1. Mô tả VTP
Trong một mạng doanh nghiệp với nhiều thiết bị Switch kết nối với nhau, duy trì một danh sách VLAN trên các thiết bị Switch có thể cồng kềnh và có khả năng dễ gây lỗi. Các VLAN Trunking Protocol (VTP) được thiết lập để giải quyết các vấn đề này.
VTP là giao thức của Cisco giúp cho việc duy trì cấu hình VLAN nhất quán giữa toàn bộ Switch trong mạng. VTP sử dụng gói trunk lớp 2 quản lý các bổ sung, xóa bỏ và thay đổi tên của VLAN trên tất cả các Switch trong một miền VTP. Các Switch chia sẻ trong một miền VTP thông qua trao đổi VTP updates để phân phối bản cập nhật và đồng bộ hóa thông tin VLAN.
Thông điệp VTP được đóng gói trong một chuẩn Cisco là giao thức ISL hoặc IEEE 802.1Q và sau đó đi qua các liên kết trung kế tới các thiết bị khác. Đồng thời, VTP cho phép tập trung thông tin về sự thay đổi từ tất cả các Switch trong một hệ thống mạng.
Bất kỳ Switch nào tham gia vào sự trao đổi VTP đều có thể nhận biết và sử dụng bất cứ VLAN nào mà VTP quản lý. Với VTP, cấu hình VLAN được duy trì dễ dàng bằng Admin domain. VTP có những thuộc tính sau:
• Đây là một giao thức độc quyền của Cisco
• Chỉ quảng cáo VLAN 1 đến 1005
• Tin cập nhật chỉ được trao đổi qua các liên kết trung kế
• Mỗi Switch hoạt động trong một chế độ VTP được cấu hình để xác định cách cập nhật gửi và nhận thông tin VLAN.
Các Switch sử dụng giao thức VTP thì trên mỗi cổng trung kế của nó có:
• Miền quản lý (Management domain)
• Số cấu hình
• Biết được VLAN và các thông số cụ thể.
2. Lợi ích của VTP
VTP cung cấp các lợi ích sau:
• Cấu hình đúng các VLAN qua mạng
• Hệ thống ánh xạ cho phép 1 VLAN được trunk qua các môi trường truyền hỗn hợp. Giống như ánh xạ các VLAN Ethernet tới các đường truyền tốc độ cao như ATM, LANE, hoặc FDDI.
• Theo dõi chính xác kiểm tra VLAN
• Báo động về việc thêm vào các VLAN
• Dễ dàng thêm mới VLAN
3. Miền VTP
Thiết bị Switch chia sẻ thông tin VLAN được tổ chức thành các nhóm logic gọi là miền quản lý VTP. Một Switch chỉ có thể có một miền VTP và chia sẻ thông tin VLAN với các Switch khác trong miền. Tuy nhiên các Switch trong các miền VTP khác nhau không chia sẻ thông tin VTP.
Các thông tin VLAN trao đổi giữa các thiết bị Switch trong cùng một tên miền phụ thuộc vào chế độ VTP của Switch. Mỗi Switch chạy giao thức VTP đều phải là thành viên của một miền VTP. Các Switch trong một miền VTP quảng bá một vài thuộc tính đến các miền lân cận như: miền quản lý VTP, số VTP, VLAN và các tham số đặc trưng của VLAN.
Khi một VLAN được thêm vào một Switch trong một miền quản lý thì các Switch khác được cho biết về VLAN mới này qua việc quảng bá VTP. Tất cả Switch trong một miền đều có thể sẵn sàng nhận lưu lượng trên cổng trung kế sử dụng VLAN mới. Khi truyền đi bản tin VTP tới Switch khác trong mạng , bản tin VTP được đóng gói trong frame theo chuẩn 802.1Q hoặc ISL.
Các thông tin sau sẽ được tìm thấy trong bản tin VTP:
• Phiên bản giao thức VTP (1 hoặc 2)
• Loại bản tin VTP (1 trong 4 kiểu)
• Độ dài tên miền quản lý
• Tên miền quản lý
Để một miền VTP có thể hoạt động cần có các điều kiện sau:
• Mỗi Switch trong một miền phải có cùng tên miền VTP
• Các Switch phải kết nối liên tục với nhau
• Đường trunk giữa các Switch phải được cấu hình
Trong một mạng doanh nghiệp với nhiều thiết bị Switch kết nối với nhau, duy trì một danh sách VLAN trên các thiết bị Switch có thể cồng kềnh và có khả năng dễ gây lỗi. Các VLAN Trunking Protocol (VTP) được thiết lập để giải quyết các vấn đề này.
