1. Khái niệm
Giao thức Dymanic routing được hỗ trợ bởi các ứng dụng phần mềm chạy trên Router, nó sẽ tự động tìm hiểu các địa chỉ mạng đích và nó cũng có thể quảng cáo các địa chỉ đó đến các Router khác. Tính năng này cho phép Router quảng cáo tất cả các tuyến đường và tìm hiểu tất cả các mạng đích tồn tại và làm thế nào để đi đến các mạng đó.
Một Router sử dụng Dymanic routing sẽ học được các tuyến đường của tất cả các mạng kết nối trực tiếp với nó. Tiếp theo Router sẽ học được các tuyến đường khác từ những Router có cùng giao thức định tuyến với nó (RIPv1, RIPv2, IGRP, OSPF, EIGRP, IS-IS, BGP,…). Mỗi Router sau đó sẽ sắp xếp các tuyến đường thành một danh sách và sẽ chọn một hoặc nhiều tuyến đường tốt nhất cho từng mạng đích mà Router biết hay đã học được.
Dymanic routing sẽ phân phát những thông tin định tuyến tốt nhất đến các Router khác chạy cùng giao thức định tuyến, các Router sẽ sử dụng thông tin này để xây dựng và duy trì bảng định tuyến, điều này cho pháp Dymanic routing thích ứng với các thay đổi cấu trúc của hệ thống mạng.
2. Các thuật toán trong Dynamic routing
– Distance Vector (Khoảng cách vector): RIPv1, RIPv2, IGRP
Hoạt động theo nguyên tắc hàng xóm, là giao thức quảng cáo số lượng Hops và chỉ đường cho các Packet có thể đến được mạng đích. Các thuật toán Distance vector được biết đến như là Bellman-Ford, cho phép Router cập nhật thông tin trên bảng định tuyến của các Router “hàng xóm” theo định kỳ, gọi là Routing-update (30 giây với RIP , 60 giây đối với RIP-novell , 90 giây đối với IGRP). Mỗi Router hàng xóm sau đó sẽ thêm các giá trị đó vào bảng định tuyến của mình và chuyển tiếp cho các hàng xóm của nó. Kết quả của quá trình này là tạo ra một bảng có chứa các khoảng cách tích lũy cho từng mạng đích. Hầu hết các giao thức định tuyến Distance vector sử dụng Hop-count như là thước đo định tuyến (routing metric), Router sẽ dựa vào Hop-count để đưa ra con đường tốt nhất (Hop-count là số Router mà Packet phải đi qua để tới đích).
+ Hạn chế: Khi cấu trúc của liên mạng thay đổi thì giao thức định tuyến Distance vector có thể mất vài phút để phát hiện ra sự thay đổi và thực hiện các chỉnh sửa. Đồng thời khi routing-update sẽ làm tốn băng thông của mạng.
+ Ưu điểm: Giao thức định tuyến Distance vector dễ cấu hình và quản lý, thích hợp với các mạng nhỏ và yêu cầu hiệu suất tương đối.
– Link State: OSPF…
Link-state không gửi bảng định tuyến của mình, mà chỉ gửi trạng thái của các đường Link nằm trong Linkstate-database của mình đi đến các Router khác, các Router sẽ sử dụng giả thuật SPF (Shortest Path First), để tự xây dựng bảng định tuyến cho mình khi mạng đã hội tụ. Hội tụ là quá trình các Router cập nhật các bảng định tuyến khi có sự thay đổi cấu trúc mạng.
Không giống như Distance Vector, quảng bá thông tin cập nhật các bảng định tuyến đến tất cả các Router theo định kỳ thường xuyên, Link-state chỉ cung cấp các cập nhật của bảng địng tuyến khi có một trạng thái liên kết mạng thay đổi. Khi sự thay đổi xảy ra Link-state sẽ quảng bá các thông tin thay đổi ra toàn mạng.
+ Ưu điểm: Thích nghi với đa số hệ thống, phản ứng nhanh với các tình huống xảy ra trên mạng, và đòi hỏi ít băng thông hơn Distance Vector.
+ Nhược điểm: Router xử lý nhiều, tốn nhiều bộ nhớ và khó cấu hình hơn.
– Hybrid Routing (EIGRP)
Hybrid Routing, thường được gọi là Blanced-hybird (định tuyến cân bằng), là sự kết hợp của Distance Vector và Link-state, Hybrid Routing sử dụng Distance Vector lấy những số liệu chính xác để xác định những tuyến đường tốt nhất đến mạng đích, và báo cáo thông tin định tuyến khi có sự thay đổi cấu trúc mạng. Hybrid Routing cho phép hội tụ mạng một cách nhanh chóng, CPU hoạt động ít hơn và tốn ít bộ nhớ hơn.
