4. Cơ chế hai tốc độ khống chế, ba nhóm trạng thái, hai hộp dữ liệu
Cơ chế hai tốc độ khống chế, ba nhóm trạng thái, hai hộp dữ liệu (cơ chế 232) được sử dụng khống chế tốc độ truyền dữ liệu khi có lượng dữ liệu bùng nổ Be và muốn duy trì lượng dữ liệu này. Cơ chế này sử dụng cả ba nhóm trạng thái:
– Conforming: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ được router truyền đi.
– Exceeding: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ được router gửi đi như lượng dữ liệu bùng nổ.
– Violating: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ bị router đánh rớt.
Khác với hai cơ chế 121 và 132 (sử dụng một tốc độ khống chế) thì cơ chế 232 sử dụng 2 tốc độ khống chế riêng biệt. Đó là tốc độ cam kết CIR và tốc độ đỉnh PIR (Peak Information Rate). Các gói tin truyền với tốc độ dưới CIR sẽ thuộc nhóm trạng thái Conforming. Các gói tin truyền với tốc độ trên CIR và dưới PIR thuộc nhóm trạng thái Exceeding. Cuối cùng, các gói tin truyền với tốc độ lớn hơn tốc độ đỉnh PIR thì thuộc nhóm Violating.
Cơ chế 232 cũng sử dụng hai hộp dữ liệu là hộp dữ liệu Bc (còn gọi là hộp dữ liệu CIR theo cơ chế này) và hộp dữ liệu Be (còn gọi là hộp dữ liệu PIR theo cơ chế này). Nhưng cơ chế 232 thêm các thẻ bài vào hộp dữ liệu Be không dựa trên các thẻ bài dư thừa tràn ra từ hộp dữ liệu Bc mà sử dụng hai tốc độ CIR và PIR để thêm các thẻ bài mới vào hộp dữ liệu.
Xét ví dụ cụ thẻ như sau: Cấu hình cho tốc độ CIR là 128Kbps (128000bps) và tốc độ PIR là 256Kbps (256000bps). Trong khoảng thời gian 1 giây thì số thẻ bài phải thêm vào hộp dữ liệu Bc là 16000 (128000bps / 8 bit) và hộp dữ liệu Be là 32000 (256000bps / 8 bit). Nếu 0.1 giây trôi qua kể từ khi gói tin trước đó đến thì số thẻ bài mới phải được thêm vào hai hộp dữ liệu Bc và Be lần lượt là 1600 và 3200.
Do đó, trong hộp dữ liệu Be luôn có nhiều thẻ bài dùng cho việc truyền dữ liệu hơn hộp dữ liệu Bc. Vì số thẻ bài dư thừa từ hộp dữ liệu Bc không được router chuyển qua hộp dữ liệu Be và số thẻ bài dư thừa tràn ra từ hộp dữ liệu Be không được sử dụng nên gây ra lãng phí nhiều.
Gọi số thẻ bài trong hộp Bc là Xbc, số thẻ bài trong hộp Be là Xbe, số byte của gói tin mới đến là Xp. Sau khi lấy đầy các thẻ bài vào hộp dữ liệu, router sẽ xác định gói tin mới đến thuộc nhóm trạng thái nào để tiến hành xử lý gói tin bằng cách so sánh các giá trị Xbc, Xbe và Xp. Kết quả so sánh như sau:
– Trường hợp Xp <= Xbc: Gói tin này được sắp xếp vào nhóm trạng thái Conforming. Số lượng thẻ bài được giải phóng là Xp thẻ bài từ hộp dữ liệu Bc và Xp Xp thẻ bài từ hộp dữ liệu Be.
– Trường hợp Xp > Xbc và Xp <= Xbe: Gói tin này được sắp xếp vào nhóm trạng thái Exceeding. Số lượng thẻ bài được giải phóng là Xp thẻ bài từ hộp dữ liệu Be.
– Trường hợp Xp > Xbc và Xp > Xbe: Gói tin này được sắp xếp vào nhóm trạng thái Violating. Các thẻ bài trong các hộp dữ liệu không được giải phóng.
