp cho đường hầm TE. Thông tin này có được từ giao thức định tuyến nội IGP linkstate.
Tuy nhiên, RSVP có thể vẫn không báo hiệu được đường hầm LSP đó. Nguyên nhân có thể vì một đường hầm khác chỉ đủ băng thông dành riêng cho kết nối đặc biệt của router trên dường mà băng thông không dành riêng là không đủ cho đường hầm LSP mới. Khi đó việc thiết lập đường hầm bị lỗi trên các router giữa, và router đó lập tức đẩy thông tin đó về phía router đầu nhánh. Từ đó router đầu nhánh sẽ tính toán đường khác cho đường hầm LSP.
• LSA mờ type 9 có phạm vi tràn chỉ trên cục bộ kết nối và chỉ được gửi tới kết nối và không bao giờ được chuyển tiếp đi xa.
• LSA mờ dạng 10 có phạm vi tràn là rộng khắp vùng và bị cản bởi router biên
• LSA mờ type 11 chỉ tràn trong vùng tự trị OSPF Một bit mới là O-bit được định nghĩa để sử dụng trong trường Option của OSPF. Bit này có thể chi ra khi nào router có thể gửi hoặc nhận LSA mờ. Trường Option xuất hiện trong gói tin OSPF Hello, gói tin Database Description và tất cả LSA.
Trường Option với bit O
Hình sau mô tả các trường của LSA mờ với các loại LSA type 9, 10, 11. Trường linkstate-ID được thay bằng Opaque Type (dạng LSA mờ) và Opaque ID
LSA mờ
Đặc biệt khi TE LSA là một LSA mờ type 10 thì nó sẽ mang thêm một giá trị nữa là Type Length Vaues (TLV). TLV trong OSPF được dùng để mang dữ liệu theo cách mềm dẻo.
- Trường kiểu qui định các mà trường giá trị được dịch.
- Trường độ dài xác định độ dài của trường giá trị.
- Trường giá trị có thể chứa các TLV khác.
Định dạng TLV
Dựa trên bản tin nhận được, khi bit U có giá trị 0, LSR sẽ gửi thông báo ngược lại nơi gửi và toàn bộ bản tin sẽ được bỏ qua. Nếu U có giá trị 1, LSR sẽ bỏ qua bản tin chưa biết kiểu đó mà không gửi thông báo lại phía gủi và phần còn lại của bản tin vẫn được xử lý như thể là bản tin chưa biết kiểu này không tồn tại. Bit F chỉ được sử dụng khi bit U = 1 và bản tin LDP chứa bản tin chưa biết kiểu này được truyền đi. Nếu bit F bằng 0 thì bản tin chưa biết kiểu sẽ không chuyển đi cùng bản tin LDP chứa nó và nếu bit F=1 thì bản tin chưa biết kiểu sẽ chuyển đi cùng bản tin LDP chứa nó.
Những TLV này mang theo dữ liệu đặc trưng MPLS TE, trong đó Router Address TLV mang thông tin router ID cho TE và link TLV mang theo thông tin TLV phụ mô tả một đường kết nối đơn cho MPLS TE Thông tin trạng thái được tràn thông tin TE đến tất cả router trong vùng khi:
• Trạng thái kết nối thay đổi: khi cổng up hay down
• Thay đổi cấu hình
• Tràn định kì: mặc định với OSPF là 30 phút còn IS-IS là 15 phút. Thời gian định kì được dùng vì có thể sự thay đổi nhỏ của băng thông dành riêng sẽ không được báo hiệu ngay lập tức. Thông tin TE được tràn mỗi 3 phút.
• Thay đổi băng thông dành riêng
• Khi đường hầm thiết lập bị lỗi.
Khi LSR đầu nhánh có tất cả thông tin bằng cách nhìn vào bảng dữ liệu TE để tìm đường đi thích hợp cho đường hầm TE. Thông tin này có được từ giao thức định tuyến nội IGP linkstate.
Tuy nhiên, RSVP có thể vẫn không báo hiệu được đường hầm LSP đó. Nguyên nhân có thể vì một đường hầm khác chỉ đủ băng thông dành riêng cho kết nối đặc biệt của router trên dường mà băng thông không dành riêng là không đủ cho đường hầm LSP mới. Khi đó việc thiết lập đường hầm bị lỗi trên các router giữa, và router đó lập tức đẩy thông tin đó về phía router đầu nhánh. Từ đó router đầu nhánh sẽ tính toán đường khác cho đường hầm LSP.
Lê Sơn Hà – VnPro