Hiện nay, hầu hết các thiết bị mạng như Router, Switch,… của các hãng như Cisco, HP, D-link … đều có giao thức cho phép thiết bị thu thập thông tin về các thiết bị láng giềng kết nối trực tiếp với mình để dễ quản lý, khắc phục sự cố cũng như là một công cụ để vẽ nên sơ đồ mạng. Trong đó Cisco có giao thức độc quyền là CDP (Cisco Discovery Protocol), những thiết bị mạng của các hãng khác thì sử dụng một chuẩn chung là giao thức LLDP (Link logical discovery Protocol). Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các bạn về tổng quan của 2 giao thức CDP và LLDP.
CDP (Cisco Discovery Protocol) là một giao thức độc quyền của Cisco và được sử trên hầu hết các thiết bị mạng của Cisco. Giao thức CDP hoạt động ở Lớp liên kết (Data Link – Layer 2) trong mô hình OSI cho phép thu thập thông tin về các thiết bị lân cận được kết nối trực tiếp với mình cụ thể như sau:
Mặc định, giao thức CDP luôn được kích hoạt trên thiết bị Cisco. Khi các thiết bị Cisco được kết nối với nhau thì các gói tin CDP với nhiều thông tin về bản thân thiết bị sẽ được gửi đến các thiết bị kế cận nó để các thiết bị láng giềng có thể nắm bắt được thông tin lẫn nhau và lưu ý các cổng kết nối của các thiết cũng phải ở trạng thái up/up. Các gói tin CDP này được gửi theo định kỳ mặc định là 60s/lần.
Chúng ta sử dụng lệnh show cdp neighbors để hiển thị thông tin thu thập được. Sau đây là kết quả của lệnh trên trong mô hình mạng thực tế
Tương tự cơ chế của CDP, giao thức LLDP (Link Layer Discovery Protocol) là một giao thức hỗ trợ tiêu chuẩn IEEE 802.1ab có vai trò dùng để thu thập thông tin của các thiết bị láng giềng được kết nối trực tiếp với mình. LLDP cũng hoạt động ở Lớp Liên kết (Layer 2 trong mô hình OSI) giống với giao thức CDP. Do giao thức này không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ hãng nào do đó được sử dụng rộng rãi trên các hầu hết các thiết bị mạng hiện nay. Sau đây là ví dụ về các thông tin thu thập được bởi giao thức LLDP trong thực tế.
CDP (Cisco Discovery Protocol) là một giao thức độc quyền của Cisco và được sử trên hầu hết các thiết bị mạng của Cisco. Giao thức CDP hoạt động ở Lớp liên kết (Data Link – Layer 2) trong mô hình OSI cho phép thu thập thông tin về các thiết bị lân cận được kết nối trực tiếp với mình cụ thể như sau:
- Device ID: Tên của thiết bị láng giềng.
- Local Interface: Cổng đang sử dụng để kết nối đến thiết bị láng giềng.
- Capability: khả năng của thiết bị láng giềng
- Platform: Cho biết dòng sản phẩm (model) của thiết bị láng giềng.
- Port ID: Cổng của thiết bị láng giềng đang kết nối đến.
- Address list: danh sách địa chỉ IP của các thiết bị láng giềng.
- IOS version: Phiên bản hệ điều hành mà thiết bị láng giềng đang sử dụng.
Mặc định, giao thức CDP luôn được kích hoạt trên thiết bị Cisco. Khi các thiết bị Cisco được kết nối với nhau thì các gói tin CDP với nhiều thông tin về bản thân thiết bị sẽ được gửi đến các thiết bị kế cận nó để các thiết bị láng giềng có thể nắm bắt được thông tin lẫn nhau và lưu ý các cổng kết nối của các thiết cũng phải ở trạng thái up/up. Các gói tin CDP này được gửi theo định kỳ mặc định là 60s/lần.
Chúng ta sử dụng lệnh show cdp neighbors để hiển thị thông tin thu thập được. Sau đây là kết quả của lệnh trên trong mô hình mạng thực tế
Tương tự cơ chế của CDP, giao thức LLDP (Link Layer Discovery Protocol) là một giao thức hỗ trợ tiêu chuẩn IEEE 802.1ab có vai trò dùng để thu thập thông tin của các thiết bị láng giềng được kết nối trực tiếp với mình. LLDP cũng hoạt động ở Lớp Liên kết (Layer 2 trong mô hình OSI) giống với giao thức CDP. Do giao thức này không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ hãng nào do đó được sử dụng rộng rãi trên các hầu hết các thiết bị mạng hiện nay. Sau đây là ví dụ về các thông tin thu thập được bởi giao thức LLDP trong thực tế.
Trần Thảo Nguyên_Phòng kỹ thuật VnPro.