Multi-Area OSPF là gì?
Khi quy mô hệ thống mạng còn bé, ta có thể cấu hình OSPF đơn vùng (Single Area) để có thể đơn giản hóa việc quản trị. Tuy nhiên, khi kích thước mạng lớn hoặc trong môi trường mạng thường xuyên có sự thay đổi, việc sử dụng OSPF đơn vùng sẽ nảy sinh các nhược điểm sau:
Để giải quyết hạn chế của OSPF đơn vùng, người ta chia mạng lớn thành các vùng nhỏ hơn gọi là các Area, phương pháp này gọi là phân cấp OSPF. Nó cho phép Router trong mỗi vùng duy trì cơ sở dữ liệu riêng của vùng đó và tóm lược cơ sở dữ liệu của các vùng khác. Đảm bảo được tính kết nối giữa các Area và các mạng bên ngoài hệ thống là độc lập với nhau.
.
Vùng chính trong OSPF được gọi là Backbone-Area (hoặc Area 0). Tất cả các vùng khác đều phải kết nối tới Backbone-Area.
Các loại router trong OSPF đa vùng:
.
Khi quy mô hệ thống mạng còn bé, ta có thể cấu hình OSPF đơn vùng (Single Area) để có thể đơn giản hóa việc quản trị. Tuy nhiên, khi kích thước mạng lớn hoặc trong môi trường mạng thường xuyên có sự thay đổi, việc sử dụng OSPF đơn vùng sẽ nảy sinh các nhược điểm sau:
- Kích thước bảng định tuyến trên mỗi Router lớn khi mạng lớn.
- Cơ sở dữ liệu về cấu trúc toàn mạng của mỗi Router cũng vì thế phình to ra.
- Các Router phải gồng mình thực hiện nhiều lần tính toán đường đi tốt nhất bằng thuật toán SPF (thuật toán tìm đường đi ngắn nhất) gây tiêu tốn tài nguyên bộ nhớ và tài nguyên xử lý.
Để giải quyết hạn chế của OSPF đơn vùng, người ta chia mạng lớn thành các vùng nhỏ hơn gọi là các Area, phương pháp này gọi là phân cấp OSPF. Nó cho phép Router trong mỗi vùng duy trì cơ sở dữ liệu riêng của vùng đó và tóm lược cơ sở dữ liệu của các vùng khác. Đảm bảo được tính kết nối giữa các Area và các mạng bên ngoài hệ thống là độc lập với nhau.
.
Vùng chính trong OSPF được gọi là Backbone-Area (hoặc Area 0). Tất cả các vùng khác đều phải kết nối tới Backbone-Area.
Các loại router trong OSPF đa vùng:
.
- Internal Routers (IRs): Router nội vùng, là các Router kết nối trực tiếp với nhau thuộc cùng một Area của OSPF. Loại Router này chỉ có một Link-State Database do nó chỉ thuộc về một Area.
- Area Border Routers (ABRs): Router biên, là các Router kết nối đến nhiều Area của OSPF. Trong một mạng có thể có nhiều Router biên. Bởi vì nằm giữa các Area nên nó có nhiều Link-State Database. Với mỗi Area mà Router biên kết nối đến, Router biên sẽ có 1 database về mạng đó (đã được tóm tắt) để gửi về Backbone-Area và phân phối tới các Area khác. Router biên nằm giữa một hoặc nhiều Area và kết nối trực tiếp đến Backbone-Area cũng được xem là thành viên của Backbone-Area và là thành viên của Area mà nó kết nối đến. Nói cách khác, một Router nếu muốn trở thành Router biên phải kết nối trực tiếp đến Backbone-Area và là thành viên của Area khác.
- Autonomous System Boundary Routers (ASBRs): Là Router kết nối đến một hoặc nhiều AS khác, hoặc kết nối với các mạng khác có giao thức định tuyến khác không phải OSPF.
- Backbone Routers (BRs): Là Router chỉ thuộc Backbone-Area, không kết nối với Area khác.
- Các Router bên trong một Area chỉ cần quan tâm đến Link-State Database của Area chứa nó, không cần quan tâm đến toàn mạng. Giảm chi phí bộ nhớ.
- Bảng định tuyến của Router biên sẽ ngắn gọn hơn vì ta có thể tóm tắt (sumary) các địa chỉ mạng theo khu vực.
- Giảm tần suất sử dụng thuật toán SPF (Shortest Path First). Các Router trong một Area chỉ phải tính toán lại khi có sự thay đổi của mạng bên trong Area của chúng khi có sự thay đổi.
- Các Router chỉ gửi các gói Link-State Update cho các Router khác trong vùng của nó khi có sự thay đổi. Giảm các gói LSU (Link-State Update) trên toàn mạng.
- Hết Phần 1 -
Comment