SỰ PHÁT TRIỂN BÙNG NỔ CỦA API TRONG THIẾT KẾ PHẦN MỀM
Phát triển phần mềm là một lĩnh vực rộng lớn và có nhiều kiểu phần mềm mà bạn thấy hàng ngày. Hãy so sánh phần mềm bạn đang dùng trên xe hơi và phần mềm ngân hàng di động bạn đang dùng trên điện thoại, mỗi phần mềm sẽ phục vụ một mục đích khác nhau. Tương tự như vậy, quá trình phát triển phần mềm cho mỗi loại sẽ có những đặc điểm của riêng nó. Phát triển ứng dụng điện thoại di động thì khác với lập trình nhúng cho các phần cứng. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tìm thấy những điểm tương đồng trên nhiều lĩnh vực.
Trong công nghiệp phát triển phần mềm, bạn có thể quan sát thấy các xu hướng sau:
Một cách tương tự, việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, các thư viện phần mềm và các mạng xã hội sẽ cần vài hình thức để kết nối, để truyền thồng. Chi tiết của các kết nối này được chỉ ra bởi các giao tiếp lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API).
Với các xu thế phần mềm, việc sử dụng các API cũng trở nên phổ biến. Một trong những lý do mà ngày càng nhiều các nhà phát triển dựa trên API là nó cho phép phát triển phần mềm nhanh hơn. API cho phép bạn dùng các dịch vụ hay các thư viện có sẵn để tạo ra những mẫu hoặc những chương trình hoàn chỉnh mà không cần hiện thực hết tất cả các chức năng. API cho phép giao tiếp giữa các máy tính hay các chương trình với nhau bằng cách chỉ ra cách thức các thông tin để trao đổi, qua đó thúc đẩy việc sử dụng lại code và sử dụng lại các hàm chức năng.
Lợi ích này cũng chính là nguyên nhân mà rất nhiều dịch vụ cloud ra đời nhằm phục vụ cho các nhà phát triển. Không chỉ là các chức năng được hiện thực sẵn, họ cũng quản lý luôn phần duy trì dịch vụ cho bạn. Số lượng gia tăng các ứng dụng tích hợp vào các dịch vụ đám mây là một cách thức mới thú vị. Những dịch vụ cloud như vậy được thiết kế để dùng như là một phần của những ứng dụng khác. Các ứng dụng cũng có thể sử dụng lại các chức năng của các hệ thống tồn tại độc lập nếu nó có giao tiếp API. Khả năng này là hữu ích nhất để hiện thực các phần mềm khác biệt và để tự động hóa nhiều tác vụ, chẳng hạn như lưu ý người dùng qua các thông điệp WebEx Teams hoặc để đưa thông tin lên một trang web dashboard. API thường được dùng để đơn giản hóa quá trình phát triển phần mềm. Các ví dụ bao gồm xây dựng các tiến trình tự động, theo dõi bug, thử nghiệm…
Phát triển phần mềm là một lĩnh vực rộng lớn và có nhiều kiểu phần mềm mà bạn thấy hàng ngày. Hãy so sánh phần mềm bạn đang dùng trên xe hơi và phần mềm ngân hàng di động bạn đang dùng trên điện thoại, mỗi phần mềm sẽ phục vụ một mục đích khác nhau. Tương tự như vậy, quá trình phát triển phần mềm cho mỗi loại sẽ có những đặc điểm của riêng nó. Phát triển ứng dụng điện thoại di động thì khác với lập trình nhúng cho các phần cứng. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tìm thấy những điểm tương đồng trên nhiều lĩnh vực.
Trong công nghiệp phát triển phần mềm, bạn có thể quan sát thấy các xu hướng sau:
- Các ứng dụng web: đang thay thế các ứng dụng truyền thống. Office365 là một ví dụ.
- Sự bùng nổ của các ứng dụng di động: Thường cung cấp một cách truy cập khác, dễ dàng đến các ứng dụng web.
- Tích hợp với các mạng xã hội: Để áp dụng với những chức năng có sẵn của mạng xã hội.
- Dịch vụ điện toán đám mây (Cloud): dùng cho chia sẻ dữ liệu và khả năng xử lý.
- Phần mềm miễn phí và các thư viện: Để tiết kiệm chi phí cho các ứng dụng và dịch vụ, chúng ta không cần thiết làm lại mọi thứ từ đầu.
Một cách tương tự, việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, các thư viện phần mềm và các mạng xã hội sẽ cần vài hình thức để kết nối, để truyền thồng. Chi tiết của các kết nối này được chỉ ra bởi các giao tiếp lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API).
Với các xu thế phần mềm, việc sử dụng các API cũng trở nên phổ biến. Một trong những lý do mà ngày càng nhiều các nhà phát triển dựa trên API là nó cho phép phát triển phần mềm nhanh hơn. API cho phép bạn dùng các dịch vụ hay các thư viện có sẵn để tạo ra những mẫu hoặc những chương trình hoàn chỉnh mà không cần hiện thực hết tất cả các chức năng. API cho phép giao tiếp giữa các máy tính hay các chương trình với nhau bằng cách chỉ ra cách thức các thông tin để trao đổi, qua đó thúc đẩy việc sử dụng lại code và sử dụng lại các hàm chức năng.
Lợi ích này cũng chính là nguyên nhân mà rất nhiều dịch vụ cloud ra đời nhằm phục vụ cho các nhà phát triển. Không chỉ là các chức năng được hiện thực sẵn, họ cũng quản lý luôn phần duy trì dịch vụ cho bạn. Số lượng gia tăng các ứng dụng tích hợp vào các dịch vụ đám mây là một cách thức mới thú vị. Những dịch vụ cloud như vậy được thiết kế để dùng như là một phần của những ứng dụng khác. Các ứng dụng cũng có thể sử dụng lại các chức năng của các hệ thống tồn tại độc lập nếu nó có giao tiếp API. Khả năng này là hữu ích nhất để hiện thực các phần mềm khác biệt và để tự động hóa nhiều tác vụ, chẳng hạn như lưu ý người dùng qua các thông điệp WebEx Teams hoặc để đưa thông tin lên một trang web dashboard. API thường được dùng để đơn giản hóa quá trình phát triển phần mềm. Các ví dụ bao gồm xây dựng các tiến trình tự động, theo dõi bug, thử nghiệm…