1. VLAN tĩnh
Cấu hình tĩnh, người dùng phải tự cấu hình cho các cổng của mỗi Switch bằng cách gán cổng vào một VLAN nhất định. Cấu hình tĩnh là loại thường gặp nhất, trong đó các cổng trên Switch được gán trực tiếp và cố định vào VLAN cụ thể . VLAN tĩnh có cấu hình đơn giản và thuờng hoạt động tốt trong những mạng mà ở đó những sự di dời gần như không đáng kể hoặc đựơc điều khiển và có sự quản lí. Hình minh họa:
Nhìn minh họa trên cho thấy các cổng f0/1, f0/2; f0/3, f0/4; và f0/5 được gán vào các VLAN tương ứng theo từng phòng ban làm việc. Khi máy trạm PC gắn vào cổng f0/1 và f0/2 sẽ tương ứng thuộc VLAN 1 của phòng Kế Toán, gắn vào cổng f0/3 và f0/4 sẽ thuộc VLAN 2 của phòng Đào Tạo, gắn vào f0/5 sẽ thuộc VLAN 3 của phòng CT HSSV.
2. VLAN động
Là loại VLAN mà trong đó các thành viên của VLAN được xác định bằng MAC address của thiết bị gắn vào Switch. Quá trình này dựa vào bảng địa chỉ “MAC address to VLAN” lưu trong VMPS database. Khi đổi thiết bị sang Switch khác, Switch sẽ thực hiện chỉ định VLAN cho thiết bị đó bằng cách tra VMPS database.
Mỗi dynamic port chỉ thuộc 1 VLAN. Dữ liệu sẽ không lưu thông qua port này cho đến khi VMPS server chỉ định VLAN cho port này.
Khi kích hoạt VMPS, VMPS database từ TFTP server sẽ download vào VMPS server trên Switch (nếu reset VMPS server thì sẽ thực hiện download lại từ TFTP). Khi host được gắn vào dynamic port, VMPS client sẽ nhận được source MAC address. Sau đó, VMPS client sẽ tiến hành kiểm tra MAC này bằng cách gửi VQP request đến VMPS server, VMPS server sẽ gửi về VLAN number cho VMPS client. VMPS Client sẽ cấu hình port vào đúng VLAN dựa trên những thông tin nhận từ VMPS Server.
3. Voice VLAN
Tính năng Voice VLAN cho phép các cổng trên switch có khả năng truyền lưu lượng Voice IP từ một IP phone. Khi một swtich thực hiện kết nối đến một IP phone, IP phone đó có khả năng gửi lưu lượng âm thanh với những thông tin tầng 3 và các giá trị QoS (là cơ chế lọc những loại lưu lượng gửi từ switch có khả năng dự đoán được) của tầng 2.
Cấu hình tĩnh, người dùng phải tự cấu hình cho các cổng của mỗi Switch bằng cách gán cổng vào một VLAN nhất định. Cấu hình tĩnh là loại thường gặp nhất, trong đó các cổng trên Switch được gán trực tiếp và cố định vào VLAN cụ thể . VLAN tĩnh có cấu hình đơn giản và thuờng hoạt động tốt trong những mạng mà ở đó những sự di dời gần như không đáng kể hoặc đựơc điều khiển và có sự quản lí. Hình minh họa:
Nhìn minh họa trên cho thấy các cổng f0/1, f0/2; f0/3, f0/4; và f0/5 được gán vào các VLAN tương ứng theo từng phòng ban làm việc. Khi máy trạm PC gắn vào cổng f0/1 và f0/2 sẽ tương ứng thuộc VLAN 1 của phòng Kế Toán, gắn vào cổng f0/3 và f0/4 sẽ thuộc VLAN 2 của phòng Đào Tạo, gắn vào f0/5 sẽ thuộc VLAN 3 của phòng CT HSSV.
2. VLAN động
Là loại VLAN mà trong đó các thành viên của VLAN được xác định bằng MAC address của thiết bị gắn vào Switch. Quá trình này dựa vào bảng địa chỉ “MAC address to VLAN” lưu trong VMPS database. Khi đổi thiết bị sang Switch khác, Switch sẽ thực hiện chỉ định VLAN cho thiết bị đó bằng cách tra VMPS database.
Mỗi dynamic port chỉ thuộc 1 VLAN. Dữ liệu sẽ không lưu thông qua port này cho đến khi VMPS server chỉ định VLAN cho port này.
Khi kích hoạt VMPS, VMPS database từ TFTP server sẽ download vào VMPS server trên Switch (nếu reset VMPS server thì sẽ thực hiện download lại từ TFTP). Khi host được gắn vào dynamic port, VMPS client sẽ nhận được source MAC address. Sau đó, VMPS client sẽ tiến hành kiểm tra MAC này bằng cách gửi VQP request đến VMPS server, VMPS server sẽ gửi về VLAN number cho VMPS client. VMPS Client sẽ cấu hình port vào đúng VLAN dựa trên những thông tin nhận từ VMPS Server.
3. Voice VLAN
Tính năng Voice VLAN cho phép các cổng trên switch có khả năng truyền lưu lượng Voice IP từ một IP phone. Khi một swtich thực hiện kết nối đến một IP phone, IP phone đó có khả năng gửi lưu lượng âm thanh với những thông tin tầng 3 và các giá trị QoS (là cơ chế lọc những loại lưu lượng gửi từ switch có khả năng dự đoán được) của tầng 2.
Vũ Trường Sơn – VnPro