NHỮNG KỸ NĂNG IT CẦN THIẾT CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
“Bạn biết không, có rất nhiều người phát triển và sử dụng các kỹ năng CNTT nhưng lại không theo đuổi sự nghiệp về công nghệ” - Đăng vào ngày 3 tháng 5 năm 2021 bởi CertMag Staff
Tôi làm việc trong cả lĩnh vực kinh doanh và CNTT, tôi có thể cam đoan rằng, cho dù bạn chọn ngành nghề nào miễn bạn đang làm việc đúng đắn, đam mê thì bạn sẽ có một công việc thú vị và thành công sẽ đến với bạn.
Khi thế giới ngày càng bị ràng buộc nhiều hơn vào máy tính và công nghệ thông tin, chúng ta cần có một mức độ thông thạo về CNTT nhất định để duy trì công việc dù việc ấy không liên quan nhiều đến công nghệ. Việc trau dồi một số kỹ năng về CNTT hoặc liên quan đến mảng này sẽ rất hữu ích cho bạn, ngay cả khi sự nghiệp của bạn không nằm trong lĩnh vực CNTT. Với góc nhìn đó, chúng ta hãy thảo luận về một số kỹ năng, nếu được sử dụng đúng cách, sẽ giúp ích được cho sự nghiệp của bạn trong bất kỳ ngành nghề nào.
Đọc hiểu
Tôi là một người ham đọc sách.
Tôi đọc để cập nhật công nghệ mới nhất - không chỉ là những tiêu đề dưới dạng “self-help”, tôi đọc ngấu nghiến hàng đống sách kinh doanh và thỉnh thoảng đọc vài tiểu thuyết trinh thám. Nếu bạn muốn phát triển một nền tảng vững chắc trong lĩnh vực CNTT, thì bạn cần phải nỗ lực để bắt kịp các xu hướng và các chủ đề đang được quan tâm nhiều trong thế giới công nghệ.
Bạn không cần phải là một chuyên gia CNTT để đọc và nghiên cứu về CNTT. Việc duy trì sự tò mò, khám phá về những lĩnh vực bên ngoài sở trường của bạn là lời khuyên tốt cho bất kỳ nghề nghiệp nào. Nếu bạn cảm thấy thích thú khi học những điều mới và bạn thực sự muốn hiểu về nó, thì bạn sẽ có một vị trí vững vàng hơn cho dù chuyên môn của bạn là gì.
Các chuyên gia giỏi nhất trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có tính tò mò muốn khám phá quy trình hoạt động của các sự việc – giống như là nguyên lý tảng băng trôi. Một ví dụ dễ hình dung nhất trong lĩnh vực CNTT là biết cách xâm nhập (hacking) vào hệ thống máy tính có vô số ứng dụng. Nếu không có tính tò mò, thì các chuyên gia bảo mật không có khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp bảo mật để kiểm soát các quy trình của công ty.
Bạn càng đọc nhiều và hiểu biết về công nghệ, bạn sẽ càng hưởng nhiều lợi ích mang lại từ phần mềm và sản phẩm giúp nâng cao năng suất cuộc sống của bạn và mọi người. Bất kỳ chuyên gia nào biết cách sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có sẽ luôn tỏa sáng. Và những người lao động luôn quan tâm đến việc tìm kiếm các nguồn lực mới thường sẽ có lợi thế hơn.
Kỹ năng tìm ra cách thức giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng và thông minh (resource-fulness) đặc biệt hữu ích đối với những người có ít kinh nghiệm về công nghệ, hay những người có ý định thay đổi nghề nghiệp. Bạn không nhất thiết phải luôn có câu trả lời cho một vấn đề - bạn chỉ cần biết cách tìm ra nó. Hãy nuôi dưỡng tính tò mò và kỹ năng này (resourcefulness) mọi lúc bằng cách chăm chỉ đọc sách, tạp chí và tin tức công nghệ mới nhất.
Xử lý sự cố
Kỹ năng xử lý sự cố tốt không chỉ là điều cần thiết đối với CNTT mà còn là kỹ năng có thể áp dụng ở bất cứ đâu. Các chuyên gia có thể khó dạy bạn cách khắc phục sự cố nhưng một khi bạn có tính khám phá bạn sẽ luôn đi tìm nơi để tìm câu trả lời chính xác. Điều đó sẽ tốt hơn khi bạn có tất cả các câu trả lời đúng trong tay.
Bạn có thể trau dồi kỹ năng này với các trò chơi và câu đố. Hãy suy nghĩ về điều đó một chút: Đã bao giờ bạn nghe ai bảo bạn chơi nhiều game hơn chưa? Nếu bạn thích giải đố (solving puzzles), thì công việc về CNTT là các công việc tốt nhất. “Dân” công nghệ (tech people) lần đầu tiên có được cảm giác khắc phục sự cố bằng cách loay hoay với máy tính cá nhân, máy in hoặc điện thoại khi nó không hoạt động đúng theo chức năng của nó.
Do đó, hiểu được cách khắc phục vấn đề là một tài năng có giá trị ở bất cứ nơi đâu bạn đến. Rất nhiều kỹ năng về kỹ thuật (technical skills) cần thiết cho bạn, trong các ngành nghề kinh doanh khác nhau có thể được thu thập thông qua việc mày mò, thử và sai sót. Ngay cả khi bạn không sử dụng nó hàng ngày trong công việc, sự nhạy bén trong giải quyết vấn đề có thể giúp bạn bắt đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực chuyên môn.
Quản lý dự án tốt liên quan đến khả năng lập kế hoạch chuyên nghiệp, thiết lập và đạt được các mục tiêu, làm việc với đồng nghiệp để giải quyết các vấn đề của dự án. Năng khiếu tự nhiên về quản lý dự án sẽ được chào đón ở bất cứ đâu bạn xuất hiện và nhiều khía cạnh của quản lý dự án về cơ bản chỉ là kỹ năng khắc phục sự cố ở tầm vĩ mô.
Quản lý thiết bị (và thời gian)
Nếu bạn là một người thích đồ dùng công nghệ, thì hãy trở thành một người đam mê công nghệ. Đừng mua những thứ để người khác thiết lập và điều hành cho bạn. Nếu bạn muốn có chiếc iPhone mới, hãy học cách vận hành nó. Nếu bạn thích máy in màu sắc bắt mắt, thì hãy tìm hiểu nó. Có hiểu biết về thiết bị công nghệ cũng như thiết bị ngoại vi sẽ là một lợi ích to lớn cho sự phát triển cá nhân của bạn, đây chắc chắn là một kỹ năng CNTT sẽ giúp bạn trong sự nghiệp kinh doanh.
Có những kỹ năng tổ chức tốt (organizational skills) sẽ giúp ích cho bạn trong việc này. Đó là khả năng có tầm nhìn đặt ra mục tiêu chính xác những gì bạn muốn làm, giữ mọi thứ hoạt động theo kế hoạch. Làm việc có tổ chức sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và năng suất hơn trong công việc.
Nhiều ngành nghề kinh doanh rất năng động, mang lại cho bạn cơ hội chuyển sang nhiều dự án và các nhiệm vụ khác nhau.
Đa nhiệm có thể là một kỹ năng rất quan trọng, nhưng chỉ phù hợp khi bạn có thể tự tổ chức một cách tỉ mỉ.
Kỹ năng theo dõi những thứ như lịch trình và công việc hàng ngày là điều cần thiết do đó, bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ hàng ngày của mình một cách hiệu quả.
Bạn càng biết và hiểu nhiều về thiết bị quản lý phần mềm, bạn càng có khả năng sử dụng các công cụ năng suất và cộng tác tốt hơn để tối đa hóa kết quả chuyên môn của mình.
Quản lý máy tính và mạng
Đến đây, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn một chút về những gì chúng ta vừa đề cập, hiểu được các hoạt động của máy tính và mạng là một tài sản to lớn đối với sự nghiệp kinh doanh. Cần phải tìm hiểu nhiều hơn để nâng cao hiểu biết cơ bản về những gì máy tính và mạng hoạt động và cách chúng tương tác với nhau như thế nào.
Tôi không đồng ý với ý kiến, “Tôi lái một chiếc ô tô, nhưng tôi không biết cách nó hoạt đồng như thế nào.” Đó là một cách sống không tốt. Sẽ luôn luôn tốt hơn nếu bạn chủ động phân tích hoạt động của môi trường xung quanh, bởi vì có một tư duy phân tích sẽ mang lại cho bạn lợi thế hơn là khi bạn mong đợi được gợi ý để tìm ra giải pháp cho các vấn đề dai dẳng.
Bất cứ điều gì bạn làm để nâng cao nhận thức về máy tính cũng như những thành phần cơ bản của mạng sẽ củng cố tư duy phân tích của bạn. Bạn sẽ cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và thậm chí xác định chúng trước khi chúng phát sinh.
Một số ví dụ phổ biến về khả năng phân tích bao gồm khả năng tạo (create) - và đọc (read) - bảng tổng hợp (pivot tables) trong một bảng tính (spreadsheet), xác định xu hướng theo thời gian cũng như xác định các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động (Key Performance Indicator - KPI). Một điều quan trọng nữa là học cách xác định các điều quan trọng và loại bỏ các yếu tố không cần thiết khỏi tập dữ liệu của bạn.
Khả năng thích ứng
Đây có lẽ là lĩnh vực mà tôi dành nhiều thời gian và công sức nhất để phát triển bản thân. Mặc dù nó vốn không phải là một kỹ năng CNTT, nhưng các chuyên gia CNTT thường xuất sắc trong lĩnh vực này. Bạn có thể cải thiện khả năng thích ứng của mình bằng cách đặt mình vào những tình huống đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn. Dù bạn có lên kế hoạch hay không, hầu như bất kỳ công việc nào bạn làm đều đòi hỏi bạn phải thay đổi để đạt được thành công.
Các nhà tuyển dụng trong tất cả các ngành nghề đang tìm kiếm khả năng thích ứng của ứng viên. Những nhân viên trong vai trò lãnh đạo (leader) thường phải xoay xở trong những trường hợp bất thường mà không có hướng dẫn rõ ràng. Họ phải học cách dựa vào phán đoán của chính mình và có sự tự tin để đưa ra những quyết định khó khăn.
Nếu bạn là một người học hỏi nhanh, điều đó thường một phần là do khả năng thích ứng của bạn. Bạn có thể phát triển thêm kỹ năng thích ứng của mình bằng cách thử những điều mới và thử thách khả năng giải quyết vấn đề trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Kỹ năng mềm
Các chuyên gia trong mọi ngành nghề đều cần phải có kỹ năng mềm. Không chỉ ở lĩnh vực CNTT bạn có thể học kỹ năng này tốt hơn ở nhiều lĩnh vực khác.
Tôn trọng và quan tâm giúp đỡ người khác là chìa khóa của bất kỳ doanh ng-hiệp nào. Mặc dù theo truyền thống, CNTT không được coi là một lĩnh vực “trợ giúp” như y học hoặc công tác xã hội, nhưng phần lớn hầu hết mọi công việc công nghệ đều liên quan đến việc giúp đỡ mọi người, cho dù bạn đang tạo ra công nghệ mới giúp cuộc sống của mọi người dễ dàng hơn hay giúp mọi người tìm ra cách giải quyết các rào cản công nghệ.
CNTT thường mang tính chất cộng tác và làm việc theo nhóm, đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong số các kỹ năng mềm. Trong bất kỳ khoảng thời gian nào bạn tham gia vào việc học CNTT, bạn có thể mang lại lợi ích to lớn cho bản thân bằng cách học hợp tác và làm việc nhóm với những người khác.
Một lần nữa tôi xin được nhấn manh: Bất kể bạn làm việc gì, miễn là bạn đang làm những điều tốt đẹp với những lý do chính đáng, thành công sẽ luôn đến với bạn. Việc học về CNTT của bạn có thể chỉ dừng lại ở việc tham gia một lớp học cách sử dụng các phần mềm thông dụng như Microsoft Office. Nhưng nếu bạn dành một chút thời gian cho các kỹ năng CNTT mà chúng ta đã thảo luận, thì bạn sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công trong bất kỳ ngành nghề nào.
Thông tin về tác giả
Tạp chí Chứng nhận (Certification Magazine) được ra mắt vào năm 1999 và vẫn được in cho đến giữa năm 2008. Việc xuất bản đã được khởi động lại hàng quý vào tháng 2 năm 2014.
Nhựt Trần.
“Bạn biết không, có rất nhiều người phát triển và sử dụng các kỹ năng CNTT nhưng lại không theo đuổi sự nghiệp về công nghệ” - Đăng vào ngày 3 tháng 5 năm 2021 bởi CertMag Staff
Tôi làm việc trong cả lĩnh vực kinh doanh và CNTT, tôi có thể cam đoan rằng, cho dù bạn chọn ngành nghề nào miễn bạn đang làm việc đúng đắn, đam mê thì bạn sẽ có một công việc thú vị và thành công sẽ đến với bạn.
Khi thế giới ngày càng bị ràng buộc nhiều hơn vào máy tính và công nghệ thông tin, chúng ta cần có một mức độ thông thạo về CNTT nhất định để duy trì công việc dù việc ấy không liên quan nhiều đến công nghệ. Việc trau dồi một số kỹ năng về CNTT hoặc liên quan đến mảng này sẽ rất hữu ích cho bạn, ngay cả khi sự nghiệp của bạn không nằm trong lĩnh vực CNTT. Với góc nhìn đó, chúng ta hãy thảo luận về một số kỹ năng, nếu được sử dụng đúng cách, sẽ giúp ích được cho sự nghiệp của bạn trong bất kỳ ngành nghề nào.
Đọc hiểu
Tôi là một người ham đọc sách.
Tôi đọc để cập nhật công nghệ mới nhất - không chỉ là những tiêu đề dưới dạng “self-help”, tôi đọc ngấu nghiến hàng đống sách kinh doanh và thỉnh thoảng đọc vài tiểu thuyết trinh thám. Nếu bạn muốn phát triển một nền tảng vững chắc trong lĩnh vực CNTT, thì bạn cần phải nỗ lực để bắt kịp các xu hướng và các chủ đề đang được quan tâm nhiều trong thế giới công nghệ.
Bạn không cần phải là một chuyên gia CNTT để đọc và nghiên cứu về CNTT. Việc duy trì sự tò mò, khám phá về những lĩnh vực bên ngoài sở trường của bạn là lời khuyên tốt cho bất kỳ nghề nghiệp nào. Nếu bạn cảm thấy thích thú khi học những điều mới và bạn thực sự muốn hiểu về nó, thì bạn sẽ có một vị trí vững vàng hơn cho dù chuyên môn của bạn là gì.
Các chuyên gia giỏi nhất trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có tính tò mò muốn khám phá quy trình hoạt động của các sự việc – giống như là nguyên lý tảng băng trôi. Một ví dụ dễ hình dung nhất trong lĩnh vực CNTT là biết cách xâm nhập (hacking) vào hệ thống máy tính có vô số ứng dụng. Nếu không có tính tò mò, thì các chuyên gia bảo mật không có khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp bảo mật để kiểm soát các quy trình của công ty.
Bạn càng đọc nhiều và hiểu biết về công nghệ, bạn sẽ càng hưởng nhiều lợi ích mang lại từ phần mềm và sản phẩm giúp nâng cao năng suất cuộc sống của bạn và mọi người. Bất kỳ chuyên gia nào biết cách sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có sẽ luôn tỏa sáng. Và những người lao động luôn quan tâm đến việc tìm kiếm các nguồn lực mới thường sẽ có lợi thế hơn.
Kỹ năng tìm ra cách thức giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng và thông minh (resource-fulness) đặc biệt hữu ích đối với những người có ít kinh nghiệm về công nghệ, hay những người có ý định thay đổi nghề nghiệp. Bạn không nhất thiết phải luôn có câu trả lời cho một vấn đề - bạn chỉ cần biết cách tìm ra nó. Hãy nuôi dưỡng tính tò mò và kỹ năng này (resourcefulness) mọi lúc bằng cách chăm chỉ đọc sách, tạp chí và tin tức công nghệ mới nhất.
Xử lý sự cố
Kỹ năng xử lý sự cố tốt không chỉ là điều cần thiết đối với CNTT mà còn là kỹ năng có thể áp dụng ở bất cứ đâu. Các chuyên gia có thể khó dạy bạn cách khắc phục sự cố nhưng một khi bạn có tính khám phá bạn sẽ luôn đi tìm nơi để tìm câu trả lời chính xác. Điều đó sẽ tốt hơn khi bạn có tất cả các câu trả lời đúng trong tay.
Bạn có thể trau dồi kỹ năng này với các trò chơi và câu đố. Hãy suy nghĩ về điều đó một chút: Đã bao giờ bạn nghe ai bảo bạn chơi nhiều game hơn chưa? Nếu bạn thích giải đố (solving puzzles), thì công việc về CNTT là các công việc tốt nhất. “Dân” công nghệ (tech people) lần đầu tiên có được cảm giác khắc phục sự cố bằng cách loay hoay với máy tính cá nhân, máy in hoặc điện thoại khi nó không hoạt động đúng theo chức năng của nó.
Do đó, hiểu được cách khắc phục vấn đề là một tài năng có giá trị ở bất cứ nơi đâu bạn đến. Rất nhiều kỹ năng về kỹ thuật (technical skills) cần thiết cho bạn, trong các ngành nghề kinh doanh khác nhau có thể được thu thập thông qua việc mày mò, thử và sai sót. Ngay cả khi bạn không sử dụng nó hàng ngày trong công việc, sự nhạy bén trong giải quyết vấn đề có thể giúp bạn bắt đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực chuyên môn.
Quản lý dự án tốt liên quan đến khả năng lập kế hoạch chuyên nghiệp, thiết lập và đạt được các mục tiêu, làm việc với đồng nghiệp để giải quyết các vấn đề của dự án. Năng khiếu tự nhiên về quản lý dự án sẽ được chào đón ở bất cứ đâu bạn xuất hiện và nhiều khía cạnh của quản lý dự án về cơ bản chỉ là kỹ năng khắc phục sự cố ở tầm vĩ mô.
Quản lý thiết bị (và thời gian)
Nếu bạn là một người thích đồ dùng công nghệ, thì hãy trở thành một người đam mê công nghệ. Đừng mua những thứ để người khác thiết lập và điều hành cho bạn. Nếu bạn muốn có chiếc iPhone mới, hãy học cách vận hành nó. Nếu bạn thích máy in màu sắc bắt mắt, thì hãy tìm hiểu nó. Có hiểu biết về thiết bị công nghệ cũng như thiết bị ngoại vi sẽ là một lợi ích to lớn cho sự phát triển cá nhân của bạn, đây chắc chắn là một kỹ năng CNTT sẽ giúp bạn trong sự nghiệp kinh doanh.
Có những kỹ năng tổ chức tốt (organizational skills) sẽ giúp ích cho bạn trong việc này. Đó là khả năng có tầm nhìn đặt ra mục tiêu chính xác những gì bạn muốn làm, giữ mọi thứ hoạt động theo kế hoạch. Làm việc có tổ chức sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và năng suất hơn trong công việc.
Nhiều ngành nghề kinh doanh rất năng động, mang lại cho bạn cơ hội chuyển sang nhiều dự án và các nhiệm vụ khác nhau.
Đa nhiệm có thể là một kỹ năng rất quan trọng, nhưng chỉ phù hợp khi bạn có thể tự tổ chức một cách tỉ mỉ.
Kỹ năng theo dõi những thứ như lịch trình và công việc hàng ngày là điều cần thiết do đó, bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ hàng ngày của mình một cách hiệu quả.
Bạn càng biết và hiểu nhiều về thiết bị quản lý phần mềm, bạn càng có khả năng sử dụng các công cụ năng suất và cộng tác tốt hơn để tối đa hóa kết quả chuyên môn của mình.
Quản lý máy tính và mạng
Đến đây, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn một chút về những gì chúng ta vừa đề cập, hiểu được các hoạt động của máy tính và mạng là một tài sản to lớn đối với sự nghiệp kinh doanh. Cần phải tìm hiểu nhiều hơn để nâng cao hiểu biết cơ bản về những gì máy tính và mạng hoạt động và cách chúng tương tác với nhau như thế nào.
Tôi không đồng ý với ý kiến, “Tôi lái một chiếc ô tô, nhưng tôi không biết cách nó hoạt đồng như thế nào.” Đó là một cách sống không tốt. Sẽ luôn luôn tốt hơn nếu bạn chủ động phân tích hoạt động của môi trường xung quanh, bởi vì có một tư duy phân tích sẽ mang lại cho bạn lợi thế hơn là khi bạn mong đợi được gợi ý để tìm ra giải pháp cho các vấn đề dai dẳng.
