EIGRP là giao thức của Cisco dành cho định tuyến IPv4, và EIGRP cũng có thể được cấu hình định tuyến IPv6, IPX, AppleTalk. EIGRP là một phiên bản cải tiến của IGRP, IGRP là một giao thức distance vector, tuy nhiên, EIGRP là một giao thức định tuyến hybrid (lai); nó là giao thức distance vector với các tính năng mở của link-state.
* Các tính năng EIGRP bao gồm:
- Sử dụng triggered updates (cập nhật xảy ra khi có thay đổi, không sử dụng cập nhật định kỳ).
- Sử dụng một bảng topology (mô hình mạng) để giữ tất cả các đường định tuyến đã nhận từ các láng giềng của nó, không chỉ các đường định tuyến tốt nhất.
- Thành lập mối quan hệ gần kề với các Router nối trực tiếp sử dụng giao thức “Hello”.
- Sử dụng Multicast, thay vì broadcast, để giao tiếp với nhau.
- Hỗ trợ VLSM.
- Hỗ trợ manual route summarization, mặc định EIGRP summaries trên major network, nhưng tính năng này có thể tắt đi, và summarization có thể được cấu hình tại bất kỳ điểm nào trong mạng.
- Có thể được sử dụng để tạo Cấu trúc kế thừa, các mạng lớn.
- Hỗ trợ load balancing (cân bằng tải) trên các đường không bằng nhau. Các đường định tuyến được truyền trong EIGRP theo cách distance vector, chỉ gửi đường định tuyến tốt nhất, Router chạy EIGRP không có cái nhìn tổng thể về mạng bởi vì nó chỉ thấy các đường định tuyến nó nhận từ các láng giềng của nó.
Trái lại, giao thức link-state (OSPF hoặc IS-IS), tất cả các Router trong cùng khu vực có thông tin y hệt nhau và do đó có một cái nhìn tổng thể của một khu vực và trạng thái của các đường liên kết.
* Thuật ngữ EIGRP:
- Neighbor table: Router EIGRP sử dụng bảng láng giềng (Neighbor table) chứa thông tin các Router kết nối trực tiếp với nó, bao gồm địa chỉ, và cổng mà Router láng giềng kết nối trực tiếp với nó. Router EIGRP sử dụng giao thức “Hello” để phát hiện các Router láng giềng. Bảng này có thể so sánh với bảng của OSPF (adjacency database); nó phục vụ cùng mục đích, đảm bảo giao tiếp hai chiều giữa các Router nối trực tiếp với nhau. EIGRP giữ bảng láng giềng cho giao thức mạng hổ trợ.
- Topology table: Mỗi Router lưu các bảng định tuyến của Router láng giềng của nó trong topology table. Nếu một Router đang quảng bá một mạng đích, thì nó phải sử dụng đường định tuyến để chuyển các gói tín; quy tắc này tuân theo các giao thức distance vector một các nghiêm ngặt.
- Advertised distance (AD) and feasible distance (FD): EIGRP sử dụng DUAL (Diffusing Update Algorithm). DUAL sử thông tin khoảng cách (metric hoặc cost) để lựa chọn các đường đi không bị lặp vòng hiệu suất cao. Chi phí (cost) thấp nhất được tính bằng các cộng chi phí giữa Router next-hop và mạng đích (AD) với chi phí giữa Router đang thực hiện và Router next-hop. Tổng các chi phí này là FD.
- Successor: còn được gọi là current successor, là một Router láng giềng mà nó có đường đi chi phí thấp nhất đến mạng đích, các successor được cung cấp cho bảng định tuyến để chuyển các gói tin. Nhiều successor có thể tồn tại nếu có cùng FD.
- Routing table: là bảng giữ các đường định tuyến tốt nhất đến mỗi mạng đích và được sử dụng để chuyển các gói tin.
- Feasible successor: một feasible successor là một Router láng giềng gần với mạng đích, nhưng không nằm trên đường đi chi phí thấp nhất, do đó, không được sử dụng chuyển gói tin. Feasible successor được lựa chọn cùng lúc với successor nhưng được chỉ được giữ trong bảng mô hình mạng (topology table).
* Các đặc điểm của EIGRP:
- Hội tụ nhanh (Fast convergence): EIGRP sử dụng cơ chế tính toán đường định tuyến DUAL, cơ chế này cho phép các đường định tuyến dự phòng (feasible successor) được giữ trong topology table để sử dụng nếu đường định tuyến chinh bị lỗi. Bởi vì tiến trình này xảy ra bên trong Router, chuyển đổi sang đường định tuyến dự phòng ngay lập tức và không bao hàm thao tác trong bất kỳ Router khác.
- Cải thiện khả năng mở rộng (Improved scalability): automatic summarization có thể được bật, manual summarization có thể được cấu hình tại bất kỳ điểm nào trong mạng, cải thiển khả năng mở rộng và hiệu suất mạng bởi vì giao thức định tuyến sử dụng ít tài nguyên hơn.
- Sử dụng VLSM: bởi vì EIGRP sử dụng giao thức định tuyến classless, nó gửi thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến của nó và do đó hổ trợ VLSM.
