Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cho mình hỏi về Next-Hop-Self trong BGP

    Bà con cho mình hỏi là khi nào thì ta sử dụng cấu lệnh Next-Hop-Self trong BGP nhỉ ? Tớ có đọc mấy tài liệu nhưng nó nói không rõ ràng lắm :|

  • #2
    Originally posted by minhnguyenfr
    Hi,

    Example: R-A(config-router-af)#neighbor R-B next-hop-self

    1. Đối với R-B, các prefix được thông báo bởi R-A có next-hop là R-A
    2. Chú ý trong giải thuật chọn route of BGP, thuộc tính next-hop đóng vai trò quan trọng như thế nào.
    3. Trong trường hợp các prefix trong (1) xuất phát từ R-C nào đó nằm ngoài AS
    - 3.1 R-B biết route đến IP of R-C bởi IGP hay static route, lúc này ko cần next-hop-self
    - 3.2 R-B không biết route đến IP of R-C, lúc này các prefix trong (1) sẽ không được xem xét. Vì vậy cần phải thay đổi thuộc tính next-hop của chúng bằng phương pháp trên.

    Chúc vui
    Cám ơn minhnguyenfr nhiều lắm :X nhưng tớ vẫn còn confuse, chưa hiểu clearly hoàn toàn.....hic, stpupid thật. minhnguyenfr có thể giải thích chi tiết hơn một chút được không :106:

    Comment


    • #3
      Originally posted by minhnguyenfr
      Hi,

      Sorry nha, chắc minhnguyenfr diễn đạt không tốt nên khiến you ko hiểu. Tốt nhất hãy tìm hiểu lại 1 số vấn đề sau:

      1. Gthuật chọn route trong BGP ( chú ý thuộc tính next-hop)
      2. Annonce trong iBGP với các route học từ eBGP
      3. Kết nối giữa 2 AS khác nhau bằng static, connected hay IGP

      Chúc vui
      Bạn có thể giải thích cụ thể cho mình ý thứ 3 được kô? Kết nối giữa 2 AS bằng IGP ý :)

      Mình nghĩ tốt nhất là chính bạn nên xem lại core BSCI mà bạn đã học rồi hãy thi CCIE R&S Lab :)

      Comment


      • #4
        Thuộc tính next hop: là một thuộc tính well-known mandatory, nó tương tự như trong IGP, để đến được network, thì next hop là địa chỉ IP của router quảng bá route.

        > đối với EBGP: thì next hop là địa chỉ ip của láng giềng quảng bá route.
        > đối với IBGP : Nơi mà route được quảng từ trong cùng AS thì next hop là địa chỉ ip của láng giêng quảng bá route. Còn đối với route được quảng bá vào AS từ EBGP, thì next hop từ EBGP không được thay đổi vào trong IBGP, next hop là địa chỉ ip của EBGP láng giềng mà nó học được.
        > Khi một route được quảng bá trong một môi trường đa truy nhâp(multi-access) như Ethernet, frame relay, thì next hop là địa chỉ IP của các cổng giao tiếp của router.



        - Trong ví dụ này thì RTC chạy một phiên thông tin EBGP với RTZ và IBGP với RTA.

        - RTC học được route 128.213.1.0 từ RTZ với next hop là 1.1.1.1 do RTC nhận được route 128.213.1.0 đến từ láng giềng RTZ bởi next hop 1.1.1.1, khi nó cập nhật sang RTA thì next hop ip address không có thay đổi, do dó RTA có next hop là 1.1.1.1. Như chúng ta có thể thấy đối với RTA thì next hop là 1.1.1.1 là không thể đến được.

        2. Thuộc tính Next Hop trong môi trường Multiaccess.


        Một kết nối mạng được xem là multi-access nếu có hơn 2 host có thể kết nối vào. Các router trong kết nối mạng multi-access thì cùng chia sẻ chung một địa chỉ subnet và kết nối vật lý trực tiếp với nhau. Một số môi trường là multi-access như: Ethernet, Frame Relay, ATM.

