Mục đích của Traffic Shaping (TS) là làm giảm tốc độ truyền các gói tin. Để làm giảm tốc độ này, router sẽ làm việc luân phiên giữa 2 trạng thái. Đó là trạng thái truyền gói tin và trạng thái giữ gói tin trong hàng đợi. Ví dụ, tốc độ vật lý để truyền các gói tin là 128Kbps, nhưng tốc độ CIR (tốc độ truyền dữ liệu được cam kết bởi nhà cung cấp dịch vụ) chỉ là 64Kbps. Để quản lý việc truyền gói tin theo đúng tốc độ cho phép thì router phải thực hiện trạng thái truyền gói tin trong nữa khoảng thời gian đầu và chuyển sang trạng thái giữ gói tin trong hàng đợi ở nữa thời gian còn lại. Trạng thái truyền gói tin và trạng thái giữ gói tin trong hàng đợi diễn ra liên tiếp nhau tạo thành các chu kỳ liên tục.
TS điều hòa lưu lượng dựa theo chu kỳ được gọi là Tc (tính bằng ms). Chu kỳ Tc là tổng thời gian của 2 trạng thái truyền gói tin và giữ gói tin trong hàng đợi. Ví dụ, nếu cấu hình Tc là 100ms thì router thực hiện trạng thái truyền gói tin trong 50ms và thực hiện trạng thái giữ gói tin trong hàng đợi trong 50ms còn lại.
Router có thể tính toán được số bit dữ liệu có thể gửi đi trong mỗi chu kỳ Tc dựa trên tốc độ truyền dữ liệu cho phép. Lượng bit dữ liệu này được gọi là Bc. Ví dụ, với Tc là 100ms và tốc độ truyền dữ liệu cho phép là 64Kbps thì Bc là 6400 bits (0.1 giây * 64000bps). Công thức tổng quát như sau: Bc (bit) = Tc (ms) * CIR (bps)
Ví dụ cụ thể về cơ chế hoạt động của router khi sử dụng Traffic Shaping được thể hiện trong hình sau đây:
Theo hình trên, chu kỳ Tc là 125ms, các gói tin được truyền trong khoảng thời gian là 62.5ms và sau đó 62.5ms các gói tin được giữ trong hàng đợi. Với tốc độ cho phép là 64Kbps (64000bps) thì Bc là 8000 bits (0.125 giây * 64000bps). Vậy trong 1 giây (1000ms) có 8 chu kỳ Tc diễn ra. Nói cách khác, trong 1 giây có 64000 bits (8000*8) được truyền đi.
Trong ví dụ trên, việc gửi các gói tin được diễn ra liên tục. Nếu sau một thời gian một cổng của router không gửi gói tin hoặc gửi gói tin với tốc độ thấp hơn tốc độ CIR thì router có thể sẽ gửi với một lượng bit dữ liệu lớn hơn Bc. Lượng dữ liệu này là dữ liệu bùng nổ hay được gọi là Be.
Do đó, để hiểu rõ cơ chế hoạt động của Traffic Shaping thì cần phải chú ý đến những khái niệm về CIR, Tc, Bc, Be. Những khái niệm về CIR, Tc, Bc, Be được thể hiện lại trong bảng sau:
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro
TS điều hòa lưu lượng dựa theo chu kỳ được gọi là Tc (tính bằng ms). Chu kỳ Tc là tổng thời gian của 2 trạng thái truyền gói tin và giữ gói tin trong hàng đợi. Ví dụ, nếu cấu hình Tc là 100ms thì router thực hiện trạng thái truyền gói tin trong 50ms và thực hiện trạng thái giữ gói tin trong hàng đợi trong 50ms còn lại.
Router có thể tính toán được số bit dữ liệu có thể gửi đi trong mỗi chu kỳ Tc dựa trên tốc độ truyền dữ liệu cho phép. Lượng bit dữ liệu này được gọi là Bc. Ví dụ, với Tc là 100ms và tốc độ truyền dữ liệu cho phép là 64Kbps thì Bc là 6400 bits (0.1 giây * 64000bps). Công thức tổng quát như sau: Bc (bit) = Tc (ms) * CIR (bps)
Ví dụ cụ thể về cơ chế hoạt động của router khi sử dụng Traffic Shaping được thể hiện trong hình sau đây:
Ví dụ về cơ chế hoạt động của router khi sử dụng Traffic Shaping
Theo hình trên, chu kỳ Tc là 125ms, các gói tin được truyền trong khoảng thời gian là 62.5ms và sau đó 62.5ms các gói tin được giữ trong hàng đợi. Với tốc độ cho phép là 64Kbps (64000bps) thì Bc là 8000 bits (0.125 giây * 64000bps). Vậy trong 1 giây (1000ms) có 8 chu kỳ Tc diễn ra. Nói cách khác, trong 1 giây có 64000 bits (8000*8) được truyền đi.
Trong ví dụ trên, việc gửi các gói tin được diễn ra liên tục. Nếu sau một thời gian một cổng của router không gửi gói tin hoặc gửi gói tin với tốc độ thấp hơn tốc độ CIR thì router có thể sẽ gửi với một lượng bit dữ liệu lớn hơn Bc. Lượng dữ liệu này là dữ liệu bùng nổ hay được gọi là Be.
Do đó, để hiểu rõ cơ chế hoạt động của Traffic Shaping thì cần phải chú ý đến những khái niệm về CIR, Tc, Bc, Be. Những khái niệm về CIR, Tc, Bc, Be được thể hiện lại trong bảng sau:
Bảng các khái niệm quan trọng trong cơ chế hoạt động của Traffic Shaping
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro