Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giải Thuật Trong MPLS

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Giải Thuật Trong MPLS

    Thuật toán chuyển tiếp nhãn (Label Forwarding Algorithm)

    Bộ chuyển tiếp nhãn sử dụng một thuật toán chuyển tiếp dựa vào việc hoán đổi nhãn. nút MPLS lấy giá trị trong nhãn của gói vừa đến làm chỉ mục đến LFIB. Khi giá
    trị nhãn tương ứng được tìm thấy, MPLS sẽ thay thế nhãn trong gói đó bằng nhãn ra từ mục con và gửi gói qua giao tiếp ngõ ra tương ứng đến trạm kế đã được xác định. Nếu
    nút MPLS chứa nhiều LFIB trên mỗi giao tiếp, nó sử dụng giao tiếp vật lí nơi gói đến
    để chọn một LFIB cụ thể phục vụ việc chuyển tiếp gói. Các thuật toán chuyển tiếp thông thường sử dụng nhiều cơ chế như Unicast, Multicast và các gói Unicast có thiết
    lập bit ToS. Tuy nhiên, MPLS chỉ dụng một thuật toán chuyển tiếp dựa trên sự hoán
    đổi nhãn (Label Swapping). Một nút MPLS truy xuất bộ nhớ đơn để lấy ra các thông
    tin như quyết định tài nguyên cần thiết để chuyển tiếp gói. Khả năng chuyển tiếp và tra cứu tốc độ nhanh giúp chuyển nhãn trở thành công nghệ chuyển mạch có tính thực thi cao


    Hoạt động chuyển tiếp của MPLS

    Thực hiện chuyển tiếp dữ liệu với MPLS gồm các bước sau:

    · Gán nhãn MPLS trên LSR.
    · Giao thức phân phối nhãn (LDP hay TDP) thực hiện gán nhãn vả trao đổi nhãn giữ các LSR trong miền MPLS để thiết lập phiên làm việc. Việc gán nhãn có
    thể gán cục bộ trên Router hoặc trên các giao tiếp của Router.
    · Thiết lập LDP/TDP giữa LSR/ELSR.

    Mặc định trên cùng một Router Cisco có thể chạy ngẫu nhiên hai giao thức LDP hay TDP, vì thế khi cấu hình điều cần thiết là gán cho các Router một giao thức phân phối nhãn chung nhất.




    Cáclệnh cấu hình

    LDP là giao thức phân phối nhãn phổ biến nhất hiện nay trên các Router của các hãng sản xuất khác nhau. TDP là giao thức chuẩn đóng, chỉ có trên các Router của Cisco. Do đó, khi cấu hình nên dùng giao thức LDP để có thể sử dụng Router Cisco và Router Non-Cisco trong cùng MPLS Domain được, nhằm nâng tính linh động của hệ thống mạng. Gán giao thức phân phối nhãn toàn cục cho MPLS Router:

    Router(config)#mpls label protocol {ldp|tdp} Hoặc cũng có thể gán cho từng giao tiếp: Router(config-if)#mpls label protocol {ldp|tdp}
    Cầu hình trên giao tiếp sẽ ghi đè lên toàn cục trước đó nếu có. TDP dùng TCP Port
    711, LDP dùng TCP Port 646.Có 4 loại thông điệp LDP:

    Discovery :Quảngbá và chấp nhận sự có mặt của LSR trong mạng.
    Session: Thiết lập, bảo dưỡng vả hủy phiên làm việc giữa các LSR.
    Advertisement: Quảng cáo ánh xạ nhãn tới FEC.
    Notification: Báo hiệu lỗi.



    Phân phối nhãn bằng giao thức LDP

    Trong một MPLS Domain, khi một nhãn gắn với một địa chỉ đích được phân phối
    tới các láng giềng ngược dòng sau khi thiết lập session. Việc kết nối giữa mạng cụ thể
    với nhãn cục bộ và một nhãn trạm kế (nhận từ Router xuôi dòng) được lưu trữ trong
    LFIB và LIB. MPLS dùng các phương thức phân phối nhãn như sau: Yêu cầu xuôi dòng (Downstream on demand)
    Tnguyện xuôi dòng (Unsolicited downstream)

    TRAN VAN THANH
    090 6778 447
    email: thanhtrannsp@gmail.com

    Giải pháp quản trị Data Center
    Giải pháp kiểm tra hệ thống cáp mạng.