        Ví dụ:



        - Trong ví dụ này thì ta thấy RTC sể quảng cáo route học được từ RTB, và khi RTC quảng cáo route thì nó chỉ ra RTB là source của route, Nếu không thì các router khác sẻ phải thực hiện đường đi theo số hop không cần thiết đó là qua RTC đế các router trong cùng một mạng(segment).
        - RTA,RTB,RTC : cùng chia sẻ một môi trường truyền là multi-access. RTA và RTC chạy EBGP, RTC và RTB chạy OSPF. RTC học mạng 11.11.11.0/24 từ RTB thông qua OSPF, và nó quảng cáo mạng này đến RTA thông qua EBGP. Vì RTA và RTB chạy khác giao thức định tuyến, nên về logic thì RTA xem RTC(10.10.10.2) là nẽt hop để đến được 11.11.11.0/24. Tuy nhiên điều này không xảy ra, trạng thái đúng cho RTA là xem RTB,10.10.10.3 là next hop vì RTB cùng chìa sẻ một môi trường với RTC.

        3. Next Hop trong mạng NBMA(Frame Relay)

        - Trong mạng NBMA, không có các kết nối trực tiếp giữa các router, mà là chỉ những kết nối ảo được cấu hình từ mỗi router đến tất cả các router khác. Một lý do quan trọng mà hầu hết các tổ chức đều thự hiện mô hình hup-and-spoke bởi vì giá cả phải chăng. Trong mô hình hub-and-spoke thì nhiều site ở xa có các kết nối ảo đến một hay nhiều router ở site trung tâm.

        Ví dụ:



        - Ở đây ta thấy RTC là hub router và RTA, RTB là spoke router. ta thấy các kết nối ảo được đặt ra giữa RTA và RTC, giữa RTC và RTB, nhưng không có kết nối nào giữa RTA và RTB. RTA nhận được cập nhật về mạng 11.11.11.0/24 từ RTC và nó sẻ cố gắng sử dụng RTB,10.10.10.3 làm next hop. Điều này tương tự như trong môi trường mạng multi-access.Nhưng trong trường hợp này thì bảng định tuyến có vấn đề vì không có kết nối ảo nào giữa RTA và RTB cả.

        - Để giải quyết vấn đề này ta có giải pháp sau: sử dụng thuộc tính next-hop-self để buộc router, trong trường hợp này thì, RTC sẻ quảng cáo mạng 11.11.11.0/24 với next hop là của chính nó 10.10.10.2. RTA lúc này sẻ gởi trực tiếp các gói đến mạng 11.11.11.0/24 qua RTC.

        Cú pháp như sau:
        Router(config-router)#neighbor ip-address next-hop-self

        Đối với RTC ta sử dụng lệnh như sau:
        RTC(config-router)#neighbor 10.10.10.1 next-hop-self
        Đặng Hoàng Khánh
        Email: danghoangkhanh@vnpro.org
        ---------------------------
        VnPro - Cisco Authorised Training
        Discuss about Networking, especially Cisco technology: http://vnpro.org
        Discuss about Wireless: http://wifipro.org or http://wimaxpro.org

        Comment


        • #5
          Originally posted by minhnguyenfr
          Hi,

          1. OK, tất nhiên mình sẽ nghe theo lời khuyên của bạn rồi.
          2. Vấn đề dùng IGP trong trường hợp này, mình sẽ giải thích (có thể trong post trước mình nói ko rõ ràng)
          ISP A & ISP B kết nối với nhau thông qua eBGP giữa RA (của ISP A) & RB(ISP B)
          - RA&RB kết nối theo dạng connected trực tiếp RA-----RB
          + Dùng IP của Interface kết nối làm neighbor
          + Nếu dùng loopback thì phải cấu hình (1) static,(2) ebgp-multihop
          - RA&RB không đấu nối trực tiếp mà qua nhiều router khác, ví dụ RA-RB1-RB2-RB
          + Trong trường hợp này chúng ta có thể cấu hình OSPF hay RIP giữa RA&RB1 (chú ý các prefix thông báo), sau đó mới cấu hình eBGP giữa RA&RB. Vậy RIP, OSPF không phải là IGP thì là EGP chắc? Trong câu trên RA thuộc ISP A, RB1 thuộc ISP B.
          + Dĩ nhiên bạn có thể dùng static, nếu bạn muốn.

