Ý tưởng đặt ra đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ xuyên suốt từ đầu đến đích, đồng thời cho phép tăng khả năng của mạng khi cần thiết. Ý tưởng này có thể thực hiện được nếu kết hợp được giữa hai mô hình IntServ và DiffServ trong mô hình mạng. Các router hoặc các thiết bị đầu cuối chạy trong mạng có thể theo mô hình IntServ và kết nối với nhau qua vùng DiffServ. Một mô hình cụ thể như sau:
Theo hình trên, gồm 2 mạng Intranet (mạng nội bộ) IntServ được kết nối với nhai qua vùng DiffServ. Trong một mạng Intranet, các máy trạm sử dụng RSVP để truyền các thông số yêu cầu QoS với các máy trạm ở mạng Intranet khác chạy các ứng dụng yêu cầu QoS. Các mạng Intranet bao gồm 2 router biên là R1 và R4. R1 và R4 lần lượt nối với 2 router biên R2 và R3 thuộc vùng DiffServ.
Giao thức báo hiệu RSVP được thiết lập bởi các ứng dụng yêu cầu dịch vụ trên các máy trạm (host A, host B). Các bản tin báo hiệu RSVP từ đầu đến đích được thay đổi giữa các máy trạm trong các mạng Intranet. Do đó, việc dự trữ tài nguyên được thực hiện hoàn toàn bên ngoài vùng DiffServ.
Router R2 và R3 không quan tâm đến giao thức RSVP. Các router này chỉ điều khiển và xử lý các gói tin dựa trên trường DSCP. Do đó, bất kỳ bản tin RSVP nào đi qua
vùng mạng DiffServ một cách trong suốt và ảnh hưởng đến hiệu năng của mạng là không đáng kể.
Việc cần thiết tiếp theo là ánh xạ kiểu dịch vụ và các tham số trong mạng IntServ
tới mạng DiffServ. Khi các tham số này tới mạng DiffServ, QoS DiffServ sử dụng kỹ thuật hành vi từng bước PHB để ánh xạ các giá trị tham số mô tả luồng lưu lượng trong mạng IntServ sao cho phù hợp cho mạng DiffServ. Giá trị ánh xạ là 1 bit kết hợp trong trường DSCP. Ánh xạ này được thực hiện qua việc quản lý bandwidth trong mạng DiffServ.
Các router trong mạng DiffServ đều biết giá trị DSCP. Để các giá trị DSCP được truyền đến các router này. Có thể thực hiện theo một trong hai cách như sau:
– Giá trị DSCP được đánh dấu tại router biên của vùng DiffServ. Trong trường hợp này, các giá trị này có thề được đánh dấu lại tại router biên theo chiều ra của vùng DiffServ.
– Đánh dấu DSCP có thể được xảy ra tại một router trong mạng Intranet. Trong trường hợp này, vấn đề ánh xạ giá trị DSCP từ router biên mạng Intranet tới mạng DiffServ là cần thiết cho việc truyền thông giữa các thiết bị thuộc 2 vùng mạng khác nhau này.
Quá trình đạt được sự hỗ trợ QoS theo Hình 2.3.4 từ đầu đến cuối như sau:
– (1) Host A kết nối vào mạng Intranet và yêu cầu một dịch vụ từ host B nằm ở một mạng Intranet khác. Hai mạng Intranet này nối với nhau qua mạng DiffServ.
– (2) Host A gửi bản tin PATH (RSVP) để yêu cầu dành trước tài nguyên cho một ứng dụng cụ thể.
– (3) Bản tin PATH được gửi qua mạng Intranet đến R1. Các thiết bị mạng trong mạng Intranet nhận được và thực hiện xử lý.
– (4) Trạng thái bản tin PATH được định nghĩa tại R1. Sau đó, bản tin này được truyền tới router biên R2 của mạng DiffSer.
– (5) Bản tin PATH bị lờ đi trong mạng DiffServ tại router R2 và R3. Bản tin PATH tiếp tục được gửi tới router biên R4 của mạng Intranet và tới host B.
– (6) Khi host B nhận được bản tin PATH, bản tin RESV (RSVP) được tạo ra, cho biết lượng tài nguyên đáp ứng cho ứng dụng cụ thể trên.
– (7) Bản tin RESV được gửi ngược đến mạng DiffServ.
– (8) Bản tin RESV được truyền đi một cách trong suốt qua mạng DiffServ tới router R1.
– (9) Tại R1, dựa vào bản tin mà các yêu cầu tài nguyên trong yêu cầu RSVP ban đầu được so sánh với tài nguyên khả dụng trên mạng DiffServ và xác định được khả năng đáp ứng cho ứng dụng mạng. Khả năng đáp ứng này là do chức năng ánh xạ từ mạng IntServ sang DiffServ.
– (10) Nếu R1 chấp nhận yêu cầu , bản tin RESV được chấp nhận và cho phép gửi đến host A. R1 cập nhật bảng định tuyến của nó cùng với việc điều chỉnh khả năng đáp ứng phù hợp trên một interface.
