c. Giao thức Link-State và Distance Vector và Hybrid:
Có hai loại giao thức định tuyến chính:
- Distance vector: mỗi Router dựa vào các Router láng giềng của nó để tạo ra các quyết định định tuyến đúng. Router gửi bảng định tuyến của nó cho láng giềng của nó. Distance vector thường chậm hội tụ và không mở rộng tốt; nhưng dễ thực hiện và bảo trì, như RIP, RIPv2, và IGRP.
- Link-state: Mỗi Router làm tràn thông tin của nó (trạng thái đường liên kết của nó) đến tất cả các Router hoặc đến một phần của mạng. Mỗi Router tạo ra các quyết định định tuyến dựa vào tất cả thông tin được nhận và thuật toán SPF(Short Path First), để tính toán đường đi ngắn nhất đến bất kì đích đến. Link-state hội tụ nhanh, có tổng chi phí lưu lượng định tuyến ít, và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên, bởi sự phức tạp của nó, Link-state khó thực hiện và bảo trì.
Ví dụ OSPF và interaged IS-IS. EIGRP của Cisco có các đặc điểm của cả hai giao thức Distance Vector và Link-state; do đó EIGRP hội tụ nhanh và giao thức định tuyến có thể mở rộng. Các Router chạy các giao thức Link-state và Hybrid sử dụng gói tin Multicast để giao tiếp với nhau.
* Ví dụ Distance Vector: Router chạy Distance Vector hiểu rõ mạng dựa trên quan điểm cấu trúc mạng của các láng giềng của nó, các Router định kỳ gửi bảng định tuyến hoàn chỉnh của nó cho tất cả Router nối trực tiếp với nó. Trong một mạng lớn, chạy giao thức Distance Vector có lẽ các bảng định tuyến trở thành một lưu lượng lớn dẫn tới có rất nhiều lưu thông trên các đường liên kết.
Hình minh họa Distance Vector định kỳ gửi toàn bộ bảng định tuyến của các Router. RIPv2 là một giao thức được phát triển từ RIPv1, có các đặc điểm sau:
+ Hop-count được sử dụng như Metric để tìm đường đi.
+ Hop-count tối đa là 15.
+ Mặc đinh, cập nhật định tuyến được gửi mỗi 30 giây (RIPv1 gửi broadcast, RIPv2 gửi multicast).
+ RIPv2 hỗ trợ VLSM.
* Ví dụ Link-state: Cả hai giao thức OSPF và IS-IS đều sử dụng giao thức “Hello” để thành lập các mối quan hệ láng giềng. Các quan hệ đó lưu trong một bảng láng giềng (neighbor) – được gọi là một csdl gần kề. Mỗi Router học một cấu trúc mạng đầy đủ từ thông tin được chia sẽ thông qua các quan hệ láng giềng này. Cấu trúc đó được lưu trữ trong csdl Link-state của Router (LSDB), được gọi là csdl cấu trúc mạng hoặc bảng cấu trúc mạng. Mỗi Router sử dụng cấu trúc này và thuật toán SPF để tạo ra một cây đường đi ngắn nhất cho tất cả các đích đến có thể đến. Mỗi Router lựa chọn các định tuyến tốt nhất từ cây SPF của nó và đặt chúng vào trong bảng định tuyến (cũng được gọi csdl chuyển tiếp dữ liệu).
Sau khi khởi tạo trao đổi thông tin của tất cả các đường Link-state, hầu như không có sự cập nhật định kỳ được gửi qua mạng (OSPF định kỳ 30 giây gửi một lần, nhưng không cùng thời điểm cho tất cả Router, để giảm mật độ lưu thông định tuyến). Các cập nhật được gây ra khi có một thay đổi trong đường Link-state xảy ra. Chỉ có những thông điệp “Hello” định kỳ được gửi giữa các láng giềng để duy trì và xác minh các quan hệ láng giềng. Link-state gửi các gói tin Multicast
Huỳnh Huy Cường – VnPro
Có hai loại giao thức định tuyến chính:
- Distance vector: mỗi Router dựa vào các Router láng giềng của nó để tạo ra các quyết định định tuyến đúng. Router gửi bảng định tuyến của nó cho láng giềng của nó. Distance vector thường chậm hội tụ và không mở rộng tốt; nhưng dễ thực hiện và bảo trì, như RIP, RIPv2, và IGRP.
