1. NAT là gì?
NAT đã là một phần không thể thiếu khi triển khai mạng IP diện rộng do không gian địa chỉ IPv4 đã bắt đầu co hẹp. Về cơ bản, NAT cho phép một (hay nhiều) địa chỉ IP nội miền được ánh xạ với một (hay nhiều) địa chỉ IP ngoại miền. Điều này cho phép sử dụng dải địa chỉ IP riêng theo chuẩn RFC 1918 trên các mạng nội bộ trong khi chỉ sử dụng một hoặc một số ít các địa chỉ IP công cộng.
Bởi vì địa chỉ IP riêng chỉ được dành cho các mạng nội bộ và được coi là "không thể định tuyến chung trên Internet công cộng, NAT chuyển các địa chỉ riêng thành các địa chỉ public , địa chỉ có khả năng định tuyến khi máy chủ mạng nội bộ cần phải kết nối tới được với máy chủ bên ngoài của mạng tư nhân. Thêm vào đó, nhiều tổ chức có thể khai triển cùng IP với nhau, NAT sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề khi các tổ chức này muốn giao tiếp trao đổi với nhau qua mạng.
2. Lợi ích của NAT
Một trong những lợi ích chính của NAT là việc thoải mái sử dụng số lượng địa chỉ ip private rộng lớn, hơn 17 triệu địa chỉ/ Điều này bao gồm 1 lớp địa chỉ mạng lớp A, 16 địa chỉ mạng lớp B và 256 địa chỉ mạng lớp C. Khi bạn sử dụng địa chỉ Ip private dù cho bạn có đổi nhà cung cấp dịch vụ, bạn sẽ không cần phải đánh lại địa chỉ cho các thiết bị trong mạng cục bộ mà bạn chỉ phải thay đổi cấu hình NAT trên firewall để trùng với địa chỉ IP public mới. Có nhiều loại NAT khác nhau có thể được thực hiện bởi Firewall. Trong đó có 2 loại tiêu biểu là NAT và PAT.
3. Ví dụ về NAT
Như được nói trước đó, NAT thực hiện việc dịch chuyển từ 1 địa chỉ đến 1 địa chỉ. Bạn thường sử dụng NAT tĩnh khi bạn có một Server, và bạn muốn mọi người trên Internet có thể truy cập Server này. Tuy nhiên, đối với các User trên mạng cục bộ bạn sẽ tạo một pool địa chỉ IP và để thiết bị NAT ngẫu nhiên chỉ định các địa chỉ IP public cho các thiết bị bên trong mạng cục bộ. Trong ví dụ này User bên trong mạng cục bộ đang truy cập nguồn tài nguyên bên ngoài Internet (User có địa chỉ 192.168.1.5 đang cố gắng truy cập 201.201.201.2)
Ở hình 1, bạn có thể nhìn thấy thực sự việc truyền dữ liệu từ 192.168.1.5. Firewall nhận gói tin từ 192.168.1.5 và quyết định xem nó có cần thực hiện NAT hay không và chuyển tiếp gói tin tới đích. Firewall nhận thấy gói tin đến nó và so sánh với rule NAT. Bởi vì gói tin trùng với rule trong chính sách NAT, Firewall sẽ dịch chuyển địa chỉ nguồn trong gói tin từ 192.168.1.5 thành 200.200.200.1, đây là địa chỉ IP public. Tiếp theo bạn có thể thấy địa chỉ đích 201.201.201.2 nhận gói tin. Nó nhận thấy địa chỉ nguồn là 200.200.200.1.
Khi đó máy đích gửi gói tin trả lời trở lại cho User, nó sử dụng địa chỉ IP public mà nó thấy được sau khi NAT là 200.200.200.1 Tiếp theo Firewall nhận gói tin và kiểm tra chính sách NAT của nó. Sau khi quyết định cần thiết dịch chuyển lại địa chỉ ban đầu. Nó thấy địa chỉ 200.200.200.1 và thay đổi địa chỉ IP public này trở lại địa chỉ IP private ban đầu là 192.168.1.5, sau đó chuyển tiếp gói tin này vào địa chỉ User trong mạng cục bộ.
