1. Cáp đôi dây xoắn (Twisted pair cable)
Cáp đôi dây xoắn là cáp gồm 2 dây đồng xoắn để tránh gây nhiễu cho các đôi dây khác, có thể kéo dài tới vài km mà không cần khuếch đại. Giải tần trên cáp dây xoắn đạt khoảng 300-4000Hz, tốc độ truyền đạt vài kbps đến vài Mbps.
Cáp xoắn có 2 loại:
+ Loại có vỏ bọc kim loại để tăng cường chống nhiễu được gọi là STP – Shielded Twisted Pair. Loại này trong vỏ bọc kim loại có thể có nhiều đôi dây. Về lý thuyết thì loại cáp này có thể đạt được tốc độ truyền là 500Mb/s nhưng thực tế thì lại thấp hơn rất nhiều.
STP cable
+ Loại không bọc kim loại gọi là UTP - Unshielded Twisted Pair. Chất lượng kém hơn STP nhưng rất rẻ.Cáp UTP được chia thành 5 hạng tuỳ theo tốc độ truyền. Cáp loại 3 dùng cho điện thoại. Cáp loại 5 có thể đạt tốc độ truyền là 100Mb/s rất hay dùng trong các mạng cục bộ vì chúng rất rẻ và tiện dụng.cáp này có 4 đôi dây cùng nằm trong một vỏ bọc.
UTP cable
2. Cáp đồng trục (coaxial cable)
Là cáp mà hai dây của nó có lõi lồng nhau, lõi ngoài là lưới kim loại . Khả năng chống nhiễu rất tốt nên có thể sử dụng với chiều dài từ vài trăm mét đến vài km. Có hai loại được dùng nhiều là loại trở kháng 50 ohm và 70 ohm.
Cáp đồng trục
Dải thông của cáp này còn phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Với khoảng cách 1 km có thể đạt tốc độ truyền từ 1–2 Gbps. Cáp đồng trục băng tần cơ sở thường dùng cho các mạng cục bộ. Có thể nối cáp bằng các đầu nối theo chuẩn BNC có hình chữ T.
Ở Việt Nam người ta hay gọi cáp này là cáp gầy do dịch từ tên trong tiếng Anh là ‘Thin Ethernet”. Một loại cáp khác có tên là “Thick Ethernet” mà ta gọi là cáp béo. Loại này thường có màu vàng. Người ta không nối cáp bằng các đầu nối chữ T như cáp gầy mà nối qua các kẹp bấm vào dây. Cứ 2,5m lại có đánh dấu để nối dây (nếu cần). Từ kẹp đó người ta gắn các tranceiver rồi nối vào máy tính.
3. Cáp quang (Optical fiber cable)
Dùng để truyền các xung ánh sáng trong lòng một sợi thuỷ tinh phản xạ toàn phần. Môi trường cáp quang rất lý tưởng vì:
+ Xung ánh sáng có thể đi hàng trăm km mà không giảm cường độ sáng
+ Dải thông rất cao vì tần số ánh sáng dùng đối với cáp quang cỡ khoảng 1014 –1016
+ An toàn và bí mật, không bị nhiễu điện từ
Chỉ có hai nhược điểm là khó nối dây và giá thành cao.
Optical fiber cable
Cáp quang cũng có hai loại:
+ Loại đa mode (multimode fiber): khi góc tới thành dây dẫn lớn đến một mức nào đó thì có hiện tượng phản xạ toàn phần. Các cáp đa mode có đường kính khoảng 50 µ và có thể cho phép truyền xa tới hàng trăm km mà không cần phải khuếch đại.
+ Loại đơn mode (singlemode fiber): khi đường kính dây dẫn bằng bước sóngthì cáp quang giống như một ống dẫn sóng, không có hiện tượng phản xạ nhưng chỉ cho một tia đi. Loại này có đường kính khoản 8µm và phải dùng diode laser.
Nguyễn Thanh Hòa – VnPro
Email: phantrungtin@vnpro.org
.
Trung Tâm Tin Học VnPro 149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM Tel: (028) 35124257 (028) 36222234 Fax: (028) 35124314 Home Page: http://www.vnpro.vn Forum: http://www.vnpro.org Twitter: https://twitter.com/VnVnpro LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro |
- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet - Phát hành sách chuyên môn - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng Videos: http://www.dancisco.com Blog: http://www.vnpro.org/blog Facebook: http://facebook.com/VnPro Zalo: https://zalo.me/1005309060549762169 |