- Link-state: Mỗi Router làm tràn thông tin của nó (trạng thái đường liên kết của nó) đến tất cả các Router hoặc đến một phần của mạng. Mỗi Router tạo ra các quyết định định tuyến dựa vào tất cả thông tin được nhận và thuật toán SPF(Short Path First), để tính toán đường đi ngắn nhất đến bất kì đích đến. Link-state hội tụ nhanh, có tổng chi phí lưu lượng định tuyến ít, và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên, bởi sự phức tạp của nó, Link-state khó thực hiện và bảo trì.
Ví dụ OSPF và interaged IS-IS. EIGRP của Cisco có các đặc điểm của cả hai giao thức Distance Vector và Link-state; do đó EIGRP hội tụ nhanh và giao thức định tuyến có thể mở rộng. Các Router chạy các giao thức Link-state và Hybrid sử dụng gói tin Multicast để giao tiếp với nhau.
* Ví dụ Distance Vector: Router chạy Distance Vector hiểu rõ mạng dựa trên quan điểm cấu trúc mạng của các láng giềng của nó, các Router định kỳ gửi bảng định tuyến hoàn chỉnh của nó cho tất cả Router nối trực tiếp với nó. Trong một mạng lớn, chạy giao thức Distance Vector có lẽ các bảng định tuyến trở thành một lưu lượng lớn dẫn tới có rất nhiều lưu thông trên các đường liên kết.
Hình minh họa Distance Vector định kỳ gửi toàn bộ bảng định tuyến của các Router. RIPv2 là một giao thức được phát triển từ RIPv1, có các đặc điểm sau:
+ Hop-count được sử dụng như Metric để tìm đường đi.
+ Hop-count tối đa là 15.
+ Mặc đinh, cập nhật định tuyến được gửi mỗi 30 giây (RIPv1 gửi broadcast, RIPv2 gửi multicast).
+ RIPv2 hỗ trợ VLSM.
* Ví dụ Link-state: Cả hai giao thức OSPF và IS-IS đều sử dụng giao thức “Hello” để thành lập các mối quan hệ láng giềng. Các quan hệ đó lưu trong một bảng láng giềng (neighbor) – được gọi là một csdl gần kề. Mỗi Router học một cấu trúc mạng đầy đủ từ thông tin được chia sẽ thông qua các quan hệ láng giềng này. Cấu trúc đó được lưu trữ trong csdl Link-state của Router (LSDB), được gọi là csdl cấu trúc mạng hoặc bảng cấu trúc mạng. Mỗi Router sử dụng cấu trúc này và thuật toán SPF để tạo ra một cây đường đi ngắn nhất cho tất cả các đích đến có thể đến. Mỗi Router lựa chọn các định tuyến tốt nhất từ cây SPF của nó và đặt chúng vào trong bảng định tuyến (cũng được gọi csdl chuyển tiếp dữ liệu).
Sau khi khởi tạo trao đổi thông tin của tất cả các đường Link-state, hầu như không có sự cập nhật định kỳ được gửi qua mạng (OSPF định kỳ 30 giây gửi một lần, nhưng không cùng thời điểm cho tất cả Router, để giảm mật độ lưu thông định tuyến). Các cập nhật được gây ra khi có một thay đổi trong đường Link-state xảy ra. Chỉ có những thông điệp “Hello” định kỳ được gửi giữa các láng giềng để duy trì và xác minh các quan hệ láng giềng. Link-state gửi các gói tin Multicast
Huỳnh Huy Cường – VnPro