Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về cơ chế chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về cơ chế chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6

    Giả sử hệ thống bên trong doanh nghiệp đang dùng IPv6 và bên ngoài internet vẫn là IPv4. Giờ trong hệ thống mạng của doanh nghiệp có triển khai các web, mail server... (tất nhiên là đặt Ipv6). Lúc này các người dùng ở bên ngoài muốn truy cập vào các web server này thì chúng ta phải có cơ chế chuyển đổi (Ví dụ NAT-PT) để chuyển đổi từ IPv6 sang IPv4 thì người dùng (dùng IPv4) bên ngoài mới có thể truy cập vào mạng IPv6 chúng ta được.
    Vậy thì chuyển đổi Ipv6 làm gì trong khi vẫn tốn IPv4 public để chuyển đổi ?:(:(:(

    Mong sớm nhận được trả lời từ các cao thủ

  • #2
    ở việt nam em chưa thấy có công ty nào dùng ipv6 thì phải.
    :X + :X = $-)

    Comment


    • #3
      Originally posted by nguyendanhson View Post
      ở việt nam em chưa thấy có công ty nào dùng ipv6 thì phải.
      thì cũng chuẩn bị là vừa rồi chứ bác, IPv4 sắp hết đến nơi rồi

      Comment


      • #4
        Originally posted by nguyendanhson View Post
        ở việt nam em chưa thấy có công ty nào dùng ipv6 thì phải.
        thì cũng chuẩn bị là vừa rồi chứ bác, IPv4 sắp hết đến nơi rồi

        Comment


        • #5
          Vậy thì chuyển đổi Ipv6 làm gì trong khi vẫn tốn IPv4 public để chuyển đổi ?
          không hiểu câu hỏi lắm?

          thì cũng chuẩn bị là vừa rồi chứ bác, IPv4 sắp hết đến nơi rồi
          IPv4 Resource cạn rồi bạn ạ

          ở việt nam em chưa thấy có công ty nào dùng ipv6 thì phải
          Hình như có rồi đấy bạn ạ :))

          Việc sử dụng IPv6 là tất yếu hiện nay rồi, transition technique giữa IPv4-IPv6 chỉ hỗ trợ quá trình đó diễn ra từ từ mà thôi.

          Comment


          • #6
            pro ví dụ coi công ty ở việt nam dùng ipv6 coi :-)
            :X + :X = $-)

            Comment


            • #7
              ở VN không thấy iv6.............
              Cong Ty Qua Tang- Trang Sức - Qua Tang Khuyen Mai

              Comment


              • #8
                Mình nghĩ là các bạn có thể google đc mà?

                Bây giờ quan trọng hơn, nếu các bạn là admin trong DN của các bạn thì các bạn có quyết định triển khai IPv6 ko, hay là đợi những người anh em khác trước?

                Comment


                • #9
                  IPv6 làm quen đi là vừa , nó hay hơn Ipv4 về mọi mặt :D

                  Comment


                  • #10
                    Bạn thử hình dung công ty bạn là một SP và phải cấp IP cho khách hàng để khách hàng có thể giao tiếp được với thế giới Internet. Nếu Internet chưa hỗ trợ IPv6 thì việc bạn triển khai IPv6 trong nội bộ SP sẽ chẳng có ý nghĩa gì vì vẫn tốn một lượng IPv4 đáng kể cho NAT, bởi vậy lấy một địa chỉ private lớp A như 10.0.0.0/8 mà dùng còn đơn giản hơn về quản lý và kỹ thuật cũng như kinh tế hơn về đầu tư. Tuy nhiên, Internet đã support IPv6, ít ra thì lộ trình cũng rõ ràng và kho địa chỉ IPv4 đã chính thức cạn, bởi vậy nên IPv6 là bắt buộc cho những mạng sử dụng nhiều địa chỉ Public, còn với những mạng dùng NAT, 6to4... thì tùy, không nhất thiết phải đua đòi với IPv6 :D

                    Comment


                    • #11
                      Mạng nội bộ trong doanh nghiệp không nên xài IPv6, vì một là quy mô quá bé với không gian khổng lồ, hai là phức tạp.
                      Mạng Internet đã là IPv6 rồi, nó mix lẫn 2 bên. Nếu ai đăng ký AS Number và được cấp 1 subnet IPv4 nếu không đủ xài, thì nên xin 1 cái IPv6 thì chắc là dư.
                      Vấn đề chuyển đổi giờ sẽ là mạng DN chạy IPv4 truy cập vào mạng Internet là IPv6, làm sao NAT cho nó ngon lành.

                      Comment


                      • #12
                        Cái này có vẻ khó nhỉ?
                        Cong Ty Qua Tang- Trang Sức - Qua Tang Khuyen Mai

                        Comment


                        • #13
                          Chào bạn !

                          Theo mình tìm đọc và được biết Cơ chế chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 có 4 cơ chế chuyển đổi: Tunnel IPv6-to-IPv4, Teredo Tunneling, ISATAP và 6rd. Trong đó, cơ chế Tunnel IPv6-to-IPv4 là được sử dụng phổ biến nhất.

                          1. Tunnel IPv6-to-IPv4

                          - Là kỹ thuật tạo ra tunnel cho phép 2 hay nhiều thiết bị sử dụng IPv6 có thể truyền thông với nhau qua hạ tầng mạng IPv4 sẵn có.

                          - Trong cơ chế này, các nodes IPv6/IPv4 sẽ thực hiện việc đóng gói các datagram IPv6 vào thành phần dữ liệu trong datagram IPv4. Do đó gói tin này sẽ có thể được truyền qua nền IPv4.

