1. Cloud Computing
- Điện toán đám mây là việc cung cấp tài nguyên cho người dùng thông qua kết nối Internet. Nguồn tài nguyên đó có thể là phần mềm, phần cứng, hạ tầng mạng, máy chủ,…
- Trước đây khi muốn lưu dữ liệu phải mua ổ cứng, tránh các rủi ro về mất mát dữ liệu thì phải sao lưu thường xuyên, sao chép sao ổ dự phòng. Điện toán đám mây giúp giải quyết việc phải tự quản lý phần cứng và phần mềm. Khi lưu dữ liệu: Không cần phải nhớ tập tin lưu trên ổ cứng nào, đỡ mất thời gian khi muốn làm mới dữ liệu sao lưu bằng cách sử dụng OneDrive, Google Drive. Vào trình duyệt truy cập vào ứng dụng mà không cần phải quan tâm nó cài đặt như thế nào…, giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian.
2. Virtualization
- Ảo hóa mạng là phân chia một máy chủ thực thành nhiều máy chủ logic, khi đó mỗi máy chủ logic có thể chạy một hệ điều hành và các ứng dụng độc lập. Đây là công nghệ thiết kế nhằm tạo ra lớp trung gian giữa hệ thống phần cứng và phần mềm, cho phép chia tài nguyên trên máy chủ vật lý thành những máy chủ ảo có hệ điều hành riêng để tránh xung đột.
- Ví dụ như kết hợp các tài nguyên sẵn có trong mạng bằng cách chia băng thông thành các kênh độc lập, mỗi kênh đó có thể gán cho một máy chủ, thiết bị cụ thể theo thời gian thực để tránh chiếm dụng băng thông.
- Trở thành xu hướng chung của hầu hết các doanh nghiệp, giúp giảm thiểu chi phí trang bị phần cúng và tận dụng tối đa năng lực của hệ thống.
3. Virtual Network Infrastructure
- Ảo hóa hạ tầng mạng là sự mô phỏng hoàn toàn hạ tầng mạng vật lý dựa trên phần mềm. Cung cấp những tính năng tương tự như hạ tầng mạng vật lý bao gồm các hoạt động và phần cứng độc lập, cấp phát tài nguyên nhanh chóng, triển khai liên tục, bảo trì tự động hóa và hỗ trợ ứng dụng mới.
- Có các thiết bị và dịch vụ hạ tầng mạng có logic – port, switch, router, tường lửa, cân bằng tải, VPN để kết nối các công việc. Ứng dụng chạy trên mạng ảo hóa cũng tương tự hoàn toàn như chạy trên hạ tầng mạng vật lý.
4. Software-Defined Networking
- SDN là kiến trúc mới nhằm mục đích làm cho mạng trở nên linh hoạt hơn, cho phép người quản trị nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh thay đổi thông qua một bộ điều khiển tập trung.
- SDN chia tách độc lập 2 cơ chế tồn tại trong cùng một thiết bị mạng: cơ chế điều khiển (Control Plane) và cơ chế chuyển tiếp dữ liệu (Data Plane)
- SDN được chia thành 3 phần lớn: Application Layer, Control Layer, Infrastructure Layer. Các phần này sẽ liên kết với nhau thông qua các giao thức hoặc các API.
- Ở hệ thống mạng truyền thống, đa số các thiết bị mạng và giao thức của các nhà sản xuất khác nhau sẽ có các giải pháp khác nhau, điều này tạo ra sự phân mảnh hệ thống mạng. Còn với SDN, việc điều khiển được tập trung tại Controller Layer, các thiết bị mạng chỉ có nhiêm vụ chuyển tiếp gói tin do đó sự khác biệt giữa các nhà sản xuất không ảnh hưởng đến hệ thống mạng.
- Người quản trị khi quản lý thiết bị ở nhiều chi nhánh không cần phải có mặt trực tiếp tại thiết bị mạng để cấu hình mà chỉ cần thông qua các API đã được cung cấp.