1. Bảng tóm tắt về các kỹ thuật Congestion Management (quản lý tắc nghẽn)
Hàng đợi cung cấp khả năng quản lý lại các gói tin khi tắc nghẽn xảy ra. Sử dụng đúng kỹ thuật hàng đợi là điều cần thiết cho một yêu cầu cụ thể khi thực hiện QoS. Để so sánh các kỹ thuật hàng đợi dựa vào các yếu tố sau :
– Khả năng phân loại.
– Số hàng đợi tối đa (có thể gọi là số class tối đa). Phải phân biệt bao nhiêu loại lưu lượng thì ta cần bấy nhiêu hàng đợi.
– Lập lịch trình cho gói tin.
Bảng so sánh các kỹ thuật hàng đợi được thể hiện như sau:
2. Tổng quan về Traffic Shaping và Traffic Policing
Traffic Shaping (TS) và Traffic Policing (TP) là một phần quan trọng của chất lượng dịch vụ QoS. TS và TP dùng để đo tốc độ truyền hoặc nhận dữ liệu.
TS là công cụ điều hòa lưu lượng, giúp cho các gói tin được gửi theo đúng tốc độ đã cấu hình. Nói cách khác, khi gói tin đi ra khỏi router thì tốc độ truyền tổng thể của gói tin này không vượt qua một giới hạn đã định nghĩa. Để đảm bảo tốc độ truyền của các gói tin không vượt qua giới hạn đã định nghĩa, TS làm giảm tốc độ của các gói tin này bằng cách đưa chúng vào các hàng đợi điều hòa (các hàng đợi này khác với các hàng đợi mềm trên các cổng của router). Sau đó, router mới tiếp tục gửi các gói tin trên theo đúng tốc độ đã định nghĩa.
TP là công cụ khống chế lưu lượng. TS đo tốc độ truyền của gói khi gói tin vào và ra một cổng của router. Nếu tốc độ truyền vượt quá tốc độ đã cấu hình, router sẽ loại bỏ đủ số lượng gói tin sao cho tốc độ đã cấu hình không bị vượt qua. Hoặc router cũng có thể đánh dấu các gói tin sao cho các gói tin này có thể bị loại bỏ về sau. Ví dụ, ISP cung cấp dịch vụ và cho khách hàng có thể gửi các gói tin với một tốc độ x (tốc độ cam kết giữa ISP và khách hàng). Tuy nhiên, nếu khách hàng gửi các gói tin với tốc độ 10x thì TP sẽ làm rớt các gói tin đó. TS ngăn chặn khách hàng sử dụng vượt quá bandwidth cho đã thõa thuận (kể cả trong trường hợp ISP vẫn đủ khả năng quản lý những lưu lượng này).
TS và TP thường xảy ra ở biên giữa giữa 2 loại mô hình mạng.
Ví dụ, xét mô hình mạng sau:
Theo hình 1, mình họa mô hình mạng của một công ty A. TS và TP xảy ra ở các biên mạng giữa:
– R1 với FRS1 (link1).
– FRS2 với R2 (link 2).
– R3 với ISP-R1 (link 3).
Trong các biên mạng trên thì đều có một sự thõa thuận về tốc độ truyền dữ liệu giữa công ty A với dịch vụ Frame Relay và ISP. R2 sử dụng đường truyền 1.544Mbps (T1) và R1 sử dụng đường truyền 128Kbps tới mạng Frame Relay (FRS2 và FRS1). Tuy nhiên, tốc độ CIR giữa R1 và R2 có thể chỉ là 64Kbps. Điều tương tự khi R3 kết nối với ISP bằng đường fastEthernet (100Mbps). Trong khi đó, ISP chỉ cung cấp đường truyền 2Mbps theo thõa thuận. R1, R2, R3 sẽ gửi dữ liệu ra một cổng với tốc độ lần lượt là 128Kbps, 1.544Mbps, 100Mbps (đúng với tốc độ vật lý). Do đó, việc gửi các gói tin vượt quá tốc độ cho phép xảy ra. Lúc này, có thể sẽ làm tăng độ delay và packet loss. TS và TP sẽ giúp ngăn chặn các hiện tượng nêu trên.
