Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

hoi ve collision

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • hoi ve collision

    Hi các bác!
    Em mới nhập môn có một câu hỏi mong các bác chỉ giáo:
    Giả sử có 2 PC connect tới 1 Switch, nếu 2 PC này đồng thời gửi dữ liệu cho nhau thì có xảy ra hiện tượng Collision hay không?
    Trường hợp của Hub thì chắc chắn xảy ra, nhưng với Sw mặc dù có bộ nhớ buffer nhưng các Frame đến đồng thời thì Sw sẽ phải xử lí ntn?
    Thanks các pác.

  • #2
    nếu chỉ có 2 PC thì cho dù connect với nhau qua Switch, Hub hay connect trực tiếp nhau (qua cable chéo) thì đều không bị collision. Trường hợp có PC thứ 3 chen vô thì mới có khả năng collision

    Comment


    • #3
      Originally posted by thevinh8x View Post
      Hi các bác!
      Em mới nhập môn có một câu hỏi mong các bác chỉ giáo:
      Giả sử có 2 PC connect tới 1 Switch, nếu 2 PC này đồng thời gửi dữ liệu cho nhau thì có xảy ra hiện tượng Collision hay không?
      Trường hợp của Hub thì chắc chắn xảy ra, nhưng với Sw mặc dù có bộ nhớ buffer nhưng các Frame đến đồng thời thì Sw sẽ phải xử lí ntn?
      Thanks các pác.
      Cứ yên tâm 2 chứ nhiều PC đi nữa khi nối vào Switch thì sẽ không sợ vấn đề Collision đâu.
      Còn vấn đề xử lý thế nào thì mình giải thích như sau.
      Vì Switch có sử dụng một số phương thức, trong ví dụ này mình lấy là CSMA/CD.

      Đây là phương thức hay dùng trong mạng tuyến tính. Một trạm muốn truyền thông tin phải chờ tín hiệu báo hiệu trạng thái nghỉ của kênh, nếu nhận được tín hiệu này thì trạm có quyền phát thông tin lênh kênh.Mặt khác chỉ có các trạm có mã thông tin thích hợp mới có quyền nhận thông tin.Có thể xẩy ra trường hợp có cùng hai hay nhiều máy cùng phát thông tin vào kênh nhưng sự xung đột này sẽ lập tức bị phất hiện và các gói số liệu bị truyền sai sẽ được truyền đi truyền lại cho tới khi trạm phát nhận được thông bào là đã nhận đúng và đủ số liệu thì quá trình lại tiếp tục bình thường. Nhờ vậy phương thức truy cập này có khả năng chống nhiễu do việc phát hiện xung đột thông tin. Hiệu suất kênh truyền của phương phát này phụ thuộc vào tủy số giữa thời tinn phát hiện xung đột só liệu và thời gian trung bình truyền một gói. Thông thường hiệu suất kênh truyền đạt trên 90%. Phương thức truy cập CSMA/CD được sử dụng xác định theo chuẩn IEEE 802.3.
      CSMA/CD là phương phát cải tiến từ phương pháp CSMA,hay còn gọi là LBT(Listen Before Talk- Nghe trước khi nói ). Tức là : một trạm cần truyền dữ liệu trước hết phải “nghe” xem đường truyền đang rỗi hay bận.Nếu rỗi thì truyền dữ liệu đi (theo khuôn dạng chuẩn). Ngược lại, nếu đường truyền đang bận (đã có dữ liệu khác) thì trạm phải thực hiện theo một trong ba giải thuật sau (Thường gọi là các giải thuật “kiên nhẫn” – persistent algorithms):
      - (1) Trạm tạm rút lui chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi lại bắt đầu nghe đường truyền.
      - (2) Trạm tiếp tục nghe đến khi truyền rỗi thì truyền dữ liệu với xác xuất bằng 1.
      - (3) Trạm tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác xuất p xác định trước (0<p<1)
      Giải thuật (1) có hiệu quả trong việc tránh xung đột vì hai trạm cần truyền khi thấy đường bận sẽ cùng rút lui chờ đợi trong các thời đoạn ngẫu nhiên khác nhau.Nhược điểm của nó là có thể có thời gian “chết” của đường truyền sau mỗi cuộc truyền. Ngược lại, giải thuật (2) cố gắng giảm thời gian “chết” bằng cách cho phép một trạm có thể truyền ngay sau khi một cuộc truyền kết thúc..Song không may nếu lúc đó có hơn một trạm đang đợi thì khả năng xảy ra xung đột là rất cao.Giải thuật (3) với giá trị p chọn họp lý có thể tối thiểu hóa được cả khả năng xung đột lẫn thời gian “chết” của đường truyền. Xẩy ra xung đột thường là do độ trễ truyền dẫn : một trạm truyền dữ liệu (cùng sóng mang ) đi rồi nhưng do độ trễ đường truyền dẫn nên một trạm khác lúc đó “nghe” đường truyền sẽ tưởng là rỗi và cứ thế truyền dữ liệu đi. Vấn đề là ở chỗ : vì các trạm chỉ “nghe” trước khi “nói” mà không “nghe” trong khi “nói” nên thực tế có xung đột nhưng các trạm vẫn không hay biết gì mà vẫn cứ tiếp tục truyền dữ liệu đi,gây ra việc chiếm dụng đường truyền một cách vô ích.
      Để có thể phát hiện xung đột CSMA/CD (hay còn gọi là LWT-Listen While Talk-nghe trong khi nói ) đã bổ sung thêm quy tắc :
      - Khi một trạm đang truyền, nó vẫn tiếp tục “nghe” đường truyền. Nếu phát hiện thấy xung đột thì nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi tín hiệu sóng mang thêm một thời gian nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể “nghe” được sự kiện xung đột đó.
      - Sau đó trạm chờ đợi trong một thời đoạn ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền lại theo các quy tắc của CSMA.
      Với CSMA/CD thì thời gian chiếm dụng vô ích đường truyền được giảm xuống bằng thời gian dùng để phát hiện một xung đột.CSMA/CD cũng sử dụng một trong ba giải thuật kiên nhẫn ở trên,trong đó giải thuật (2) được dùng nhiều hơn cả.

      Thân.
      Trung tâm tin học VnPro
      Cisco Authorised Training
      149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
      Tel: (08) 5124257-5125314
      Fax: (08) 5124314
      http://vnpro.vn
      support forum: http://vnpro.org

      Comment

      Working...
      X