- Giảm băng thông sử dụng: Bởi vì EIGRP không gửi các cập nhật định tuyến định kỳ như các giao thức distance vector, nên nó sử dụng băng thông ít
- Hỗ trợ nhiều giao thức lớp Network: EIGRP hỗ trợ nhiều giao thức lớp Network qua PDM (Protocol Dependent Modules). Bao gồm IPv4, IPv6, IPX, AppleTalk
Huỳnh Huy Cường – VnPro
* Các tính năng EIGRP bao gồm:
- Sử dụng triggered updates (cập nhật xảy ra khi có thay đổi, không sử dụng cập nhật định kỳ).
- Sử dụng một bảng topology (mô hình mạng) để giữ tất cả các đường định tuyến đã nhận từ các láng giềng của nó, không chỉ các đường định tuyến tốt nhất.
- Thành lập mối quan hệ gần kề với các Router nối trực tiếp sử dụng giao thức “Hello”.
- Sử dụng Multicast, thay vì broadcast, để giao tiếp với nhau.
- Hỗ trợ VLSM.
- Hỗ trợ manual route summarization, mặc định EIGRP summaries trên major network, nhưng tính năng này có thể tắt đi, và summarization có thể được cấu hình tại bất kỳ điểm nào trong mạng.
- Có thể được sử dụng để tạo Cấu trúc kế thừa, các mạng lớn.
- Hỗ trợ load balancing (cân bằng tải) trên các đường không bằng nhau. Các đường định tuyến được truyền trong EIGRP theo cách distance vector, chỉ gửi đường định tuyến tốt nhất, Router chạy EIGRP không có cái nhìn tổng thể về mạng bởi vì nó chỉ thấy các đường định tuyến nó nhận từ các láng giềng của nó.
Trái lại, giao thức link-state (OSPF hoặc IS-IS), tất cả các Router trong cùng khu vực có thông tin y hệt nhau và do đó có một cái nhìn tổng thể của một khu vực và trạng thái của các đường liên kết.
* Thuật ngữ EIGRP:
- Neighbor table: Router EIGRP sử dụng bảng láng giềng (Neighbor table) chứa thông tin các Router kết nối trực tiếp với nó, bao gồm địa chỉ, và cổng mà Router láng giềng kết nối trực tiếp với nó. Router EIGRP sử dụng giao thức “Hello” để phát hiện các Router láng giềng. Bảng này có thể so sánh với bảng của OSPF (adjacency database); nó phục vụ cùng mục đích, đảm bảo giao tiếp hai chiều giữa các Router nối trực tiếp với nhau. EIGRP giữ bảng láng giềng cho giao thức mạng hổ trợ.
- Topology table: Mỗi Router lưu các bảng định tuyến của Router láng giềng của nó trong topology table. Nếu một Router đang quảng bá một mạng đích, thì nó phải sử dụng đường định tuyến để chuyển các gói tín; quy tắc này tuân theo các giao thức distance vector một các nghiêm ngặt.
- Advertised distance (AD) and feasible distance (FD): EIGRP sử dụng DUAL (Diffusing Update Algorithm). DUAL sử thông tin khoảng cách (metric hoặc cost) để lựa chọn các đường đi không bị lặp vòng hiệu suất cao. Chi phí (cost) thấp nhất được tính bằng các cộng chi phí giữa Router next-hop và mạng đích (AD) với chi phí giữa Router đang thực hiện và Router next-hop. Tổng các chi phí này là FD.
- Successor: còn được gọi là current successor, là một Router láng giềng mà nó có đường đi chi phí thấp nhất đến mạng đích, các successor được cung cấp cho bảng định tuyến để chuyển các gói tin. Nhiều successor có thể tồn tại nếu có cùng FD.
- Routing table: là bảng giữ các đường định tuyến tốt nhất đến mỗi mạng đích và được sử dụng để chuyển các gói tin.
- Feasible successor: một feasible successor là một Router láng giềng gần với mạng đích, nhưng không nằm trên đường đi chi phí thấp nhất, do đó, không được sử dụng chuyển gói tin. Feasible successor được lựa chọn cùng lúc với successor nhưng được chỉ được giữ trong bảng mô hình mạng (topology table).
* Các đặc điểm của EIGRP:
- Hội tụ nhanh (Fast convergence): EIGRP sử dụng cơ chế tính toán đường định tuyến DUAL, cơ chế này cho phép các đường định tuyến dự phòng (feasible successor) được giữ trong topology table để sử dụng nếu đường định tuyến chinh bị lỗi. Bởi vì tiến trình này xảy ra bên trong Router, chuyển đổi sang đường định tuyến dự phòng ngay lập tức và không bao hàm thao tác trong bất kỳ Router khác.
- Cải thiện khả năng mở rộng (Improved scalability): automatic summarization có thể được bật, manual summarization có thể được cấu hình tại bất kỳ điểm nào trong mạng, cải thiển khả năng mở rộng và hiệu suất mạng bởi vì giao thức định tuyến sử dụng ít tài nguyên hơn.
- Sử dụng VLSM: bởi vì EIGRP sử dụng giao thức định tuyến classless, nó gửi thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến của nó và do đó hổ trợ VLSM.
- Giảm băng thông sử dụng: Bởi vì EIGRP không gửi các cập nhật định tuyến định kỳ như các giao thức distance vector, nên nó sử dụng băng thông ít
- Hỗ trợ nhiều giao thức lớp Network: EIGRP hỗ trợ nhiều giao thức lớp Network qua PDM (Protocol Dependent Modules). Bao gồm IPv4, IPv6, IPX, AppleTalk
Huỳnh Huy Cường – VnPro