          P/S Mình không giỏi trong việc diễn tả các khái niệm, thuật ngữ tiếng Việt nên có khi khiến mọi người hiểu nhầm.

          Nói thêm về lời khuyên của bạn, thật sự đáng giá nhưng bạn khuyên thật tình hay đang "mỉa mai" minhnguyenfr vậy. Thật tình minhnguyenfr chỉ mới làm quen với Cisco vài tháng gần đây thôi, mong nhận được sự giúp đỡ của bạn.

          Chúc vui.
          RA-RB1-RB2-RB
          A đưa lên 1 mô hình về vấn đề này được không? Đọc cái này e thấy mơ hồ và dễ nhầm lẫn quá >"<.
          Cám ơn a nhìu na ^ ^!

          Comment


          • #6
            Originally posted by minhnguyenfr
            Hi,

            1. OK, tất nhiên mình sẽ nghe theo lời khuyên của bạn rồi.
            2. Vấn đề dùng IGP trong trường hợp này, mình sẽ giải thích (có thể trong post trước mình nói ko rõ ràng)
            ISP A & ISP B kết nối với nhau thông qua eBGP giữa RA (của ISP A) & RB(ISP B)
            - RA&RB kết nối theo dạng connected trực tiếp RA-----RB
            + Dùng IP của Interface kết nối làm neighbor
            + Nếu dùng loopback thì phải cấu hình (1) static,(2) ebgp-multihop
            - RA&RB không đấu nối trực tiếp mà qua nhiều router khác, ví dụ RA-RB1-RB2-RB
            + Trong trường hợp này chúng ta có thể cấu hình OSPF hay RIP giữa RA&RB1 (chú ý các prefix thông báo), sau đó mới cấu hình eBGP giữa RA&RB. Vậy RIP, OSPF không phải là IGP thì là EGP chắc? Trong câu trên RA thuộc ISP A, RB1 thuộc ISP B.
            + Dĩ nhiên bạn có thể dùng static, nếu bạn muốn.

            P/S Mình không giỏi trong việc diễn tả các khái niệm, thuật ngữ tiếng Việt nên có khi khiến mọi người hiểu nhầm.

            Nói thêm về lời khuyên của bạn, thật sự đáng giá nhưng bạn khuyên thật tình hay đang "mỉa mai" minhnguyenfr vậy. Thật tình minhnguyenfr chỉ mới làm quen với Cisco vài tháng gần đây thôi, mong nhận được sự giúp đỡ của bạn.

            Chúc vui.
            Ok,

            1. Vấn đề bạn chạy IGP trong trường hợp này mình nghĩ kô thực sự cần thiết, theo khuyến cáo thì kô nên chạy ebgp-multịhop qua quá nhiều Router, và trên thực tế thì người ta cũng rất rất ít khi chạy IGP giữa các AS, thậm chí các Network kết nối giữa các AS cũng kô cần thiết phải quảng bá vào trong BGP...

            Dùng Static giữa các Border Router để thiết lập EBGP Multihop có lẽ là giải pháp tối ưu, tiết kiệm Resource của Router, với các Border Router, việc chạy BGP, một giao thức đồ sộ trên một AS diện rộng, và có các kết nối ra các AS bên ngoài khác đã tốn kém CPU của Router rất nhiều rồi... bây giờ lại còn chạy IGP nữa như RIP, OSPF, EIGRP, luôn luôn có các bản tin Routing Tables Update, hay Hello định kỳchạy qua lại các đường truyền này, gây lãng fí Bandwidth kô cần thiết...

            Mình kô nói rằng cách làm của bạn làm sai hoàn toàn hay là kô thể thực hiện được nhưng quả thực là ít khi làm như vậy. Bạn có thể thắc mắc là chạy IGP giữa các AS trong trường hợp EBGP Multihop thì sẽ nhanh chóng phát hiện được sự cố đường truyền và khắc phục nó nhanh hơn Static Route, nhưng với các Border Router của các AS hay ISP thì thường sẽ được quản lý rất sát sao và luôn có Router làm Backup...