NAT đã là một phần không thể thiếu khi triển khai mạng IP diện rộng do không gian địa chỉ IPv4 đã bắt đầu co hẹp. Về cơ bản, NAT cho phép một (hay nhiều) địa chỉ IP nội miền được ánh xạ với một (hay nhiều) địa chỉ IP ngoại miền. Điều này cho phép sử dụng dải địa chỉ IP riêng theo chuẩn RFC 1918 trên các mạng nội bộ trong khi chỉ sử dụng một hoặc một số ít các địa chỉ IP công cộng.
Bởi vì địa chỉ IP riêng chỉ được dành cho các mạng nội bộ và được coi là "không thể định tuyến chung trên Internet công cộng, NAT chuyển các địa chỉ riêng thành các địa chỉ public , địa chỉ có khả năng định tuyến khi máy chủ mạng nội bộ cần phải kết nối tới được với máy chủ bên ngoài của mạng tư nhân. Thêm vào đó, nhiều tổ chức có thể khai triển cùng IP với nhau, NAT sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề khi các tổ chức này muốn giao tiếp trao đổi với nhau qua mạng.
2. Lợi ích của NAT
Một trong những lợi ích chính của NAT là việc thoải mái sử dụng số lượng địa chỉ ip private rộng lớn, hơn 17 triệu địa chỉ/ Điều này bao gồm 1 lớp địa chỉ mạng lớp A, 16 địa chỉ mạng lớp B và 256 địa chỉ mạng lớp C. Khi bạn sử dụng địa chỉ Ip private dù cho bạn có đổi nhà cung cấp dịch vụ, bạn sẽ không cần phải đánh lại địa chỉ cho các thiết bị trong mạng cục bộ mà bạn chỉ phải thay đổi cấu hình NAT trên firewall để trùng với địa chỉ IP public mới. Có nhiều loại NAT khác nhau có thể được thực hiện bởi Firewall. Trong đó có 2 loại tiêu biểu là NAT và PAT.
3. Ví dụ về NAT
Như được nói trước đó, NAT thực hiện việc dịch chuyển từ 1 địa chỉ đến 1 địa chỉ. Bạn thường sử dụng NAT tĩnh khi bạn có một Server, và bạn muốn mọi người trên Internet có thể truy cập Server này. Tuy nhiên, đối với các User trên mạng cục bộ bạn sẽ tạo một pool địa chỉ IP và để thiết bị NAT ngẫu nhiên chỉ định các địa chỉ IP public cho các thiết bị bên trong mạng cục bộ. Trong ví dụ này User bên trong mạng cục bộ đang truy cập nguồn tài nguyên bên ngoài Internet (User có địa chỉ 192.168.1.5 đang cố gắng truy cập 201.201.201.2)
Hình 1: Ví dụ về NAT (a)
Ở hình 1, bạn có thể nhìn thấy thực sự việc truyền dữ liệu từ 192.168.1.5. Firewall nhận gói tin từ 192.168.1.5 và quyết định xem nó có cần thực hiện NAT hay không và chuyển tiếp gói tin tới đích. Firewall nhận thấy gói tin đến nó và so sánh với rule NAT. Bởi vì gói tin trùng với rule trong chính sách NAT, Firewall sẽ dịch chuyển địa chỉ nguồn trong gói tin từ 192.168.1.5 thành 200.200.200.1, đây là địa chỉ IP public. Tiếp theo bạn có thể thấy địa chỉ đích 201.201.201.2 nhận gói tin. Nó nhận thấy địa chỉ nguồn là 200.200.200.1.
Hình 2: Ví dụ về NAT (b)
Khi đó máy đích gửi gói tin trả lời trở lại cho User, nó sử dụng địa chỉ IP public mà nó thấy được sau khi NAT là 200.200.200.1 Tiếp theo Firewall nhận gói tin và kiểm tra chính sách NAT của nó. Sau khi quyết định cần thiết dịch chuyển lại địa chỉ ban đầu. Nó thấy địa chỉ 200.200.200.1 và thay đổi địa chỉ IP public này trở lại địa chỉ IP private ban đầu là 192.168.1.5, sau đó chuyển tiếp gói tin này vào địa chỉ User trong mạng cục bộ.
Comment