– (11) Nếu bản tin RESV không bị loại bỏ bời bất kỳ một node nào trên mạng Intranet thì bản tin này được nhận tại host A.
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro
Ví dụ về mô hình kết hợp giữa IntServ và DiffServ
Theo hình trên, gồm 2 mạng Intranet (mạng nội bộ) IntServ được kết nối với nhai qua vùng DiffServ. Trong một mạng Intranet, các máy trạm sử dụng RSVP để truyền các thông số yêu cầu QoS với các máy trạm ở mạng Intranet khác chạy các ứng dụng yêu cầu QoS. Các mạng Intranet bao gồm 2 router biên là R1 và R4. R1 và R4 lần lượt nối với 2 router biên R2 và R3 thuộc vùng DiffServ.
Giao thức báo hiệu RSVP được thiết lập bởi các ứng dụng yêu cầu dịch vụ trên các máy trạm (host A, host B). Các bản tin báo hiệu RSVP từ đầu đến đích được thay đổi giữa các máy trạm trong các mạng Intranet. Do đó, việc dự trữ tài nguyên được thực hiện hoàn toàn bên ngoài vùng DiffServ.
Router R2 và R3 không quan tâm đến giao thức RSVP. Các router này chỉ điều khiển và xử lý các gói tin dựa trên trường DSCP. Do đó, bất kỳ bản tin RSVP nào đi qua
vùng mạng DiffServ một cách trong suốt và ảnh hưởng đến hiệu năng của mạng là không đáng kể.
Việc cần thiết tiếp theo là ánh xạ kiểu dịch vụ và các tham số trong mạng IntServ
tới mạng DiffServ. Khi các tham số này tới mạng DiffServ, QoS DiffServ sử dụng kỹ thuật hành vi từng bước PHB để ánh xạ các giá trị tham số mô tả luồng lưu lượng trong mạng IntServ sao cho phù hợp cho mạng DiffServ. Giá trị ánh xạ là 1 bit kết hợp trong trường DSCP. Ánh xạ này được thực hiện qua việc quản lý bandwidth trong mạng DiffServ.
Các router trong mạng DiffServ đều biết giá trị DSCP. Để các giá trị DSCP được truyền đến các router này. Có thể thực hiện theo một trong hai cách như sau:
– Giá trị DSCP được đánh dấu tại router biên của vùng DiffServ. Trong trường hợp này, các giá trị này có thề được đánh dấu lại tại router biên theo chiều ra của vùng DiffServ.
– Đánh dấu DSCP có thể được xảy ra tại một router trong mạng Intranet. Trong trường hợp này, vấn đề ánh xạ giá trị DSCP từ router biên mạng Intranet tới mạng DiffServ là cần thiết cho việc truyền thông giữa các thiết bị thuộc 2 vùng mạng khác nhau này.
Quá trình đạt được sự hỗ trợ QoS theo Hình 2.3.4 từ đầu đến cuối như sau:
– (1) Host A kết nối vào mạng Intranet và yêu cầu một dịch vụ từ host B nằm ở một mạng Intranet khác. Hai mạng Intranet này nối với nhau qua mạng DiffServ.
– (2) Host A gửi bản tin PATH (RSVP) để yêu cầu dành trước tài nguyên cho một ứng dụng cụ thể.
– (3) Bản tin PATH được gửi qua mạng Intranet đến R1. Các thiết bị mạng trong mạng Intranet nhận được và thực hiện xử lý.
– (4) Trạng thái bản tin PATH được định nghĩa tại R1. Sau đó, bản tin này được truyền tới router biên R2 của mạng DiffSer.
– (5) Bản tin PATH bị lờ đi trong mạng DiffServ tại router R2 và R3. Bản tin PATH tiếp tục được gửi tới router biên R4 của mạng Intranet và tới host B.
– (6) Khi host B nhận được bản tin PATH, bản tin RESV (RSVP) được tạo ra, cho biết lượng tài nguyên đáp ứng cho ứng dụng cụ thể trên.
– (7) Bản tin RESV được gửi ngược đến mạng DiffServ.
– (8) Bản tin RESV được truyền đi một cách trong suốt qua mạng DiffServ tới router R1.
– (9) Tại R1, dựa vào bản tin mà các yêu cầu tài nguyên trong yêu cầu RSVP ban đầu được so sánh với tài nguyên khả dụng trên mạng DiffServ và xác định được khả năng đáp ứng cho ứng dụng mạng. Khả năng đáp ứng này là do chức năng ánh xạ từ mạng IntServ sang DiffServ.
– (10) Nếu R1 chấp nhận yêu cầu , bản tin RESV được chấp nhận và cho phép gửi đến host A. R1 cập nhật bảng định tuyến của nó cùng với việc điều chỉnh khả năng đáp ứng phù hợp trên một interface.
– (11) Nếu bản tin RESV không bị loại bỏ bời bất kỳ một node nào trên mạng Intranet thì bản tin này được nhận tại host A.
Nguyễn Ngọc Đại – VnPro