Bất cứ điều gì bạn làm để nâng cao nhận thức về máy tính cũng như những thành phần cơ bản của mạng sẽ củng cố tư duy phân tích của bạn. Bạn sẽ cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và thậm chí xác định chúng trước khi chúng phát sinh.
Một số ví dụ phổ biến về khả năng phân tích bao gồm khả năng tạo (create) - và đọc (read) - bảng tổng hợp (pivot tables) trong một bảng tính (spreadsheet), xác định xu hướng theo thời gian cũng như xác định các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động (Key Performance Indicator - KPI). Một điều quan trọng nữa là học cách xác định các điều quan trọng và loại bỏ các yếu tố không cần thiết khỏi tập dữ liệu của bạn.
Khả năng thích ứng
Đây có lẽ là lĩnh vực mà tôi dành nhiều thời gian và công sức nhất để phát triển bản thân. Mặc dù nó vốn không phải là một kỹ năng CNTT, nhưng các chuyên gia CNTT thường xuất sắc trong lĩnh vực này. Bạn có thể cải thiện khả năng thích ứng của mình bằng cách đặt mình vào những tình huống đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn. Dù bạn có lên kế hoạch hay không, hầu như bất kỳ công việc nào bạn làm đều đòi hỏi bạn phải thay đổi để đạt được thành công.
Các nhà tuyển dụng trong tất cả các ngành nghề đang tìm kiếm khả năng thích ứng của ứng viên. Những nhân viên trong vai trò lãnh đạo (leader) thường phải xoay xở trong những trường hợp bất thường mà không có hướng dẫn rõ ràng. Họ phải học cách dựa vào phán đoán của chính mình và có sự tự tin để đưa ra những quyết định khó khăn.
Nếu bạn là một người học hỏi nhanh, điều đó thường một phần là do khả năng thích ứng của bạn. Bạn có thể phát triển thêm kỹ năng thích ứng của mình bằng cách thử những điều mới và thử thách khả năng giải quyết vấn đề trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Kỹ năng mềm
Các chuyên gia trong mọi ngành nghề đều cần phải có kỹ năng mềm. Không chỉ ở lĩnh vực CNTT bạn có thể học kỹ năng này tốt hơn ở nhiều lĩnh vực khác.
Tôn trọng và quan tâm giúp đỡ người khác là chìa khóa của bất kỳ doanh ng-hiệp nào. Mặc dù theo truyền thống, CNTT không được coi là một lĩnh vực “trợ giúp” như y học hoặc công tác xã hội, nhưng phần lớn hầu hết mọi công việc công nghệ đều liên quan đến việc giúp đỡ mọi người, cho dù bạn đang tạo ra công nghệ mới giúp cuộc sống của mọi người dễ dàng hơn hay giúp mọi người tìm ra cách giải quyết các rào cản công nghệ.
CNTT thường mang tính chất cộng tác và làm việc theo nhóm, đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong số các kỹ năng mềm. Trong bất kỳ khoảng thời gian nào bạn tham gia vào việc học CNTT, bạn có thể mang lại lợi ích to lớn cho bản thân bằng cách học hợp tác và làm việc nhóm với những người khác.
Một lần nữa tôi xin được nhấn manh: Bất kể bạn làm việc gì, miễn là bạn đang làm những điều tốt đẹp với những lý do chính đáng, thành công sẽ luôn đến với bạn. Việc học về CNTT của bạn có thể chỉ dừng lại ở việc tham gia một lớp học cách sử dụng các phần mềm thông dụng như Microsoft Office. Nhưng nếu bạn dành một chút thời gian cho các kỹ năng CNTT mà chúng ta đã thảo luận, thì bạn sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công trong bất kỳ ngành nghề nào.
Thông tin về tác giả
Tạp chí Chứng nhận (Certification Magazine) được ra mắt vào năm 1999 và vẫn được in cho đến giữa năm 2008. Việc xuất bản đã được khởi động lại hàng quý vào tháng 2 năm 2014.
Nhựt Trần.