So sánh các cơ chế 121, 132, 232 được thể hiện qua bảng sau đây:
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro
Cơ chế hai tốc độ khống chế, ba nhóm trạng thái, hai hộp dữ liệu (cơ chế 232) được sử dụng khống chế tốc độ truyền dữ liệu khi có lượng dữ liệu bùng nổ Be và muốn duy trì lượng dữ liệu này. Cơ chế này sử dụng cả ba nhóm trạng thái:
– Conforming: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ được router truyền đi.
– Exceeding: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ được router gửi đi như lượng dữ liệu bùng nổ.
– Violating: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ bị router đánh rớt.
Khác với hai cơ chế 121 và 132 (sử dụng một tốc độ khống chế) thì cơ chế 232 sử dụng 2 tốc độ khống chế riêng biệt. Đó là tốc độ cam kết CIR và tốc độ đỉnh PIR (Peak Information Rate). Các gói tin truyền với tốc độ dưới CIR sẽ thuộc nhóm trạng thái Conforming. Các gói tin truyền với tốc độ trên CIR và dưới PIR thuộc nhóm trạng thái Exceeding. Cuối cùng, các gói tin truyền với tốc độ lớn hơn tốc độ đỉnh PIR thì thuộc nhóm Violating.
Cơ chế 232 cũng sử dụng hai hộp dữ liệu là hộp dữ liệu Bc (còn gọi là hộp dữ liệu CIR theo cơ chế này) và hộp dữ liệu Be (còn gọi là hộp dữ liệu PIR theo cơ chế này). Nhưng cơ chế 232 thêm các thẻ bài vào hộp dữ liệu Be không dựa trên các thẻ bài dư thừa tràn ra từ hộp dữ liệu Bc mà sử dụng hai tốc độ CIR và PIR để thêm các thẻ bài mới vào hộp dữ liệu.
Xét ví dụ cụ thẻ như sau: Cấu hình cho tốc độ CIR là 128Kbps (128000bps) và tốc độ PIR là 256Kbps (256000bps). Trong khoảng thời gian 1 giây thì số thẻ bài phải thêm vào hộp dữ liệu Bc là 16000 (128000bps / 8 bit) và hộp dữ liệu Be là 32000 (256000bps / 8 bit). Nếu 0.1 giây trôi qua kể từ khi gói tin trước đó đến thì số thẻ bài mới phải được thêm vào hai hộp dữ liệu Bc và Be lần lượt là 1600 và 3200.
Đưa các thẻ bài vào hai hộp dữ liệu Bc và Be theo cơ chế 232
Do đó, trong hộp dữ liệu Be luôn có nhiều thẻ bài dùng cho việc truyền dữ liệu hơn hộp dữ liệu Bc. Vì số thẻ bài dư thừa từ hộp dữ liệu Bc không được router chuyển qua hộp dữ liệu Be và số thẻ bài dư thừa tràn ra từ hộp dữ liệu Be không được sử dụng nên gây ra lãng phí nhiều.
Gọi số thẻ bài trong hộp Bc là Xbc, số thẻ bài trong hộp Be là Xbe, số byte của gói tin mới đến là Xp. Sau khi lấy đầy các thẻ bài vào hộp dữ liệu, router sẽ xác định gói tin mới đến thuộc nhóm trạng thái nào để tiến hành xử lý gói tin bằng cách so sánh các giá trị Xbc, Xbe và Xp. Kết quả so sánh như sau:
– Trường hợp Xp <= Xbc: Gói tin này được sắp xếp vào nhóm trạng thái Conforming. Số lượng thẻ bài được giải phóng là Xp thẻ bài từ hộp dữ liệu Bc và Xp Xp thẻ bài từ hộp dữ liệu Be.
– Trường hợp Xp > Xbc và Xp <= Xbe: Gói tin này được sắp xếp vào nhóm trạng thái Exceeding. Số lượng thẻ bài được giải phóng là Xp thẻ bài từ hộp dữ liệu Be.
– Trường hợp Xp > Xbc và Xp > Xbe: Gói tin này được sắp xếp vào nhóm trạng thái Violating. Các thẻ bài trong các hộp dữ liệu không được giải phóng.
So sánh các cơ chế 121, 132, 232 được thể hiện qua bảng sau đây:
So sánh các cơ chế 121, 132, 232
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro