Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về Spanning tree (STP) trong switch

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    trong ******* có 2 câu này

    1.stp prevent routing loop
    2.stp prevent switching loop

    lúc thì nó chọn câu 1 lúc thì chọn 2 bạn cho mình biết chính xác đáp án nào , thx

    Comment


    • #32
      STP ngăn ngừa switching loop (bridging loop)

      Giải thuật chống loop Spanning tree ( STP)
      Để tránh xảy ra hiện tượng loop, các SW sẽ tiến hành bầu chọn ra một SW có nhiệm vụ quản lý, cơ chế này gọi là STP.
      Bầu chọn Root Bridge
      Việc bầu chọn Root Bridge dựa vào hai yếu tố theo thứ tự sau:
      Bridge Priority : nếu Bridge nào có priority thấp nhất sẽ được chọn làm root. Nếu các Bridge có priority bằng nhau, thì tiến hành chọn lựa dựa vào địa chỉ MAC
      Địa chỉ MAC: Bridge nào có MAC thấp hơn thì sẽ được chọn làm root. Đây là trường hợp cuối cùng trong việc chọn root vì không có trường hợp các Bridge có địa chỉ MAC giống nhau. Thông số priority có thể được thay đổi:
      Switch(config)#spanning-tree vlan vlan-id priority bridge-priority
      Thông số priority nằm trong khoảng từ 0 à 65535, và giá trị mặc định là 32768.
      Ta cũng có thể lựa chọn root trực tiếp bằng lệnh:
      Switch(config)#spanning-tree vlan vlan-id root {primary | secondary}
      [diameter diameter]
      + primary : sẽ chọn bridge làm root, khi chọn thông số này nếu priority của Root Bridge nhỏ hơn 24567 thì Bridge này sẽ thiết lập priority của nó nhỏ hơn so với priority của root hiện tại một lượng là 4096, và dĩ nhiên bridge này sẽ là root. Còn nếu priority của Root Bridge lớn hơn 24567, bridge sẽ thiết lập priority của nó là 24567.
      + secondary : lựa chọn bridge làm root thứ hai.
      + diameter: số lượng bridge nối tầng, tối đa là 7.
      Bầu chọn Root Port
      Root Port : Port thuộc Nonroot Bridge nối về Root Bridge sao cho chi phí nối về là thấp nhất. Root Port được bầu chọn dựa vào thông số Root Path Cost. Path cost được xem như là chi phí của liên kết, tỉ lệ với băng thông của liên kết. Thông số này có thể được cấu hình bằng dòng lệnh.
      Switch(config-if)#spanning-tree vlan vlan-id cost cost
      Port nào có tổng số path cost về root là thấp nhất sẽ được lựa chọn làm root port.
      Bầu chọn Designated Port (DP)
      Trong trường hợp có hai hay nhiều bridge nối vào chung một mạng (xem hình ở phần bridge loop) sẽ xảy ra trường hợp loop. Để khắc phục thì các bridge có port nối vào mạng sẽ tiến hành lựa chọn designated port. Port này có vai trò quan trọng vì nó có nhiệm vụ chuyển các gói tin đi trong mạng. Việc chọn lựa dựa vào các thông số theo trình tự:
      Dựa vào Root Path Cost : port nào có Root Path Cost thấp nhất sẽ được chọn làm DP. Trong trường hợp Root Path Cost bằng nhau, thì chọn dựa vào Bridge ID
      Bridge ID : port thuộc bridge nào có Bridge ID thấp hơn sẽ được chọn làm DP. Nếu thông số này cũng giống nào thì chọn dựa vào địa chỉ MAC
      Địa chỉ MAC : port thuộc bridge nào có địa chỉ MAC thấp hơn sẽ được chọn làm DP

      (Lê Quảng Hà - http://chuyenviet.com)
      Nguyễn Hữu Hòa, CCNA
      CCNP in progress

      Comment


      • #33
        RE: Hỏi về Spanning tree (STP) trong switch

        Dưới đây khảo sát một tình huống tạo ra Bridging loop

        Bridge không có thông tin ban đầu về vùng địa chỉ của các đầu cuối. Nó phải lắng nghe các gói đi vào port của nó từ đó chỉ ra địa chỉ của đầu cuối.

        Giả sử máy PC1 gứi thông tin đến PC4. Thứ tự các bước :

        Bước 1: Switch (SW) A và SW B nhận được gói ở port 1/1. Địa chỉ MAC của PC1 sẽ được lưu vào bảng địa chỉ cùng với port 1/1. Từ những thông tin này hai SW biết được rằng PC1 nằm ở mạng A.

        Bước 2: Địa chỉ PC4 chưa có trong bảng địa chỉ , do đó hai SW sẽ chuyển frame ra port 2/1 vào mạng B

        Bước 3: PC4 thuộc mạng B nhận đươc hai frame được gửi đến từ hai SW. SW A nhận được frame do SW B gửi đến, và tương tự SW B cũng nhận được frame do SW A gửi đến.

        Bước 4: SW A nhận thấy có gói tin từ PC1 gửi đến PC4. Trong bảng địa chỉ, địa chỉ của PC1 tương ứng với port 1/1 ( mạng A). Tuy nhiên lúc này, địa chỉ của PC1 đang tương ứng với port 2/1 ( mạng B). Như vậy SW sẽ phải cập nhật lại địa chỉ tron bảng địa chỉ, cụ thể là thay đổi địa chỉ PC1 tương ứng với port 2/1. Ở SW B cũng xảy ra quá trình tương tự và xảy ra qúa trình cập nhật lại địa chỉ của PC1 tương ứng với port 2/1

        Bước 5: Lúc này cả SW A và SW B đều không học được địa chỉ củ PC4 bởi vì không có frame nào có thông tin về PC4. Do đó frame sẽ được truyền đến tất cả các port nhằm tìm cho được địa chỉ của PC4. Frame ban đầu lại được truyền vào mạng A.

        Bước 6: Cả hai SW sẽ học lại địa chỉ của frame và quá trình học địa chỉ cứ thế xảy ra, gói tin được gởi theo một vòng khép kín mà không được chuyển đến đích.
        Email : vnpro@vnpro.org
        ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
        Trung Tâm Tin Học VnPro
        149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
        Tel : (08) 35124257 (5 lines)
        Fax: (08) 35124314

        Home page: http://www.vnpro.vn
        Support Forum: http://www.vnpro.org
        - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
        - Phát hành sách chuyên môn
        - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
        - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

        Network channel: http://www.dancisco.com
        Blog: http://www.vnpro.org/blog

        Comment


        • #34
          mấy anh cho em hỏi SPT về lý thuyết và trên sơ đồ thì em hiểu rồi , nhưng còn trong thực hành gắn cable thì mình phải gắn như thế nào?

          Ví dụ : có 20 PC , 2 switch vậy mình phải gắn như thế nào để STP chạy được.

          các chỉ giáo giúp
          PVDUNG IT

          Comment


          • #35
            RE: Hỏi về Spanning tree (STP) trong switch

            Để kết nối giữa hai switch thì anh dùng cáp chéo. Mặc định lúc nào spanning tree cũng chạy giữa các switch.

            Các PC không liên quan đến SPT trong trường hợp này.

            Comment


            • #36
              ko phải các switch cứ 2 giây lại gởi BPDU mà chỉ có một mình root bridge gởi thôi.

              Comment


              • #37
                Mình cũng không hiểu STP nó làm việc như thế nào nữa.
                **********************
                :) http://www.taivietco.com
                **********************

                Comment


                • #38
                  hi ban kid_of_god_2003, bài của bạn hay đấy nhưng vài chỗ chưa rỏ ràng.
                  theo mình biết:
                  -one root bridge per network.
                  -one root port per noonroot bridge.
                  -one disgnated port per segment.
                  vậy thi giữa root bridge và root port là khác nhau.
                  root bridge ID=bridge priority(nhỏ nhất)+bridge MAC add(nhỏ nhất)
                  root port nằm trên cổng còn lại của switch bị ngăn (block)
                  thân.

                  Comment


                  • #39
                    nếu tốc độ là 10 MB -> cost =100
                    nếu tốc độ là 100 MB -> cost =19
                    nếu tốc độ là 1 GB -> cost =4
                    nếu tốc độ là 10 GB -> cost =2

                    các giá trị này mình nghĩ là đúng đó

                    Comment


                    • #40
                      STP là giao thức chống loop, nó là IEEE 802.1D. STP sử dụng message giữa các Switch để ổn định network thành một topology logic, loop-free (chống loop). Để làm điều này, STP làm cho một số interface (hay gọi là port khi trao đổi STP) không gởi hoặc nhận traffic – nói khác là port đó đã bị blocking. Các port còn lại, trong tình trạng forwarding, sẽ có một đường loop-free (không bị loop) đến mỗi Ethernet segment trong network.
                      Do IEEE định nghĩa nên STP sẽ giống nhau về một số điểm (lý thuyết) giữa các hãng khác nhau. Còn về họat động trên thực tế, phải thử mới dám khẳng định có họat động chung được hay không.
                      Về họat động của STP, có 3 bước chính:
                      1. Bầu chọn Root Switch.
                      2. Xác định mỗi Root port trên mỗi Switch.
                      3. Xác định Designated port trên mỗi segment.
                      Các bạc có thể tìm hiểu kỹ các bước trong tài liệu môn Switching (CCNP).
                      ------------------
                      Lê Thanh Giang
                      Email: lethanhgiang@vnpro.org
                      gianglt@isp.vn
                      thanhgiang23@yahoo.com
                      Mobil: +84 918302321

