1. Khái niệm VLAN
VLAN viết tắt của Virtual Local Area Network, về mặt kỹ thuật, VLAN là một broadcast domain được tạo bởi các thiết bị chuyển mạch và hoạt động ở tầng 2, không giới hạn phạm vi vật lý mà chỉ bị giới hạn bởi các Router. Mục đích sử dụng VLAN là làm tăng băng thông cho nguời dùng, triển khai mạng dựa trên chức năng của nguời dùng và có thể tăng hoặc giảm và di chuyển vị trí các máy tính trong các mạng với nhau. Một VLAN thông thuờng bao gồm các cổng của Switch cùng nằm trong cùng broadcast domain. Các cổng có thể được đưa vào các VLAN khác nhau trên một hay nhiều Switch bằng cách tạo ra nhiều VLAN, các Switch sẽ tạo ra nhiều broadcast domain. Khi đó một broadcast domain là một VLAN, và thông tin quảng bá sẽ không được chuyển tiếp đến các máy trong VLAN khác.
Khi nào sử dụng VLAN?
– Tăng cường việc quản lý bảo mật.
– Quá nhiều thiết bị trong một mạng gây hiện tượng quá tải.
– Một nhóm làm việc thường xuyên có nhu cầu trao đổi một lượng thông tin lớn qua mạng làm ảnh hưởng đến băng thông của phần còn lại, hay một nhóm sử dụng chung một loại dịch vụ nào đó, khi đó nên nhóm vào một VLAN.
– Tiết kiệm thiết bị cho hệ thống.
2. Các kiểu VLAN
Có 3 kiểu VLAN:
– VLAN tĩnh
– VLAN động
– VLAN Voice
Bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại VLAN này.
VLAN viết tắt của Virtual Local Area Network, về mặt kỹ thuật, VLAN là một broadcast domain được tạo bởi các thiết bị chuyển mạch và hoạt động ở tầng 2, không giới hạn phạm vi vật lý mà chỉ bị giới hạn bởi các Router. Mục đích sử dụng VLAN là làm tăng băng thông cho nguời dùng, triển khai mạng dựa trên chức năng của nguời dùng và có thể tăng hoặc giảm và di chuyển vị trí các máy tính trong các mạng với nhau. Một VLAN thông thuờng bao gồm các cổng của Switch cùng nằm trong cùng broadcast domain. Các cổng có thể được đưa vào các VLAN khác nhau trên một hay nhiều Switch bằng cách tạo ra nhiều VLAN, các Switch sẽ tạo ra nhiều broadcast domain. Khi đó một broadcast domain là một VLAN, và thông tin quảng bá sẽ không được chuyển tiếp đến các máy trong VLAN khác.
Khi nào sử dụng VLAN?
– Tăng cường việc quản lý bảo mật.
– Quá nhiều thiết bị trong một mạng gây hiện tượng quá tải.
– Một nhóm làm việc thường xuyên có nhu cầu trao đổi một lượng thông tin lớn qua mạng làm ảnh hưởng đến băng thông của phần còn lại, hay một nhóm sử dụng chung một loại dịch vụ nào đó, khi đó nên nhóm vào một VLAN.
– Tiết kiệm thiết bị cho hệ thống.
2. Các kiểu VLAN
Có 3 kiểu VLAN:
– VLAN tĩnh
– VLAN động
– VLAN Voice
Bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại VLAN này.
Vũ Trường Sơn – VnPro