Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sơ lược về giao thức định tuyến EIGRP

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Sơ lược về giao thức định tuyến EIGRP

    Định nghĩa:
    EIGRP –Enhance Interio Gateway Routing Protocol lag giao thức định tuyến mở rộng của IGRP, IGRP là giao thức dạng classfull, còn EIGRP là giao thức dạng Classless, nghĩa là có mang theo subnet mask trong các lần cập nhật
    EIGRP là giao thức định tuyến lai (Hybrid Routing), là sự kết hợp của Distance Vector và Link States.
    EIGRP là một giao thức định tuyến theo vector khoảng cách nâng cao nhưng khi cập nhật và bảo trì thông tin láng giềng và thông tin định tuyến thì nó làm việc giống như một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết.


    Một số ưu điểm của EIGRP so với các giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách :
    + Khả năng hội tụ nhanh: vì chúng sử dụng DUAL. DUAL bảo đảm hoạt động không bị lặp vòng khi tính toán đường đi, cho phép mọi Router trong hệ thống mạng thực hiện đồng bộ cùng lúc khi có sự thay đổi xảy ra.
    + Bảo tồn băng thông và sử dụng băng thông một cách hiểu quả: vì nó chỉ gửi thông tin cập nhật một phần và giới hạn chứ không gửi toàn bộ bảng định tuyến. Nhờ vậy nó chỉ tốn một lượng băng thông tối thiểu khi hệ thống mạng đã ổn định. Điều này tương tự như hoạt động cập nhật của OSPF, Router EIGRP chỉ gửi thong tin cập nhật một phần cho Router nào cần thông tin đó mà thôi chứ không gửi mọi Router khác trong vùng như OSPF. Chính vì hoạt động cập nhật theo chu kỳ, các Router EIGRP giữ liên lạc với nhau bằng các gói hello rất nhỏ. Việc trao đổi các gói hello theo định kỳ không chiếm nhiều băng thông đường truyền.
    + Hỗ trợ VLSM (Veriable Length Subnet Mask) và CIDA(Classles Inter Domain Routing). Không giống như IGRP,EIGRP có thể trao đổi thông tin ở các IP khác lớp mạng
    + Hỗ trợ IP, IPX, Apple talk: vì Talk nhờ có cấu trúc từng phần theo giao thức (PDMs – Protocok dependent modules). EIGRP có thể phân phối thông tin của IPX,RIP để cải tiến hoạt động toàn diện. Trên thực tế, EIGRP có thể điều khiển giao thức này. Router EIGRP nhận thông tin định tuyến và dịch vụ, chỉ cập nhật cho các Router khác khi thông tin trong bảng định tuyến thay đổi.
    + Chạy trực tiếp trên IP và protocol number là 88
    + Load balancing trên tất cả các cost không bằng nhau
    + Hổ trợ tất cả các giao thức và cấu trúc dữ liệu ở layer 2
    + Không dùng broadcast và dùng Multicast hoặc Unicast trong từng trường hợp cụ thể
    + Hổ trợ việc chứng thực
    + Manual Summary trên bất kỳ interface nào

    Nhược điểm: EIGRP là một giao thức với rất nhiều ưu điểm và có thể được sử dụng trong những mô hình mạng vừa và lớn tuy nhiên vì đây là giao thức độc quyền của Cisco nên nó chỉ chạy trên thiết bị của cisco, trong khi đó không phải một tổ chức nào cũng có thể dùng toàn đồ Cisco mà còn các dòng sản phẩm khác nữa. Chính vì vậy, đây là một bất lợi của giao thức định tuyến EIGRP.