                      Comment


                      • #41
                        Xin bổ xung tí xíu :)
                        - Quá trình bầu chọn Rooot Bridge (Root switch) được thực hiện dựa trên BridgeID của từng switch. BridgeID gồm hai phần: Priority + MAC Address. Switch nào có BridgeID nhỏ nhất thì switch đó là Root Bridge.
                        - Trên Root Bridge switch không có Root port mà chỉ có Designated port. Các Root port chỉ xuất hiện trên các Non-Root Bridge.
                        Email : vnpro@vnpro.org
                        ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                        Trung Tâm Tin Học VnPro
                        149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                        Tel : (08) 35124257 (5 lines)
                        Fax: (08) 35124314

                        Home page: http://www.vnpro.vn
                        Support Forum: http://www.vnpro.org
                        - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                        - Phát hành sách chuyên môn
                        - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                        - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                        Network channel: http://www.dancisco.com
                        Blog: http://www.vnpro.org/blog

                        Comment


                        • #42
                          Thầy Minh cho em hỏi về STP.STP có anh hưởng đến VLAN không.nếu có thì nó ảnh hưởng như thế nào.có 2 switch.mỗi switch có 3 vlan.Xin thầy giúp em.

                          Comment


                          • #43
                            chào axoai

                            hai switch có cấu hình trunking với nhau không?
                            Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

                            Email : dangquangminh@vnpro.org
                            https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

                            Comment


                            • #44
                              nếu có kết nối đường Trunk và không có đường Trunk thì nó có gì khác nhau không?trường hợp của em thì em không có kết nối đường Trunk. Xin thầy giúp em cả 2 trường hợp trên.

                              Comment


                              • #45
                                Hi

                                Các phần thảo luận dứoi đây sẽ bàn về Per Vlan spanning tree và vấn đề Spanning tree trên các kết nối trunk.

                                Đầu tiên, mục đích của spanning tree, viết tắt là spt, là giúp ngăn ngừa hiện tượng bridging loop xảy ra trong một hệ thống mạng bao gồm các switch. Việc ngăn ngừa này có thể thực hiện bằng cách nào? spt sẽ ngăn chặn block các cổng của switch sao cho không bao giờ có khả năng một vòng loop xuất hiện. Các kết nối dự phòng (redundant) sẽ bị rơi vào tình trạng block.

                                Nếu chỉ có 1 phiên bản STP duy nhất được dùng cho một hệ thống mạng bao gồm các switch với các kết nối dự phòng và có nhiều VLAN, sẽ có vài cổng sẽ trong trạng thái blocking, không dùng được mặc dù trong trạng thái ổn định. Kiểu spt này được gọi là common spanning tree (CST).

                                Tính năng Cisco PVST+ cho phép tạo ra các phiên bản STP cho từng VLAN. Bằng cách hiệu chỉnh cấu hình STP cho từng VLAN, mỗi phiên bản STP có thể dùng các rootswitch khác nhau và có những cổng bị block khác nhau.

                                Kết quả là, tải (traffic load) có thể được cân bằng trên vài kết nối có sẵn. PVST+ cho phép hoạt động linh hoạt hơn CST. Mỗi vlan sẽ chạy một tiến trình STP riêng biệt và không bị phụ thuộc lẫn nhau. Thêm vào đó, nó còn cung cấp thêm khả năng cân bằng tải.

                                Khuyết điểm của giao thức này là việc sử dụng nhiều tài nguyên của CPU trong việc quản lí nhiều vlan. PVST sử dụng ISL trunking nên đối với một mạng tồn tại 2 dạng STP là PVST và CST thì sẽ dẫn đến không tương thích về mặt trunking. Do đó BPDUs sẽ không được quảng bá giữa 2 loại STP này.


                                Cisco tung ra một version khác của STP là PVST+ nhằm giải quyết vấn đề tương thích giữa CST và PVST. PVST+ đảm nhiệm vai trò như là một trình thông dịch giữa PVST và CST. PVST+ có thể giao tiếp với PVST qua kết nối ISL, ngược lại PVST+ có thể giao tiếp với CST qua kết nối dot1q. Tại biên giới của PVST và PVST+ sẽ diễn ra việc ánh xạ STP một-một. Tại biên giới của PVST+ và CST sẽ diễn ra việc ánh xạ giữa một STP của CST và một PVST trong PVST+.
                                Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

                                Email : dangquangminh@vnpro.org
                                https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

                                Comment

                                Working...
                                X