1. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn
Nghẽn xảy ra do lưu lượng mạng quá nhiều dẫn đến đầy hàng đợi và các router vượt quá khả năng xử lý. Tăng bandwidth đường truyền có thể giải quyết nhưng chỉ ở một giới hạn nhất định. Vì thế các kỹ thuật quản lý nghẽn trên nền tảng Cisco IOS cung cấp cho nhà quản trị mạng khả năng quản lý hàng đợi một cách hiệu quả và cấp phát bandwidth cần thiết đến các ứng dụng đặc biệt khi trạng thái nghẽn tồn tại.
Nghẽn có thể xảy ra khi tốc độ đường truyền không phù hợp. Chủ yếu là khi lưu lượng di chuyển từ mạng có tốc độ cao như LAN (100Mbps hay 1000Mbps) sang các đường truyền có tốc độ thấp như đường WAN (1Mbps hay 2Mbps). Sự không phù hợp về tốc độ cũng xảy ra trong mạng LAN-LAN, khi lưu lượng di chuyển từ mạng LAN có tốc độ 1000 Mbps sang mạng LAN có tốc độ đường truyền 100 Mbps.
2. Cơ chế quản lý tắc nghẽn
Cơ chế quản lý nghẽn còn được gọi là cơ chế Queuing (hàng đợi). Hàng đợi nói đến cách thức mà một router hay một switch quản lý gói tin hay một frame khi dữ liệu đó đang chờ để đi ra một cổng. Với router, hàng đợi chứa gói tin trước khi gói tin này được gửi ra một interface. Vì vậy, cơ chế hàng đợi trên router thường chỉ được xem xét là hàng đợi ra. Các LAN switch thường hỗ trợ cả hàng đợi vào và hàng đợi ra, trong đó hàng đợi vào thường được dùng để nhận frame.
Công cụ hàng đợi quyết định có hay không và khi nào thì gói tin nên bị loại bỏ khi một hàng đợi đã bị quá tải. Công cụ hàng đợi dựa trên các hoạt động của TCP để thực hiện giảm sự tắc nghẽn. Hầu hết Internet phổ biến là các lưu lượng dạng TCP, tốc độ truyền thông TCP đều bị giảm tốc độ sau khi có sự rớt các gói tin.
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro
Nghẽn xảy ra do lưu lượng mạng quá nhiều dẫn đến đầy hàng đợi và các router vượt quá khả năng xử lý. Tăng bandwidth đường truyền có thể giải quyết nhưng chỉ ở một giới hạn nhất định. Vì thế các kỹ thuật quản lý nghẽn trên nền tảng Cisco IOS cung cấp cho nhà quản trị mạng khả năng quản lý hàng đợi một cách hiệu quả và cấp phát bandwidth cần thiết đến các ứng dụng đặc biệt khi trạng thái nghẽn tồn tại.
Nghẽn có thể xảy ra khi tốc độ đường truyền không phù hợp. Chủ yếu là khi lưu lượng di chuyển từ mạng có tốc độ cao như LAN (100Mbps hay 1000Mbps) sang các đường truyền có tốc độ thấp như đường WAN (1Mbps hay 2Mbps). Sự không phù hợp về tốc độ cũng xảy ra trong mạng LAN-LAN, khi lưu lượng di chuyển từ mạng LAN có tốc độ 1000 Mbps sang mạng LAN có tốc độ đường truyền 100 Mbps.
2. Cơ chế quản lý tắc nghẽn
Cơ chế quản lý nghẽn còn được gọi là cơ chế Queuing (hàng đợi). Hàng đợi nói đến cách thức mà một router hay một switch quản lý gói tin hay một frame khi dữ liệu đó đang chờ để đi ra một cổng. Với router, hàng đợi chứa gói tin trước khi gói tin này được gửi ra một interface. Vì vậy, cơ chế hàng đợi trên router thường chỉ được xem xét là hàng đợi ra. Các LAN switch thường hỗ trợ cả hàng đợi vào và hàng đợi ra, trong đó hàng đợi vào thường được dùng để nhận frame.
Công cụ hàng đợi quyết định có hay không và khi nào thì gói tin nên bị loại bỏ khi một hàng đợi đã bị quá tải. Công cụ hàng đợi dựa trên các hoạt động của TCP để thực hiện giảm sự tắc nghẽn. Hầu hết Internet phổ biến là các lưu lượng dạng TCP, tốc độ truyền thông TCP đều bị giảm tốc độ sau khi có sự rớt các gói tin.
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro