Yêu cầu:
PC của học viên đã cài đặt Python3, kiểm tra bằng cách mở CMD nhập “py” hoặc “python” nếu ra dấu nhắc “>>>” như hình dưới thì đã cài đặt python
Để thoát khỏi mode python sử dụng lệnh quit() hoặc nhấn ctrl+Z
>>> quit()
Hướng dẫn:
Phần 1:Phép toán tử cơ bản và Hàm Print()
Ví dụ 1: số phép toán sử dụng cú pháp của python
>>> 2+3
5
>>> 10-4
6
>>> 2*4
8
>>> 20/5
4.0
>>> 3**2
9
Chuỗi là tập hợp các ký tự bất kỳ, chẳng hạn như chữ cái, số, ký hiệu hoặc dấu chấm câu. Trình thông dịch tương tác sẽ trực tiếp xuất văn bản mà bạn nhập dưới dạng chuỗi với điều kiện bạn kèm theo chuỗi trong dấu nháy đơn (') hoặc dấu nháy kép (").
Sử dụng hàm print để in chuỗi ký tự ra màn hình người dùng.
>>> "Hello World!"
'Hello World!'
>>> 'Hello World!'
'Hello World!'
>>> print("Hello World!")
Hello World!
>>> text=("Hello World!")
>>> print(text)
Hello World!
Có thể ghép 2 hay nhiều chuỗi lại với nhau như cú pháp sau:
>>> str1="Cisco"
>>> str2="Networking"
>>> str3="Academy"
>>> space=" "
>>> print(str1+space+str2+space+str3)
Cisco Networking Academy
Khi một chuỗi ký tự nhân (*) với một số n thì sẽ in ra chuỗi đó với n lần.
>>> x=3
>>> x*5
15
>>> "Cisco"*x
'CiscoCiscoCisco'
Phần 2: Các loại dữ liệu, biến.
- Integer – Số nguyên. VD: 1,3,5,7,….
- Float – Số thực. VD: 3.14159.
- String – Chuỗi ký tự
- Boolean – True - False.
>>> type(98)
<class 'int'>
>>> type(98.6)
<class 'float'>
>>> type("Hi!")
<class 'str'>
>>> type(True)
<class 'bool'>
Các loại so sánh:
Ví dụ
>>> 1<2
True
>>> 1>2
False
>>> 1==1
True
>>> 1!=1
False
>>> 1>=1
True
>>> 1<=1
True
Biến đổi =dữ liệu từ loại dữ liệu này sang dữ liệu khác
>>> x=3
>>> print("The value of X is " + x)
Traceback (most recent call last):
File "<pyshell#27>", line 1, in <module>
print("The value of X is " + x)
TypeError: must be str, not int
Sử dụng hàm str() để biến đổi dữ liệu thành kiểu string
>>> print("The value of x is " + str(x))
The value of x is 3
>>> type(x)
<class 'int'>
Phần 3: List và Dictionary
List sẽ dùng dấu [] và chưa các item bên trong, có thể dùng type() để kiếm tra loại dữ liệu, len() để kiểm tra số lượng phần tử bên trong List.
>>> hostnames=["R1","R2","R3","S1","S2"]
>>> type(hostnames)
<class 'list'>
>>> len(hostnames)
5
>>> hostnames
['R1', 'R2', 'R3', 'S1', 'S2']
Giá trị cuối của List sẽ là [-1]
Dictionary sẽ dùng dấu {} để chứa các cặp key:value bên trong, các cặp key:value được cách nhau bới dấu phẩy (,), và key:value có dấu nháy kép (“) nghĩa là đó là string
Ví dụ:
>>> ipAddress = {"R1":"10.1.1.1","R2":"10.2.2.1","R3":"10.3.3.1 "}
>>> type(ipAddress)
<class 'dict'>
Không giống như List là dùng vị trí của item để gọi giá trị ra, Dictionary sẽ sử dụng key để gọi giá trị value. Có thể thêm cặp key:value bằng cách tự định nghĩa key mới bằng value mới.
>>> ipAddress
{'R1': '10.1.1.1', 'R2': '10.2.2.1', 'R3': '10.3.3.1'}
>>> ipAddress["R1"]
'10.1.1.1’
>>> ipAddress["S1"]="10.1.1.10"
>>> ipAddress
{'R1': '10.1.1.1', 'R2': '10.2.2.1', 'R3': '10.3.3.1', 'S1': '10.1.1.10'}
>>> "R3" in ipAddress
True
Phần 4: Input của người dùng
Để có thể nhận giá trị input của người dùng nhập vào ta dùng hàm input()
>>> firstName = input("What is your first name? ")
What is your first name? Bob
>>> print("Hello " + firstName +"!")
Hello Bob!
Phần 5: Vòng lập for
Khi có một List gồm n phần tử bên trong, để có thể in ra một phần tử trong đó ta sẽ dùng lệnh print(x). Ở đây x sẽ là vị trí của phần tử muốn in ra. Vậy để in hết tất cả các phẩn tử bên trong đó ta sẽ sử dụng vòng lặp for.
>>> devices=["R1","R2","R3","S1","S2"]
>>> for item in devices:
print(item)
R1
R2
R3
S1
S2
Ở đây item là một biến có thể tự đặt được, item sẽ đóng vai trò lần lượt là R1, R2, R3,…
Hoàn thành.
Thank you.
Nguồn : VNPRO