Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các giao thức sử dụng trong VoIP

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các giao thức sử dụng trong VoIP

    Có 2 loại giao thức được sử dụng trong VoIP:

    1. Giao thức truyền tải
    • Giao thức IP
    Giao thức mạng IP được thiết kế để liên kết các mạng máy tính sử dụng phương pháp truyền thông và nhận dữ liệu dưới dạng gói. Giao thức IP cho phép truyền các gói dữ liệu từ điểm nguồn tới điểm đích có địa chỉ cố định. Đơn vị dữ liệu được trao đổi là các gói dữ liệu. Ngoài ra, giao thức IP còn cung cấp khả năng phân mảnh dữ liệu lớn thành các gói có kích thước nhỏ hơn để truyền qua mạng.
    • Giao thức TCP/IP
    Giao thức TCP là giao thức điều khiển truyền thông hướng kết nối và có độ tin cậy cao. TCP cung cấp là giao thức được xây dựng phức tạp hơn UDP rất nhiều, ngoài các dịch vụ như UDP, TCP còn cung cấp các dịch vụ khác cho ứng dụng. Dịch vụ quan trọng nhất là truyền dữ liệu có độ tin cậy cao, các cơ chế điều khiển lưu lượng và kiểm soát tắc nghẽn, đánh số thứ tự và số thứ tự bên nhận, bộ định thời,.... Trong ứng dụng VoIP, giao thức TCP được sử dụng làm giao thức truyền báo hiệu chứ không phục vụ việc truyền tín hiệu thoại. Lý do là vì phần đầu của TCP lớn.
    • Giao thức UDP
    UDP là giao thức lớp giao thức truyền tải đơn giản nhất, được mô tả trong RFC 768. Ứng dụng gửi bản tin tới socket UDP, sau đó được đóng gói thành một UDP paragram và được truyền xuống lớp IP để gửi tới đích. Gói tin UDP được truyền mà không đảm bảo rằng nó có thể tới đích, giữ đúng thứ tự và đến đích một lần. Vấn đề của người lập trình mạng với UDP là đảm bảo tính tin cậy. Nếu datagram tới đích nhưng trường kiểm tra tổng (checksum) có lỗi hay gói tin bị drop ở trên mạng thì nó sẽ được truyền lại. Nếu muốn xác định được rằng gói tin đã tới đích thì cần rất nhiều tính năng trong ứng dụng: ACK từ đầu cuối khác, điều khiển việc truyền lại,.. Mỗi một UDP datagram có chiều dài và được truyền lên cùng với dữ liệu cho lớp ứng dụng. Điều này khác với TCP là giao thức luồng byte (byte-stream protocol). Chúng ta cũng có thể nói: UDP cung cấp dịch vụ không hướng kết nối.
    • Giao thức SCTP
    Năm 1998, nhóm làm việc của IETF được tập hợp để thiết kế một cơ chế giao vận tin cậy để truyền báo hiệu điều khiển cuộc gọi trên mạng Internet. Kết quả là Sigtran đã được ra đời cho phép truyền các bản tin SS7 trên mạng IP.
    • Giao thức RTP
    RTP là một giao thức dựa trên giao thức IP tạo ra các hỗ trợ để truyền tải các dữ liệu yêu cầu thời gian thực với các yêu cầu: liên tục, sự đồng bộ trong các phương tiện truyền thông, sự đồng bộ giữa các phương thức truyền thông, sự nhận diện phương thức truyền tải.
    • Giao thức RTCP
    RTCP (Real-time Transport Control Protocol) là giao thức hỗ trợ cho RTP cung cấp các thông tin phản hồi về chất lượng truyền dữ liệu. Các dịch vụ mà RTCP cung cấp là: giám sát chất lượng và điều khiển tắc nghẽn, xác định nguồn, đồng bộ môi trường và điều chỉnh thông tin điều khiển.
    Gói RTCP góp phần làm tăng nghẽn mạng. Băng thông yêu cầu bởi RTCP là 5% tổng số băng thông phân bổ cho phiên. Khoảng thời gian trung bình giữa các gói RTCP được đặt tối thiểu là 5 giây.

    2. Giao thức báo hiệu
    • Giao thức báo hiệu H.323
    Khi đề cập đến thoại IP, tiêu chuẩn quốc tế thường được đề cập đến là H.323. Giao thức H.323 là chuẩn do ITU-T phát triển cho phép truyền thông đa phương tiện qua các hệ thống dựa trên mạng chuyển mạch gói, ví dụ như Internet. Nó được ITU_T ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 và gần đây nhất là năm 1998. H.323 là chuẩn riêng cho các thành phần mạng, các giao thức và các thủ tục cung cấp các dịch vụ thông tin multimedia như: audio thời gian thực, video và thông tin dữ liệu qua các mạng chuyển mạch gói, bao gồm các mạng dựa trên giao thức IP.
    • Giao thức SIP
    SIP (Session Initiation Protcol ) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện (multimedia). Các phiên multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị, và các ứng dụng tương tự có liên quan đến các phương tiện truyền đạt (media) như âm thanh, hình ảnh, và dữ liệu. SIP sử dụng các bản tin mời (INVITE) để thiết lập các phiên và để mang các thông tin mô tả phiên truyền dẫn. SIP hỗ trợ các phiên đơn bá (unicast) và quảng bá (multicast) tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và cuộc gọi đa điểm. Có thể sử dụng năm chức năng của SIP để thiết lập và kết thúc truyền dẫn là định vị thuê bao, khả năng thuê bao, độ sẵn sàng của thuê bao, thiết lập cuộc gọi và xử lý cuộc gọi. SIP được IETF đưa ra trong RFC 2543.

    Nó là một giao thức dựa trên ý tưởng và cấu trúc của HTTP (HyperText Transfer Protocol) giao thức trao đổi thông tin của World Wide Web và là một phần trong kiến trúc đa phương tiện của IETF. Các giao thức có liên quan đến SIP bao gồm giao thức đặt trước tài nguyên RSVP (Resource Reservation Protocol), giao thức truyền vận thời gian thực (Realtime Transport Protocol), giao thức cảnh báo phiên SAP (Session Announcement Protocol), giao thức miêu tả phiên SDP (Session Description Protocol). Các chức năng của SIP độc lập, nên chúng không phụ thuộc vào bất kỳ giao thức nào thuộc các giao thức trên.
    Mặt khác, SIP có thể hoạt động kết hợp với các giao thức báo hiệu khác như H.323. SIP là một giao thức theo thiết kế mở do đó nó có thể được mở rộng để phát triển thêm các chức năng mới. Sự linh hoạt của các bản tin SIP cũng cho phép đáp ứng các dịch vụ thoại tiên tiến bao gồm cả các dịch vụ di động.
Working...
X