    Nguyên lý hoạt động
    EIGRP Router lưu giữ các thông tin về đường đi và cấu trúc mạng trên RAM, nhờ đó chúng đáp ứng nhanh chóng theo sự thay đổi. Giống như OSPF, EIGRP cũng lưu những thông tin này thành từng bảng và từng cơ sở dữ liệu khác nhau.
    EIGRP lưu các con đường mà nó học được theo một cách đặc biệt. Mỗi con đường có trạng thái riêng và có đánh dấu để cung cấp thêm nhiều thông tin hữu dụng khác.
    Topology exchange: Những Router neighbor sẽ trao đổi thông tin lẫn nhau, cập nhật đầy đủ cấu trúc liên kết, topology mạng. Khi topoly mạng thay đổi nó sẽ cập nhật phần thay đổi.
    Choosing routes: Mỗi Router sẽ tiến hành phân tích bảng EIGRP topology table, chọn ra con đường định tuyến có metric tốt để đến các subnet.
    Sau khi thực hiện 3 bước ở trên,hệ điều hành IOS sẽ lưu 3 bảng EIGRP Tables quan trọng:
    + Bảng láng giềng(Neighbor table): Bảng láng giềng là bảng quan trọng nhất của EIGRP, trong đó có danh sách các router thân mật với nó. Đối với mỗi giao thức mà EIGRP hổ trợ thì nó sẽ có 1 bảng láng giềng tương ứng. Khi phát hiện một láng giềng mới, router sẽ ghi lại thông tin về địa chỉ, cổng kết nối
    + Bảng cấu trúc mạng(Topology table): là bảng cung cấp dữ liệu để xây dựng nên bảng định tuyến của EIGRP. Thuật toán DUAL sẽ lấy thông tin từ bảng láng giềng và bảng cấu trúc để chọn đường có chi phí thấp nhất cho từng mạch đích. Mỗi EIGRP Router lưu một bảng cấu trúc mạng riêng tương ứng với từng loại giao thức mạng khác nhau. Bảng cấu trúc mạng chứa thông tin về tất cả các con đường mà Router học được. Nhờ những thông tin này mà Router có thể xác định đường đi khác để thay thế nhanh chóng khi cần thiết. Thuật toán DUAL chọn ra đường tốt nhất đến mạng đích gọi là đường kính(successor Router).

    Những thông tin chưa trong bảng cấu trúc
    • Feasible Distance (FD): Là thông tin định tuyến nhỏ nhất mà EIGRP tính được cho từng mạch đích
    • Router Sourch: Là nguồn phát khởi thông tin về một nguồn nào đó, phần thông tin này chỉ có đối với những kết nối ngoài mạng EIGRP
    • Reported Distance (RD) : Là thông số định tuyến đến 1 Router láng giềng được thông báo qua
    • Thông tin về cổng giao tiếp mà Router sử dụng để đi đến mạch đích
    • Trạng thái đường đi: Trạng thái không tác động (P-Passive) là trạng thái ổn định, sẵn sàng sử dụng được, trạng thái tác động(A-active) là trạng thái đang trong tiến trình tính toán lại của DUAL.
    Bảng định tuyến (Routing table): Bảng định tuyến EIGRP lưu giữ danh sách các đường tốt nhất đến các mạng đích. Những thông tin trong bảng định tuyến được rút ra từ bảng cấu trúc mạng. Router EIGRP có bảng định tuyến riêng cho từng giao thức mạng khác nhau.
    Con đường được chọn làm đường chính đến mạng đích gọi là successor. Từ thông tin trong bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng, DUAL chọn ra một đường chính và đưa lên mạng định tuyến. Đến một mạng đích có thể có đến 4 successor. Những đường này có chi phí bằng nhau hoặc không bằng nhau. Thông tin về successor cũng được đạt trong bảng cấu trúc mạng.
    Đường Feasible successor (FS) là đường dự phòng cho đường successor. Đường này cũng được chọn ra cùng với đường successor nhưng chúng chỉ được lưu trong bảng cấu trúc mạng nhưng điều này không bắt buộc.
    Router xem hop kế tiếp của đường Feasible successor dưới nó gần mạng đích hơn nó. Do đó, chi phí của Feasbile successor được tính bằng chi phí của chính nó cộng với chi phí vào Router láng giềng thông báo qua. Trong trường hợp này successor bị sự cố thì Router sẽ tìm Feasible successor để thay thế. Một đường Feasible successor bắt buộc phải có chi phí mà Router láng giềng thông báo qua thấp hơn chi phí của đường successor hiện tại. Nếu trong bảng cấu trúc mạng không có sẵn đường Feasible successor thì con đường đến mạng đích tương ứng được đưa vào trạng thái Active và Router bắt đầu gửi các gói yêu cầu đến tất cả láng giềng để tính toán lại cấu trúc mạng. Sau đó với thông tin mới nhận được, Router có thể sẽ chọn ra được successor mới hoặc Feasible successor mới. Đường mới được chọn xong sẽ có trạng thái là Passive.
    Hà Phùng Khắc Thăng – VnPro
    Last edited by Tín Phan; 11-03-2020, 11:26 AM.
    Phạm Thanh Đông Khê
    Email: dongkhe@vnpro.org
    Hãy share hoặc like nếu thông tin hữu ích!
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
    Tel: (08) 35124257 (5 lines)
    Fax: (08) 35124314

    Home Page: http://www.vnpro.vn
    Forum: http://www.vnpro.org
    Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
    LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Videos: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog
    FB: http://facebook.com/VnPro
Working...
X