            2. Thực sự rất lấy làm xin lỗi vì nếu bạn có hiểu lời khuyên của mình theo như cách " mỉa mai "

            Comment


            • #7
              Originally posted by minhnguyenfr
              Hi,

              Thực ra các bạn ít khi gặp nó trong thực tế nên mới thấy mơ hồ thôi. Tạm thời minhnguyenfr giải thích trước, rồi sau đó cung cấp bạn một sơ đồ thực tế sau (kết nối với ISP Cogent của USA)

              Ví dụ nhé: ISP A muốn kết nối với ISP B để mua traffic transit, dĩ nhiên cả 2 sẽ dùng BGP trong trường hợp này.
              Về kết nối vật lý như sau
              RA (Nha Trang - ISP A) - RB1(Nha Trang - ISP B) - RB2 (Binh Thuan - ISP B) - RB (Ho Chi Minh - ISP B)

              1. Nếu thiết lập session BGP giữa RA và RB1 thì đơn giản rồi.
              2. Vì nhiều lý do khác nhau mà chúng ta phải thiết lập session BGP giữa RA với RB. Trong thực tế có cũng ko ít nhưng chắc ở VN thì hơi hiếm (mình đoán vậy)

              Bây giờ xem xét trường hợp 2, trong cấu hình BGP
              Trên RA
              - Cấu hình eBGP multi-hop
              - Cấu hình route đạt đến IP của RB (*)
              Tương tự cho RB

              (*)
              - Bạn chọn giải pháp static
              - Bạn chọn giải pháp IGP (RIP, OSPF) nhưng chú ý tránh nhầm lẫn với IGP trong CORE network của bạn. Ví dụ nếu OSPF thì nên dùng với 1 process ID khác và chú ý các lọc prefix. Như vậy lúc này phải có sự đồng ý của ISP A & ISP B trong việc thiết lập IGP trên các router A, B1,B2,B trước rồi mới tính đến việc thiết lập eBGP.

              Đến đây chắc đã rõ ràng hơn rồi nhỉ. Nhắc lại mới nhớ, thật ra theo lời bạn gì nói thì minhnguyenfr phải học lại nhưng mà ko phải BSCI mà là học lại tiếng Việt để hiểu hơn những gì các bạn nói và dễ dàng diễn đạt hơn. Đùa thôi !

              Bây giờ câu hỏi đặt ra: Tại sao ko làm trực tiếp trên RA & RB1 có khỏe hơn không?
              Trả lời: Lý thuyết là 1 chuyện, thực tế là chuyện khác.

              Hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Àh mà quên, mình rất vui nếu ai đó chứng minh rằng mô hình này "so bad" nên VN không thèm dùng. Mình cũng không thích nó lắm nhưng SEP thì ko nghĩ vậy.

              Chúc vui
              Cám ơn a e hiểu vấn đề roài, tại chưa gặp cái này bao h nên thấy lạ :p.

              Comment


              • #8
                Originally posted by rockerptit View Post
                Ok,

                1. Vấn đề bạn chạy IGP trong trường hợp này mình nghĩ kô thực sự cần thiết, theo khuyến cáo thì kô nên chạy ebgp-multịhop qua quá nhiều Router,
                Nếu bạn chọn static thì ko cần IGP, thế thôi. Còn tại sao và khi nào chọn static, IGP mình ko muốn thảo luận ở đây.

                và trên thực tế thì người ta cũng rất rất ít khi chạy IGP giữa các AS, thậm chí các Network kết nối giữa các AS cũng kô cần thiết phải quảng bá vào trong BGP...
                "Thực tế" mà bạn nói là như thế nào? Bạn thấy trên các ISP ở VN hay trên hầu hết của ISP international khác ? Việc quảng bá hay ko quảng bá, cần thiết hay ko cần thiết, phụ thuộc vào chính sách quản trị của các ISP khác nhau, mình ko dám bàn đến.