Hà Phùng Khắc Thăng – VnPro
Giao thức Dymanic routing được hỗ trợ bởi các ứng dụng phần mềm chạy trên Router, nó sẽ tự động tìm hiểu các địa chỉ mạng đích và nó cũng có thể quảng cáo các địa chỉ đó đến các Router khác. Tính năng này cho phép Router quảng cáo tất cả các tuyến đường và tìm hiểu tất cả các mạng đích tồn tại và làm thế nào để đi đến các mạng đó.
Một Router sử dụng Dymanic routing sẽ học được các tuyến đường của tất cả các mạng kết nối trực tiếp với nó. Tiếp theo Router sẽ học được các tuyến đường khác từ những Router có cùng giao thức định tuyến với nó (RIPv1, RIPv2, IGRP, OSPF, EIGRP, IS-IS, BGP,…). Mỗi Router sau đó sẽ sắp xếp các tuyến đường thành một danh sách và sẽ chọn một hoặc nhiều tuyến đường tốt nhất cho từng mạng đích mà Router biết hay đã học được.
Dymanic routing sẽ phân phát những thông tin định tuyến tốt nhất đến các Router khác chạy cùng giao thức định tuyến, các Router sẽ sử dụng thông tin này để xây dựng và duy trì bảng định tuyến, điều này cho pháp Dymanic routing thích ứng với các thay đổi cấu trúc của hệ thống mạng.
2. Các thuật toán trong Dynamic routing
– Distance Vector (Khoảng cách vector): RIPv1, RIPv2, IGRP
Hoạt động theo nguyên tắc hàng xóm, là giao thức quảng cáo số lượng Hops và chỉ đường cho các Packet có thể đến được mạng đích. Các thuật toán Distance vector được biết đến như là Bellman-Ford, cho phép Router cập nhật thông tin trên bảng định tuyến của các Router “hàng xóm” theo định kỳ, gọi là Routing-update (30 giây với RIP , 60 giây đối với RIP-novell , 90 giây đối với IGRP). Mỗi Router hàng xóm sau đó sẽ thêm các giá trị đó vào bảng định tuyến của mình và chuyển tiếp cho các hàng xóm của nó. Kết quả của quá trình này là tạo ra một bảng có chứa các khoảng cách tích lũy cho từng mạng đích. Hầu hết các giao thức định tuyến Distance vector sử dụng Hop-count như là thước đo định tuyến (routing metric), Router sẽ dựa vào Hop-count để đưa ra con đường tốt nhất (Hop-count là số Router mà Packet phải đi qua để tới đích).
+ Hạn chế: Khi cấu trúc của liên mạng thay đổi thì giao thức định tuyến Distance vector có thể mất vài phút để phát hiện ra sự thay đổi và thực hiện các chỉnh sửa. Đồng thời khi routing-update sẽ làm tốn băng thông của mạng.
+ Ưu điểm: Giao thức định tuyến Distance vector dễ cấu hình và quản lý, thích hợp với các mạng nhỏ và yêu cầu hiệu suất tương đối.
Các bảng định tuyến thực hiện routing-update
– Link State: OSPF…
Link-state không gửi bảng định tuyến của mình, mà chỉ gửi trạng thái của các đường Link nằm trong Linkstate-database của mình đi đến các Router khác, các Router sẽ sử dụng giả thuật SPF (Shortest Path First), để tự xây dựng bảng định tuyến cho mình khi mạng đã hội tụ. Hội tụ là quá trình các Router cập nhật các bảng định tuyến khi có sự thay đổi cấu trúc mạng.
Không giống như Distance Vector, quảng bá thông tin cập nhật các bảng định tuyến đến tất cả các Router theo định kỳ thường xuyên, Link-state chỉ cung cấp các cập nhật của bảng địng tuyến khi có một trạng thái liên kết mạng thay đổi. Khi sự thay đổi xảy ra Link-state sẽ quảng bá các thông tin thay đổi ra toàn mạng.
+ Ưu điểm: Thích nghi với đa số hệ thống, phản ứng nhanh với các tình huống xảy ra trên mạng, và đòi hỏi ít băng thông hơn Distance Vector.
+ Nhược điểm: Router xử lý nhiều, tốn nhiều bộ nhớ và khó cấu hình hơn.
Link-state cập nhật routing table cho các Router
– Hybrid Routing (EIGRP)
Hybrid Routing, thường được gọi là Blanced-hybird (định tuyến cân bằng), là sự kết hợp của Distance Vector và Link-state, Hybrid Routing sử dụng Distance Vector lấy những số liệu chính xác để xác định những tuyến đường tốt nhất đến mạng đích, và báo cáo thông tin định tuyến khi có sự thay đổi cấu trúc mạng. Hybrid Routing cho phép hội tụ mạng một cách nhanh chóng, CPU hoạt động ít hơn và tốn ít bộ nhớ hơn.
Hybrid Routing là sự kết hợp của Distace vector và Link-state
Hà Phùng Khắc Thăng – VnPro