  • #2
    Các loại nhãn trong MPLS và cấu hình MPLS

    Sự duy trì nhãn trong MPLS

    Có hai chế độ duy trì nhãn:

    Chế độ duy trì nhãn tự do (Liberal label retention mode): Duy trì kết nối giữa nhãn
    và mạng đích nhưng không lưu giữ trạm kế cho đích đến đó. LSR có thể chuyển tiếp
    gói tin ngay khi IGP hội tụ và số lượng nhãn lưu giữ rất lớn cho từng đích đến cụ thể nên rất tốn bộ nhớ.

    Chế độ duy trì nhãn thường xuyên (Conservative label retention mode): Duy trì nhãn dựa vào hồi đáp LDP hay TDP của trạm kế. Nó hủy các kết nối LSR xuôi dòng
    mà không phải trạm kế của đích đến chỉ định nên giảm thiểu được bộ nhớ.


    Các loại nhãn đặc biệt

    Untagged:Gói MPLS đến được chuyển thành một gói IP và chuyển tiếp đến đích. Nó được dùng trong thực thi MPLS VPN.

    Implicit-NullhayPOP:Nhãn này được gán khi nhãn trên cùng (Top label) của
    gói MPLS đến bị bóc ra và gói MPLS hay IP được chuyển tiếp tới trạm kế xuôi dòng. Giá trị của nhãn này là 3 (Trường nhãn 20 bit). Nhãn này dùng trong MPLS cho những mạng kế cuối.

    Explicit-Null:Được gán để giữ giá trị Exp cho nhãn trên cùng (Top label) của gói đến. Nhãn trên được hoán đổi với giá trị 0 và chuyển tiếp như một gói MPLS tới trạm
    kế xuôi dòng. Nhãn này sử dụng khi thực hiện QoS trong MPLS.

    Agggregate:Với nhãn này, gói MPLS đến bị bóc tất cả nhãn trong chồng nhãn để trở thành gói IP và thực hiện tra cứu FIB để xác định giao tiếp ngõ ra cho nó.






    . Cu hình MPLS cơ bản

    Thực hiện cấu hình MPLS và kiểm chứng ở chế độ khung. Trong toàn bài báo cáo không xét đến chế độ tế bào vì hiện nay MPLS chế độ tế bào được sử dụng khá hữu hạn.

    Các bước cấu hình cơ bản Frame Mode MPLS

    Bước 1: Cho phép CEF Router(config)#ip cef [distributed]
    Chắc chắn rằng CEF được cho phép trên các giao tiếp. Nếu không được thì có thể cho phép CEF trên từng giao tiếp bằng lệnh:

    Router(config-if)#ip route-cache cef

    Từ khóa [distributed]để thể hiện khả năng chuyển mạch CEF được chia sẻ dđến từng giao tiếp.

    Ở các IOS mới của Cisco hiện nay, ví dụ Platform ADVENENTERPRISE9K IOS Version 12.4(11), chức năng này mặc định được bật lên, do đó các command trên có
    thể không cần thiết phải thực hiện.

    Bước2:Cấu hình giao thức định tuyến IGP trong MPLS Domain, cụ thể ta xét giao thức định tuyến khá phổ biến là OSPF.

    Cho phép các giao tiếp trên Router tham gia mạng của nhà cung cấp bằng lệnh:

    Router(config)#router ospf processs-id
    Router(config-router)#networkip-addres wild-card mask areaarea-id




    Trong suốt quá trình, chúng ta sử dụng OSPF Area Backbond (Area 0) trong
    MPLS Domain

    Bước 3: Cho phép MPLS chạy trên các giao tiếp

    Router(config-if)#mpls ip
    TRAN VAN THANH
    090 6778 447
    email: thanhtrannsp@gmail.com

    Giải pháp quản trị Data Center
    Giải pháp kiểm tra hệ thống cáp mạng.

    Comment


    • #3
      . Kiểm tra hoạt động của Frame Mode MPLS

      Kiểm tra sự cho phép CEF trên Router: Router#show ip cef
      Kiểm tra MPLS được cho phép trên giao tiếp: Router#show mpls interface
      Xem trạng thái của tiến trình khám phá LDP. Hiển thị thông tin khám phá LDP
      của láng giềng và giao tiếp mà tiến trình khám phá LDP đang chạy: Router#show mpls ldp discovery
      Trường xmit/recv thể hiển giao tiếp truyền/nhận các gói LDP Discovery và Hello. Xác định trạng thái các phiên làm việc với láng giềng LDP và bảng LFIB:
      Router#showmpls ldp neighbor

      Router#showmpls forwarding-table




      Sự chuyển tiếp ở mặt phẳng dữ liệu và mặt phẳng điều khiển






      Mặtphẳng điều khiển

      Hình thể hiện hoạt động của mặt phẳng điều khiển cho prefix 10.10.10.101/32 từ
      R1 đến R4. Các bước sau thể hiện quá trình quảng bá nhãn cho prefix
      10.10.10.101/32:

      Bước1:R1 gửi một nhãn Implicit Null hay POP label tới R2. Giá trị 3 đại diện cho nhãn Implicit Null. R1 quảng bá Implicit Null đến R2 đối với prefix 10.10.10.101/32. Những gói tin đến 10.10.10.101/32 cho R2 từ R4 được R2 thực hiện chức năng POP
      dữ liệu rồi chuyển qua R1. Nếu R1 quảng bá một nhãn Explicit Null, LSR2 ngược dòng không POP nhãn nhưng gán một giá trị nhãn là 0 gửi gói tin về cho R1.

      Bước2:R2 gán một LSP label tới 10.10.10.101/32. Giá trị nhãn này được quảng bá
      tới R3. Nhãn này được R3 áp đặt trên đường chuyển tiếp dữ liệu.

      Bước3:Trên R3, prefix 10.10.10.101/32 được gán một nhãn cục bộ là 17 và một nhãn
      ra 16. Nhãn ra này được nhận từ R2. Nhãn cục bộ 17 được quảng bá bằng các giao thức chia sẻ nhãn tới R4. Nhãn 17 được R4 dùng để chuyển tiếp dữ liệu đến
      10.10.10.101/32.

      1.9.2. Hoạt động chuyển tiếp dữ liệu

      Các bước sau biểu diễn đường chuyển tiếp dữ liệu từ R4 tới 10.10.10.101/32

      R4 gán nhãn 17 lên gói dữ liệu từ R4 đến 10.10.10.101/32. R3 thực hiện tra cứu LFIB, hoán đổi nhãn 17 thành 16 và chuyển tiếp dữ liệu tới R2. R2 nhân được gói dữ liệu từ R3, thực hiện chức năng POP của trạm kế cuối, bóc nhãn 16 và chuyển gói dữ liệu tới R1
      TRAN VAN THANH
      090 6778 447
      email: thanhtrannsp@gmail.com

      Giải pháp quản trị Data Center
      Giải pháp kiểm tra hệ thống cáp mạng.

      Comment


      • #4
        chao zai 911
        bai viet rat hay em dang ngam cuu ma van chua hieu duoc gi cho lam!
        co the cho em hoi khi goi tin dau tien di tu mang ngoai vao mang mpls thi viec gan nhan se dua vao dau?
        thanks

        Comment


        • #5
          khi gói tin đầu tiên đi vào, đầu tiên xác định nó thuộc FEC nào,sau đó nó sẽ được gán nhãn bằng FTN, sau khi có nhãn rồi sẽ tới NHLFE để xác định hop kế tiếp.

          Comment


          • #6
            em dung wireshark bat duoc cac goi tin nhu hinh sau nhung em khong biet cac truong trong do co y nghia gi va no hoat dong theo tu tu lam sao
            mong anh chi nao do chi giup em!

            Comment


            • #7
              bạn filter là ldp để đọc các gói tin của mpls thôi
              các gói tin ldp trong hình của bạn chỉ là hello message.
              bạn nên đọc tài liệu về mpls trước đi.

              Comment


              • #8
                oh!! vay co thể bắt được những gói tin nào khác không vì theo em được biết thì giao thức dùng để phân phối nhãn thường là ldp. em đã filter roi và đúng là chỉ có gói tin hello message vậy nếu bắt được đầy đủ thì bao gồm những gói tin ldp nào nữa???

                Comment


                • #9
                  có chứ, ngoài hello còn các bản tin khác nữa như keepalive, label mapping,...

                  Comment


                  • #10
                    Bạn ơi mình đang làm bài tập lớn về : Báo hiệu trong MPLS. Nhưng mình không hiểu lắm. Bạn có biết giúp mình với nha

                    Comment


                    • #11
                      báo hiệu MPLS, bạn muốn tìm hiểu về cái gì? cách trao đổi thông tin giữa các neighbor dùng giao thức ldp, rsvp? cách học nhãn, cách trao đổi nhãn giữa các router để tạo thành một LSP?
                      bạn có thể tìm hiểu trong ebook MPLS-Student-Guide-vol1

                      thân!

                      Comment

                      Working...
                      X