                Dùng Static giữa các Border Router để thiết lập EBGP Multihop có lẽ là giải pháp tối ưu, tiết kiệm Resource của Router, với các Border Router, việc chạy BGP, một giao thức đồ sộ trên một AS diện rộng, và có các kết nối ra các AS bên ngoài khác đã tốn kém CPU của Router rất nhiều rồi... bây giờ lại còn chạy IGP nữa như RIP, OSPF, EIGRP, luôn luôn có các bản tin Routing Tables Update, hay Hello định kỳchạy qua lại các đường truyền này, gây lãng fí Bandwidth kô cần thiết......
                Phát biểu của bạn "hàn lâm" & "lủng củng" quá, nên dành cho các bạn nghiên cứu PhD trong LABO. Mình ko đủ khả năng thẩm định, cũng ko muốn mất thời gian để bàn luận nó ở đây, ko có ích gì cho mình cả. Thử hỏi ai trong chúng ta sử dụng hết công suất của thiết bị chưa?

                Bạn có thể thắc mắc là chạy IGP giữa các AS trong trường hợp EBGP Multihop thì sẽ nhanh chóng phát hiện được sự cố đường truyền và khắc phục nó nhanh hơn Static Route, nhưng với các Border Router của các AS hay ISP thì thường sẽ được quản lý rất sát sao và luôn có Router làm Backup...
                Mình đâu có thắc mắc gì đâu chứ. Tại bạn kêu mình giải thích IGP giữa 2 AS thì mình giải thích thôi. Bạn kêu thực tế ko dùng, ko hiệu quả thì thôi, có ai kêu bạn dùng đâu. Hồi nào rảnh giúp mình giải thích cho SẾP của mình, ổng "cứng đầu" quá.

                Nhưng với các Border Router của các AS hay ISP thì thường sẽ được quản lý rất sát sao và luôn có Router làm Backup...
                Nếu SẾP mình cũng nghỉ như bạn thì mình được cấp thêm gần 10 con 7304 nữa rồi. Thiệt tình Ổng ko chịu cho mình router backup gì hết. Nhưng đừng nói cho Ổng biết là phải quản lý sát sao nha, mình lười lắm, nhiều khi cả tuần cũng ko thèm kiểm tra nữa.

                Mình kô nói rằng cách làm của bạn làm sai hoàn toàn hay là kô thể thực hiện được nhưng quả thực là ít khi làm như vậy
                Bạn có vẻ hiểu nhiều thực tế nhỉ, mai mốt nhớ giúp mình nha. Ah nhân tiện cho mình hỏi về thực tế VNIX ở vn luôn, mình cần chút thông tin.

                Nhưng tại sao bạn kêu mình đọc lại BSCI chứ, giáo trình BSCI có nói là ko được phép dùng IGP giữa 2 AS hả, vậy để mình tìm mua rồi gửi cho SẾP. Cảm ơn bạn nhiều. Mấy cái certificate Cisco trong signature là mình mượn của thằng bạn, photo, đổi tên, rồi nộp cty thôi. Đừng quan tâm làm gì.

                Thực tình, mình còn chưa đọc hết giáo trình CCNA của Cisco nữa nhưng mỗi năm cũng hướng dẫn được vài SV Pháp làm luận văn tốt nghiệp về Telecom (tiếc là chưa có du học sinh vietnam nào). Vài năm sau, lại có một SV vietnam kêu mình đi học lại giáo trình BSCI. Chẳng lẽ ở VN, trình độ SV cao đến thế sao ta, chắc phải về học lại ĐH mất.

                Tự nhiên mất nhiều thời gian vô ích quá. Thật ko hiểu mình nữa, chỉ mong mai mốt được Mr Minh hay Mr Thuần chiếu cố cho một chân coi phòng LAB của VNPRO thôi. Vậy là sung sướng rồi. Đùa thôi.

                Nhân tiện xin gửi lời cảm ơn đến Mr Phúc & Mr Khánh về sự giúp đỡ của các bạn trong suốt thời gian qua. Hẹn gặp lại (để đòi balo vnpro thôi).

                Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ. BB
                Thanks VNPRO ! See you again !

                Comment


                • #9
                  Originally posted by minhnguyenfr View Post
                  Nếu bạn chọn static thì ko cần IGP, thế thôi. Còn tại sao và khi nào chọn static, IGP mình ko muốn thảo luận ở đây.

                  "Thực tế" mà bạn nói là như thế nào? Bạn thấy trên các ISP ở VN hay trên hầu hết của ISP international khác ? Việc quảng bá hay ko quảng bá, cần thiết hay ko cần thiết, phụ thuộc vào chính sách quản trị của các ISP khác nhau, mình ko dám bàn đến.

                  Phát biểu của bạn "hàn lâm" & "lủng củng" quá, nên dành cho các bạn nghiên cứu PhD trong LABO. Mình ko đủ khả năng thẩm định, cũng ko muốn mất thời gian để bàn luận nó ở đây, ko có ích gì cho mình cả. Thử hỏi ai trong chúng ta sử dụng hết công suất của thiết bị chưa?

                  Mình đâu có thắc mắc gì đâu chứ. Tại bạn kêu mình giải thích IGP giữa 2 AS thì mình giải thích thôi. Bạn kêu thực tế ko dùng, ko hiệu quả thì thôi, có ai kêu bạn dùng đâu. Hồi nào rảnh giúp mình giải thích cho SẾP của mình, ổng "cứng đầu" quá.

                  Nếu SẾP mình cũng nghỉ như bạn thì mình được cấp thêm gần 10 con 7304 nữa rồi. Thiệt tình Ổng ko chịu cho mình router backup gì hết. Nhưng đừng nói cho Ổng biết là phải quản lý sát sao nha, mình lười lắm, nhiều khi cả tuần cũng ko thèm kiểm tra nữa.

                  Bạn có vẻ hiểu nhiều thực tế nhỉ, mai mốt nhớ giúp mình nha. Ah nhân tiện cho mình hỏi về thực tế VNIX ở vn luôn, mình cần chút thông tin.

                  Nhưng tại sao bạn kêu mình đọc lại BSCI chứ, giáo trình BSCI có nói là ko được phép dùng IGP giữa 2 AS hả, vậy để mình tìm mua rồi gửi cho SẾP. Cảm ơn bạn nhiều. Mấy cái certificate Cisco trong signature là mình mượn của thằng bạn, photo, đổi tên, rồi nộp cty thôi. Đừng quan tâm làm gì.

                  Thực tình, mình còn chưa đọc hết giáo trình CCNA của Cisco nữa nhưng mỗi năm cũng hướng dẫn được vài SV Pháp làm luận văn tốt nghiệp về Telecom (tiếc là chưa có du học sinh vietnam nào). Vài năm sau, lại có một SV vietnam kêu mình đi học lại giáo trình BSCI. Chẳng lẽ ở VN, trình độ SV cao đến thế sao ta, chắc phải về học lại ĐH mất.

                  Tự nhiên mất nhiều thời gian vô ích quá. Thật ko hiểu mình nữa, chỉ mong mai mốt được Mr Minh hay Mr Thuần chiếu cố cho một chân coi phòng LAB của VNPRO thôi. Vậy là sung sướng rồi. Đùa thôi.

                  Nhân tiện xin gửi lời cảm ơn đến Mr Phúc & Mr Khánh về sự giúp đỡ của các bạn trong suốt thời gian qua. Hẹn gặp lại (để đòi balo vnpro thôi).

                  Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ. BB
                  Ý kiến của mình hoàn toàn chỉ là về vấn đề chuyên môn thôi, kô có ý gì cả. Nếu thực sự làm bạn phật ý và nóng nảy như vậy thì mình muốn đưa ra lời xin lỗi! Những gì bạn list ra trong phần Signature của bạn trong profile trước đây và kể cả khi bạn edit đi rồi thì mình cũng kô hề quan tâm! Và mình cũng muốn dừng trao đổi về vấn đề này tại đây!

                  Comment

                  Working...