VTP là giao thức của Cisco giúp cho việc duy trì cấu hình VLAN nhất quán giữa toàn bộ Switch trong mạng. VTP sử dụng gói trunk lớp 2 quản lý các bổ sung, xóa bỏ và thay đổi tên của VLAN trên tất cả các Switch trong một miền VTP. Các Switch chia sẻ trong một miền VTP thông qua trao đổi VTP updates để phân phối bản cập nhật và đồng bộ hóa thông tin VLAN.
Thông điệp VTP được đóng gói trong một chuẩn Cisco là giao thức ISL hoặc IEEE 802.1Q và sau đó đi qua các liên kết trung kế tới các thiết bị khác. Đồng thời, VTP cho phép tập trung thông tin về sự thay đổi từ tất cả các Switch trong một hệ thống mạng.
Bất kỳ Switch nào tham gia vào sự trao đổi VTP đều có thể nhận biết và sử dụng bất cứ VLAN nào mà VTP quản lý. Với VTP, cấu hình VLAN được duy trì dễ dàng bằng Admin domain. VTP có những thuộc tính sau:
• Đây là một giao thức độc quyền của Cisco
• Chỉ quảng cáo VLAN 1 đến 1005
• Tin cập nhật chỉ được trao đổi qua các liên kết trung kế
• Mỗi Switch hoạt động trong một chế độ VTP được cấu hình để xác định cách cập nhật gửi và nhận thông tin VLAN.
Các Switch sử dụng giao thức VTP thì trên mỗi cổng trung kế của nó có:
• Miền quản lý (Management domain)
• Số cấu hình
• Biết được VLAN và các thông số cụ thể.
2. Lợi ích của VTP
VTP cung cấp các lợi ích sau:
• Cấu hình đúng các VLAN qua mạng
• Hệ thống ánh xạ cho phép 1 VLAN được trunk qua các môi trường truyền hỗn hợp. Giống như ánh xạ các VLAN Ethernet tới các đường truyền tốc độ cao như ATM, LANE, hoặc FDDI.
• Theo dõi chính xác kiểm tra VLAN
• Báo động về việc thêm vào các VLAN
• Dễ dàng thêm mới VLAN
3. Miền VTP
Thiết bị Switch chia sẻ thông tin VLAN được tổ chức thành các nhóm logic gọi là miền quản lý VTP. Một Switch chỉ có thể có một miền VTP và chia sẻ thông tin VLAN với các Switch khác trong miền. Tuy nhiên các Switch trong các miền VTP khác nhau không chia sẻ thông tin VTP.
Các thông tin VLAN trao đổi giữa các thiết bị Switch trong cùng một tên miền phụ thuộc vào chế độ VTP của Switch. Mỗi Switch chạy giao thức VTP đều phải là thành viên của một miền VTP. Các Switch trong một miền VTP quảng bá một vài thuộc tính đến các miền lân cận như: miền quản lý VTP, số VTP, VLAN và các tham số đặc trưng của VLAN.
Khi một VLAN được thêm vào một Switch trong một miền quản lý thì các Switch khác được cho biết về VLAN mới này qua việc quảng bá VTP. Tất cả Switch trong một miền đều có thể sẵn sàng nhận lưu lượng trên cổng trung kế sử dụng VLAN mới. Khi truyền đi bản tin VTP tới Switch khác trong mạng , bản tin VTP được đóng gói trong frame theo chuẩn 802.1Q hoặc ISL.
Các thông tin sau sẽ được tìm thấy trong bản tin VTP:
• Phiên bản giao thức VTP (1 hoặc 2)
• Loại bản tin VTP (1 trong 4 kiểu)
• Độ dài tên miền quản lý
• Tên miền quản lý
Để một miền VTP có thể hoạt động cần có các điều kiện sau:
• Mỗi Switch trong một miền phải có cùng tên miền VTP
• Các Switch phải kết nối liên tục với nhau
• Đường trunk giữa các Switch phải được cấu hình