Chuẩn PoE khởi nguồn từ ý tưởng dùng một sợi cáp duy nhất đến thiết bị để cung cấp đồng thời dữ liệu data và nguồn cho thiết bị đó. Cisco đi tiên phong trong lĩnh vực này khi hiện thực tính năng PoE trên các dòng switch 3500 và 3550 PoE, hỗ trợ các điện thoại IP Phones như là những kiểu thiết bị đầu tiên tận dụng tính năng này.
Khi PoE đã được thị trường chú ý, người ta đã cố gắng chuẩn hóa khả năng này. Chuẩn PoE đầu tiên là IEEE 802.3af, cung cấp công suất 15.4 watt từ một cổng của Ethernet switch đến một thiết bị IP Phone, Access Point…trên khoảng cách lên đến 100m.
Nhu cầu cho công suất cung cấp lớn hơn đã trở nên rõ ràng từ các thiết bị mới như các access point, các IP Phong có tích hợp video, IP cameras với độ phân giải cao…Để đáp ứng nhu cầu này, các chuẩn PoE mới đã nâng lên 30watts ở cổng của switch (PoE+).
Khi yêu cầu công suất PoE tiếp tục gia tăng, Cisco đã cung cấp công suất lên đến 60watt trên một cổng PoE. Tính năng này được biết đến như Universal PoE (UPoE). Mặc dù không nhiều ứng dụng và thiết bị cần đến mức này, một vài trạm ứng dụng đồ họa cũng sử dụng phần công suất vượt trội này. Trong tương tương, một chuẩn mới 802.3bt cũng đang hình thành với mức cho phép lên đến 90 watts ở mỗi cổng của switch. Chuẩn mới này sẽ cho phép một thế hệ mới của các thiết bị PoE và các ứng dụng bùng nổ.
Hiện nay tiếp tục có hai khuynh hướng cải tiến. Hướng cải tiến đầu tiên là PoE thường trực. Tính năng này đảm bảo rằng nguồn luôn được cung cấp đến thiết bị ngay cả khi switch khởi động lại. Tính năng này sẽ rất hữu ích cho những thiết bị bảo mật như door access, các video camera….
Hướng cải tiến thứ hai là Fast PoE. Tính năng này đảm bảo là nếu một switch hoàn toàn tắt nguồn và khởi động lại, nó sẽ chèn một nguồn cho thiết bị trong khoảng 30 giây. Nói cách khác, các thiết bị không cần phải chờ cho đến khi một switch khởi động xong hoàn toàn (có thể chiếm vài phút). Khả năng này giúp thiết bị khôi phục nhanh chóng với các sự cố kiểu cúp điện ở Việt nam.