LAN (viết tắt từ tên tiếng Anh Local Area Network, "mạng máy tính cục bộ") là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, …).
Các máy tính trong mạng LAN có thể liên lạc, chia sẻ tài nguyên thông tin với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác.
Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các thiết bị mở rộng (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính trạm (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau.
Mạng LAN có thể được kết nối với nhau theo mô hình Bus, Ring, Star hoặc hỗn hợp. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào nhu cầu mà người quản trị sẽ xây dựng mô hình hệ thống phù hợp.
Một hình thức khác của LAN là WAN (Wide Area Network), có nghĩa là mạng diện rộng, dùng để nối các LAN lại với nhau (thông qua Router). Mô hình mạng toàn cầu hiện nay đang sử dụng chính là mạng WAN.
Ngoài ra còn có một khái niệm khác đó là WLAN (Wireless LAN) – mạng LAN không dây). Trong một hệ thống cực kỳ lớn, số lượng người sử dụng lên đến hàng ngàn máy tính, hàng trăm văn phòng... và hoạt động riêng lẻ, họ không có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, lúc này mạng việc duy trì và quản lý hệ thống trở nên phức tạp, vấn đề tắc nghẽn, bảo mật hay chất lượng dịch vụ đi xuống thấy rõ.
Người quản trị cần có những biện pháp cụ thể chia nhỏ hệ thống của mình nhằm mục đích sẽ dàng quản lý, tăng băng thông cho người sử dụng, hạn chế tắc nghẽn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Nhu cầu phân đoạn mạng LAN xuất hiện, tuy nhiên có thể lựa chọn được một phương pháp tối ưu cho hệ thống của mình là không đơn giản.
Trong phần sau chúng ta sẽ đi cụ thể, phân tích ưu điểm cũng như nhược điểm của từng loại.
Các máy tính trong mạng LAN có thể liên lạc, chia sẻ tài nguyên thông tin với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác.
Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các thiết bị mở rộng (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính trạm (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau.
Mạng LAN có thể được kết nối với nhau theo mô hình Bus, Ring, Star hoặc hỗn hợp. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào nhu cầu mà người quản trị sẽ xây dựng mô hình hệ thống phù hợp.
Một hình thức khác của LAN là WAN (Wide Area Network), có nghĩa là mạng diện rộng, dùng để nối các LAN lại với nhau (thông qua Router). Mô hình mạng toàn cầu hiện nay đang sử dụng chính là mạng WAN.
Ngoài ra còn có một khái niệm khác đó là WLAN (Wireless LAN) – mạng LAN không dây). Trong một hệ thống cực kỳ lớn, số lượng người sử dụng lên đến hàng ngàn máy tính, hàng trăm văn phòng... và hoạt động riêng lẻ, họ không có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, lúc này mạng việc duy trì và quản lý hệ thống trở nên phức tạp, vấn đề tắc nghẽn, bảo mật hay chất lượng dịch vụ đi xuống thấy rõ.
Người quản trị cần có những biện pháp cụ thể chia nhỏ hệ thống của mình nhằm mục đích sẽ dàng quản lý, tăng băng thông cho người sử dụng, hạn chế tắc nghẽn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Nhu cầu phân đoạn mạng LAN xuất hiện, tuy nhiên có thể lựa chọn được một phương pháp tối ưu cho hệ thống của mình là không đơn giản.
Trong phần sau chúng ta sẽ đi cụ thể, phân tích ưu điểm cũng như nhược điểm của từng loại.