Các hệ thống kiểm soát phiên bản (version control) là các công cụ giúp chúng ta quản lý sự thay đổi trên các file theo thời gian. Chức năng quan trọng nhất của các công cụ này là cho phép sự tương tác hiệu quả giữa những thành viên trong một dự án. Bạn hãy thử tưởng tượng bạn và team cùng làm việc với nhau trong một dự án. Nếu không có các công cụ quản lý phiên bản, bạn có thể đang làm việc với các thư mục đang được chia sẽ chứa toàn bộ tài liệu của dự án và cần phải lưu thư mục đó ở vài nơi để làm backup. Trong những tình huống như vậy, nhiều người trong team có thể cần phải làm việc trên cùng một file ở cùng một thời điểm. Việc này dẫn đến tạo ra các vấn đề tiềm tàng. Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng cách dùng một công cụ kiểm soát phiên bản.
Một cách tổng quát, quá trình phát triển phần mềm là một quá trình cộng tác:
Các phần mềm kiểm soát phiên bản sẽ theo dõi các thay đổi của code. Nếu có một lỗi, các dev có thể xem lại và so sánh với các phiên bản trước đó để sửa lõi, giảm thiểu sự tác động của lỗi đến các thành viên khác. Version control giúp bảo vệ source code khỏi bất kỳ lỗi có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không xử lý đúng.
Vậy khi nào bạn nên dùng version control?
Trong thực tế, version control nên được dùng cho bất kỳ dự án liên quan đến kỹ thuật nào. Nó không nhất thiết phải liên quan đến quản lý code. Bất chấp các kiểu file đang được dùng, công cụ version control là một công cụ giá trị để sửa lỗi, sao lưu mã nguồn, theo dõi lịch sử của code, log các sự thay đổi và là một công cụ dễ dàng để thí nghiệm với code.
Các công cụ kiểm soát phiên bản version control hữu ích không chỉ với dev mà còn cho các team network. Ví dụ chúng ta cần có một lịch sử của tất cả các cấu hình đang chạy trên thiết bị mạng. Sử dụng một công cụ như Git sẽ cho phép chúng ta thấy các sự thay đổi, khi nào thay đổi và thay đổi thế nào, ai thực thi sự thay đổi. Ngoài ra, khi nhiều công cụ tự động hóa như Ansible được dùng, chúng ta có thể dùng Git để kiểm soát các playbooks, các biến và các file cấu hình. Khi chúng ta thu thập thông tin từ các switch, chẳng hạn như các thông tin về dữ liệu hoạt động, chúng ta có thể lưu các thông tin đó ở dạng file text. Chúng ta có thể dễ dàng theo dõi và thấy các sự thay đổi trong các dữ liệu hoạt động, ví dụ như sự thay đổi trong các router láng giềng, các routes….
Một cách tổng quát, quá trình phát triển phần mềm là một quá trình cộng tác:
- Sử dụng và đóng góp vào các thư viện phần mềm từ các nhà phát triển ứng dụng khác.
- Theo dõi các bugs và các yêu cầu tính năng mới từ người dùng.
- Hỗ trợ các hoạt động và các nhóm làm testing.
- Nhiều developer làm việc như một team.
Các phần mềm kiểm soát phiên bản sẽ theo dõi các thay đổi của code. Nếu có một lỗi, các dev có thể xem lại và so sánh với các phiên bản trước đó để sửa lõi, giảm thiểu sự tác động của lỗi đến các thành viên khác. Version control giúp bảo vệ source code khỏi bất kỳ lỗi có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không xử lý đúng.
Vậy khi nào bạn nên dùng version control?
Trong thực tế, version control nên được dùng cho bất kỳ dự án liên quan đến kỹ thuật nào. Nó không nhất thiết phải liên quan đến quản lý code. Bất chấp các kiểu file đang được dùng, công cụ version control là một công cụ giá trị để sửa lỗi, sao lưu mã nguồn, theo dõi lịch sử của code, log các sự thay đổi và là một công cụ dễ dàng để thí nghiệm với code.
Các công cụ kiểm soát phiên bản version control hữu ích không chỉ với dev mà còn cho các team network. Ví dụ chúng ta cần có một lịch sử của tất cả các cấu hình đang chạy trên thiết bị mạng. Sử dụng một công cụ như Git sẽ cho phép chúng ta thấy các sự thay đổi, khi nào thay đổi và thay đổi thế nào, ai thực thi sự thay đổi. Ngoài ra, khi nhiều công cụ tự động hóa như Ansible được dùng, chúng ta có thể dùng Git để kiểm soát các playbooks, các biến và các file cấu hình. Khi chúng ta thu thập thông tin từ các switch, chẳng hạn như các thông tin về dữ liệu hoạt động, chúng ta có thể lưu các thông tin đó ở dạng file text. Chúng ta có thể dễ dàng theo dõi và thấy các sự thay đổi trong các dữ liệu hoạt động, ví dụ như sự thay đổi trong các router láng giềng, các routes….