                          - Có 3 loại kết nối: Router-to-Router (R-R), Host-to-Router (H-R), Host-to-Host (H-H). Và sử dụng 2 kỹ thuật là: Tunnel Configured và Automatic Tunneling.

                          + Tunnel Configured: R-R và H-R có điểm cuối cùng là các router (router trung gian). Tại đây nó có nhiệm vụ mở các gói tin khi được tunnel để gửi tới địa chỉ đích. Địa chỉ trong gói tin IPv6 được tunnel, không hỗ trợ địa chỉ IPv4 của điểm cuối của tunnel mà thay vào đó là địa chỉ điểm cuối cùng tunnel phải được quyết định từ các thông tin cấu hình trên nodes thực hiện đóng gói.

                          + Automatic Tunneling: Gói tin IPv6 được tunnel trong suốt quá trình di chuyển theo 2 phương thức sau: Router-to-Host và Host-to-Host. Với kỹ thuật này thì nodes cuối cùng được xác định địa chỉ đích của gói tin IPv6. Vì vậy, điểm cuối cùng của tunnel có thể quyết định từ địa chỉ đích của gói tin IPv6. Nếu địa chỉ này là một địa chỉ tương đương với địa chỉ IPv4, theo cấu trúc của địa chỉ này thì 32 bits thấp sẽ được lấy làm địa chỉ của nodes đích, và được sử dụng làm địa chỉ đích của nodes cuối cùng được tunnel. Kỹ thuật này tránh được việc khai báo trước địa chỉ đích của nodes cuối cùng được tunnel.

                          Cả 2 kỹ thuật tự động và cấu hình có khác nhau cơ bản nhất là việc quyết định địa chỉ cuối của quá trình tunnel. Còn lại về cơ bản họat động của 2 cơ chế này là giống nhau.

                          - Điểm khởi tạo tunnel (điểm đóng gói tin): tạo một header IPv4 đóng gói và truyền gói tin đã được đóng gói.

                          - Nodes kết thúc của quá trình tunnel (điểm mở gói tin): nhận đuợc gói tin đóng gói, xóa bỏ phần đầu header IPv4, sửa đổi một số trường của header IPv6, và xử lý phần dữ liệu này như một gói tin IPv6.

                          - Nodes đóng gói cần duy trì các thông tin về trạng thái của mỗi quá trình tunnel, ví dụ các tham số MTU để xử lý các gói tin IPv6 bắt đầu thực hiện tunnel. Vì số lượng các tiến trình tunnel co thể tăng lên một số lượng khá lớn, trong khi đó các thông tin này thường lặp lại, và do đó có thể sử dụng kỹ thuật cache và được lọai bỏ khi cần thiết.
                          2. Teredo Tunneling

                          - Teredo là một công nghệ chuyển đổi IPv6, cho phép cấp phát địa chỉ và tự động "đào hầm" host-to-host cho các gói tin IPv6 (unicast) khi các host IPv6/IPv4 được đặt phía sau một hay nhiều địa chỉ NAT (Network-Address Translation) IPv4.

                          - Teredo đóng gói các gói tin IPv6 theo dạng gói tin IPv4 để chuyển tiếp qua các thiết bị NAT hỗ trợ IPv4 và trên backbone của IPv4. Để vượt qua các NAT IPv4, các gói tin IPv6 được gửi qua giao thức UDP (User Datagram Protocol) IPv4.
                          3. ISATAP

                          - ISATAP (Intra-site Automatic Tunnel Addressing Protocol) tương tự với Tunnel IPv6-to-IPv4 nhưng được sử dụng để kết nối intranet, còn Tunnel IPv6-to-IPv4 là kết nối giữa các domain.

                          - ISATAP có thể đóng gói và truyền tải các gói tin IPv6 qua mạng IPv4 hay các gói tin IPv4 qua các mạng IPv4. Đó là mục tiêu triển khai IPv6 trong các mạng doanh nghiệp.

                          - ISATAP đóng gói tự động bằng cách sử dụng một lớp phủ IPv6 ảo trên mạng IPv4 bằng cách sử dụng bộ định tuyến IPv4. Gần đây, ISATAP cải tiến để cho phép đóng gói IPv4-trong-IPV4 tự động, có thể rất cần thiết cho các mạng doanh nghiệp vừa có IPv4 và vừa có IPv6.
                          4. 6rd

                          - 6rd với tên đầy đủ là IPv6 Rapid Deployment on IPv4 Infrastructures. Là phương pháp triển khai nhanh IPv6 trên hạ tầng IPv4, đóng gói các gói tin IPv6 để truyền qua các backbone của IPv4.

                          - Để sử dụng được phương pháp 6rd, khách hàng cần phải có các Gateway/Router có khả năng hỗ trợ 6rd và có thể "hiểu được" các gói tin IPv6 chứa trong địa chỉ IPv4 và chuyển tiếp chúng qua mạng Internet backbone. ISP sẽ lần lượt thiết lập cho các gateway 6rd xử lý gói tin IPv6 được đưa sẵn trong tunnel.

                          - 6rd là một phương pháp được cải tiến từ kỹ thuật Tunnel IPv6-to-IPv4 cho phép các ISP triển khai IPv6 tới các khách hàng của họ một cách dễ dàng hơn. Việc cải tiến này cho phép các ISP chỉ đảm nhận các gói tin đường hầm IPv6 hướng tới khách hàng của họ, và tất cả các gói tin này phải đựơc kiểm soát bởi các gateway của các ISP.
                          -----------------------------------------------------------

                          My web: http://www.hoccisco.net

                          oOo Hãy bán cơ bắp và trí tuệ của mình với giá cao nhất, nhưng không bao giờ được phép bán trái tim và tâm hồn oOo

                          Comment

                          Working...
                          X