Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

OSPFv3 cho IPv6

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • OSPFv3 cho IPv6

    OSPFv3 cho IPv6

    OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết được triển khai dựa trên các chuẩn mở. OSPF được mô tả trong nhiều RFC của IETF (Internet Engineering Task Force). Chuẩn mở ở đây có nghĩa là OSPF được sử dụng trên tất cả thiết bị định tuyến của nhiều nhà sản xuất khác nhau, không có tính độc quyền.

    Nếu so sánh với RIP version 1 và version 2 thì OSPF là một giao thức định tuyến nội (IGP) tốt hơn vì khả năng mở rộng của nó. RIP chỉ giới hạn trong 15 hop, hội tụ chậm và đôi khi chọn đường có tốc độ chậm vì khi quyết định chọn đường nó không quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như băng thông. OSPF khắc phục được các nhược điểm của RIP và nó là một giao thức định tuyến mạnh, có khả năng mở rộng, phù hợp với các hệ thống mạng hiện đại. OSPF có thể được cấu hình từ đơn vùng cho mạng nhỏ cho đến đa vùng sử dụng cho các mạng vừa và lớn.


    • Hoạt động của OSPFv3

    OSPFv3 là một giao thức định tuyến cho IPv6. Hoạt động của nó vẫn dựa trên OSPFv2 và có gia tăng thêm một số tính năng. OSPF là một giao thức định tuyến đường liên kết (link-state), trái ngược với một giao thức vector khoảng cách. Ở đây, một link như là một Interface trên thiết bị mạng.Một giao thức link-state quyết định tuyến đường dựa trên trạng thái của các liên kết kết nối từ nguồn đến đích. Trạng thái của một liên kết được mô tả là mối quan hệ hàng xóm của interface đó với các thiết bị mạng lân cận.

    Các thông tin interface bao gồm các IPv6 prefix của Interface, các loại mạng mà nó được kết nối tới, các bộ định tuyến kết nối với mạng đó. Thông tin này được lan truyền trong các gói tin gọi là Link-state advertisements (LSAs). Một tập các dữ liệu LSA trên mỗi router được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu link-state (LSDB). Nội dung từ cơ sở dữ liệu đó được sử dụng cho thuật toán Dijkstra, kết quả cuối cùng là tạo ra các bảng định tuyến OSPF.
    Nguyễn Đình Việt – VnPro



    Phan Trung Tín
    Email: phantrungtin@vnpro.org
    .
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
    Tel: (028) 35124257 (028) 36222234
    Fax: (028) 35124314

    Home Page: http://www.vnpro.vn
    Forum: http://www.vnpro.org
    Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
    LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Videos: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog
    Facebook: http://facebook.com/VnPro
    Zalo: https://zalo.me/1005309060549762169
    ​​​​​​

  • #2
    cho mình hỏi cấu hình redistribute ospfv3 với process id khác nhau làm như nào ạ

    Comment


    • #3
      Chào bạn,
      Mình cũng chưa hiểu ý bạn lắm ạ. Cấu hình redistribute cho mỗi process id khác nhau trên cùng 1 thiết bị thì là mỗi tiến trình khác nhau ạ.Ví dụ mình có Router R1 nằm giữa, R2 và R3 kết nối về R1, R1 với R2 thì chạy ospf 1, R1 với R3 thì chạy ospf 2. Giả sử, có thêm R4 nối với R1 chạy EIGRP thì khi bạn vào R1: router ospf 1 và thực hiện redistribute từ EIGRP vào và ngược lại thì lúc này chỉ có R2 nhận đc route từ bên ngoài là EIGRP còn R3 thì sẽ không học được những route này. Đây là ý kiến của mình, nếu có sai xót chỗ nào mong bạn góp ý cho.
      Cảm ơn bạn!

      Comment

      Working...
      X