Việc sử dụng TS và TP được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro
Hàng đợi cung cấp khả năng quản lý lại các gói tin khi tắc nghẽn xảy ra. Sử dụng đúng kỹ thuật hàng đợi là điều cần thiết cho một yêu cầu cụ thể khi thực hiện QoS. Để so sánh các kỹ thuật hàng đợi dựa vào các yếu tố sau :
– Khả năng phân loại.
– Số hàng đợi tối đa (có thể gọi là số class tối đa). Phải phân biệt bao nhiêu loại lưu lượng thì ta cần bấy nhiêu hàng đợi.
– Lập lịch trình cho gói tin.
Bảng so sánh các kỹ thuật hàng đợi được thể hiện như sau:
Tóm tắt về các kỹ thuật quản lý tắc nghẽn – hàng đợi
2. Tổng quan về Traffic Shaping và Traffic Policing
Traffic Shaping (TS) và Traffic Policing (TP) là một phần quan trọng của chất lượng dịch vụ QoS. TS và TP dùng để đo tốc độ truyền hoặc nhận dữ liệu.
TS là công cụ điều hòa lưu lượng, giúp cho các gói tin được gửi theo đúng tốc độ đã cấu hình. Nói cách khác, khi gói tin đi ra khỏi router thì tốc độ truyền tổng thể của gói tin này không vượt qua một giới hạn đã định nghĩa. Để đảm bảo tốc độ truyền của các gói tin không vượt qua giới hạn đã định nghĩa, TS làm giảm tốc độ của các gói tin này bằng cách đưa chúng vào các hàng đợi điều hòa (các hàng đợi này khác với các hàng đợi mềm trên các cổng của router). Sau đó, router mới tiếp tục gửi các gói tin trên theo đúng tốc độ đã định nghĩa.
TP là công cụ khống chế lưu lượng. TS đo tốc độ truyền của gói khi gói tin vào và ra một cổng của router. Nếu tốc độ truyền vượt quá tốc độ đã cấu hình, router sẽ loại bỏ đủ số lượng gói tin sao cho tốc độ đã cấu hình không bị vượt qua. Hoặc router cũng có thể đánh dấu các gói tin sao cho các gói tin này có thể bị loại bỏ về sau. Ví dụ, ISP cung cấp dịch vụ và cho khách hàng có thể gửi các gói tin với một tốc độ x (tốc độ cam kết giữa ISP và khách hàng). Tuy nhiên, nếu khách hàng gửi các gói tin với tốc độ 10x thì TP sẽ làm rớt các gói tin đó. TS ngăn chặn khách hàng sử dụng vượt quá bandwidth cho đã thõa thuận (kể cả trong trường hợp ISP vẫn đủ khả năng quản lý những lưu lượng này).
TS và TP thường xảy ra ở biên giữa giữa 2 loại mô hình mạng.
Ví dụ, xét mô hình mạng sau:
Hình 1: Ví dụ mô hình mạng minh họa cho Policing và Shaping
Theo hình 1, mình họa mô hình mạng của một công ty A. TS và TP xảy ra ở các biên mạng giữa:
– R1 với FRS1 (link1).
– FRS2 với R2 (link 2).
– R3 với ISP-R1 (link 3).
Trong các biên mạng trên thì đều có một sự thõa thuận về tốc độ truyền dữ liệu giữa công ty A với dịch vụ Frame Relay và ISP. R2 sử dụng đường truyền 1.544Mbps (T1) và R1 sử dụng đường truyền 128Kbps tới mạng Frame Relay (FRS2 và FRS1). Tuy nhiên, tốc độ CIR giữa R1 và R2 có thể chỉ là 64Kbps. Điều tương tự khi R3 kết nối với ISP bằng đường fastEthernet (100Mbps). Trong khi đó, ISP chỉ cung cấp đường truyền 2Mbps theo thõa thuận. R1, R2, R3 sẽ gửi dữ liệu ra một cổng với tốc độ lần lượt là 128Kbps, 1.544Mbps, 100Mbps (đúng với tốc độ vật lý). Do đó, việc gửi các gói tin vượt quá tốc độ cho phép xảy ra. Lúc này, có thể sẽ làm tăng độ delay và packet loss. TS và TP sẽ giúp ngăn chặn các hiện tượng nêu trên.
Việc sử dụng TS và TP được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Sử dụng Policing và Shaping
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro